Chương 1 : HÌNH TƯỢNG CÁI TƠI TRỮ TÌNH TRONG TẬP THƠ TIẾNG THU
2.2. Không gian nghệ thuật
2.2.2. Không gian nghệ thuật trong tập thơ Tiếng thu
Cùng với thời gian nghệ thuật, không gian nghệ thuật là "hình thức bên
trong của thế giới nghệ thuật, thể hiện tính chỉnh thể của nó" [46.134].
Khơng gian nghệ thuật là khơng gian có tính chủ quan tượng trưng, ngồi khơng gian vật thể cịn có khơng gian tâm tưởng vì thế khơng gian nghệ thuật có tính độc lập tương đối, khơng quy được vào không gian địa lý.
Không gian nghệ thuật trong tác phẩm văn học có tác dụng mơ hình hóa các mối liên hệ của bức tranh thế giới. Nó có thể mang tính địa điểm, tính phân giới.
Khơng gian nghệ thuật không những cho thấy cấu trúc nội tại của tác phẩm văn học, mà còn cho thấy quan niệm về thế giới, chiều sâu cảm thụ của tác giả hay của một giai đọan văn học. Nó cung cấp cơ sở khách quan để khám phá tính độc đáo và nghiên cứu loại hình của các hiện tượng nghệ thuật.
Mỗi thời đại có cách cảm nhận và thể hiện về không gian khác nhau, không gian trong thơ ca Trung đại là một không gian vũ trụ, vô cùng, vô tận, mang vẻ trầm u nhàn dật, với núi cao, suối vắng, hoa cỏ, chim muông. Ớ trung tâm thế giới ấy, thưởng chỉ có một con người trầm mặc, suy ngẫm, ẩn dật. Đến thơ ca lãng mạn (1932- 1945), cùng với sự vận động của thời gian, không gian cũng cựa quậy. Không gian vũ trụ thiêng liêng với hoa lá, sơn thủy, đã vỡ vụn thành những khơng gian trần thế như những dịng sơng, bến nước, con đò, vườn, con đưởng, mưa, nắng... cho vừa tầm với tâm sự cá nhân, mang dấu ấn của tâm sự cá nhân rõ rệt. Với Huy Cận là không gian ngút ngàn mây nước, Thế Lữ là thiên đường, bồng lai. Hàn Mặc Tử siêu thốt, mờ ảo. Xn Diệu là Bình chứa mn
hương của tuổi trẻ (Vũ Ngọc Phan). Còn với Lưu Trọng Lư, miền không gian
trần thế ấy lại nhuốm sắc màu huyền diệu của cõi mộng. Trong Tiếng thu
những biểu hiện của không gian ấy vô cùng phong phú, phức tạp. Qua khảo sát tập thơ chúng tôi nhận thấy một số biểu hiện cơ bản của không gian nghệ thuật trong Tiếng thu như sau: