Các thể thơ tiêu biểu trong tập thơ Tiếng thu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thế giới nghệ thuật trong tập thơ tiếng thu của lưu trọng lư (Trang 84)

Chương 3 : MỘT SỐ PHƯƠNG DIỆN NGHỆ THUẬT

3.1. Thể thơ

3.1.1. Các thể thơ tiêu biểu trong tập thơ Tiếng thu

Là người có cơng đầu trong việc cách tân và phát triển nền thơ dân tộc, ngay từ khi mới xuất hiện trong làng thơ, Lưu Trọng Lư đã tìm cho mình một cách thể hiện mới mẻ.

Cũng như một số nhà thơ mới lớp đầu, Lưu Trọng Lư đã từ Thơ Cũ đến Thơ Mới, mang nhiều ảnh hưởng của lối cũ. Điều đó tạo nên ở thơ Lưu Trọng Lư một cốt cách tài tử in đậm vào thi hứng.

Yêu lối truyền thống, Lưu Trọng Lưu đã chủ trương xây dựng một nền Thơ mới trên cơ sở thơ ca cũ nhưng với tinh thần đổi mới, phá vỡ những trói buộc của cái cũ, để tình cảm dồi dào mn hình vạn trạng của con người mới được bộc lộ tự do theo tự nhiên.

Lưu Trọng Lư vẫn sử dụng các thể thơ cũ. Thống kê về phương diện thể thơ ở tập Tiếng thu, ta nhận thấy trong 52 thi phẩm có những thể sau:

- Thơ 4 chữ (1 bài)

- Thơ ngũ ngôn (2 bài)

- Thơ thất ngôn (24 bài)

- Lục bát (5 bài)

- Song thất lục bát (2 bài)

- Những bài thơ phối hợp các thể

- Phối hợp các thể (7 bài)

Trong 52 thi phẩm của tập thơ, Lưu Trọng Lư đã viết 36 bài theo các thể thơ có nguồn gốc từ Trung Quốc, chiếm khoảng 69,2%, 8 bài viết theo các thể thơ dân tộc chiếm khoảng 15,4%, 8 bài viết theo thể tự do chiếm khoảng 15,4%. Bên cạnh đó, thể thơ 8 chữ được coi là một sáng tạo của thơ mới trên cợ sở là thể hát nói - một thể thơ phổ biến của các nhà thơ trong phong trào thơ mới (kể

cả những nhà thơ thuộc lớp đầu như Thế Lữ). Ở Lưu Trọng Lư có ít và nếu có

sử dụng chỉ là kết hợp một số câu trong một số bài .

Về căn bản Lưu Trọng Lư vẫn sử dụng các thể thơ truyền thống mà văn học Trung đại vẫn thường dùng. Thơ ơng cũng tìm về với các thể thơ ca dân gian (kể

cả Việt Nam và Trung Quốc).

3.1.2. Truyền thống và cách tân trong việc sử dụng một số thể thơ tiêu biểu ở Tiếng thu

Tiếng thu Lưu Trọng Lư dùng nhiều thể thơ truyền thống. Có điều, các

thể thơ đó khơng cịn ngun vẹn nhưnó vốn có. Từ những bài thất ngơn, ngũ ngôn từ khúc cho đến lục bát đã "mất đi nhiều khuôn phép xưa" [ 57.43], chúng đã bị rạn nứt và biến đổi sâu sắc. Chứng tỏ thơ Lưu Trọng Lư ln gắn bó sâu nặng với thơ ca truyền thống. Nhưngvềcăn bản hồn thơ Lưu Trọng Lư vẫn là mới. Ở đây, chúng tôi đi vào từng thể loại cụ thể để thấy đươc tính truyền thống và sự cách tân nghệ thuật đó.

3.1.2.1. Thể thất ngơn: (24 bài) - Hôm qua, Nắng mới, Đan áo, Lá mồng tơi,

Mộng chiều hè, Túp lều cỏ, Khi thu rụng lá, Một chút tình, Tình điên, Hoa xoan, Thuyền mộng, Lá bàng rơi, Đợi, Mây trắng, Chiều cổ, Điệu huyền, Khi yêu, Chia ly, Hương lòng, Cảnh thiên đường, Chiếc cáng điều, Lại uống, Bâng khuâng.

Thể thơ cổ phong và thơ Đường luật Trung Quốc, mỗi câu có 7 tiếng. Ở

Tiếng thu, Lưu Trọng Lư đã dứt khốt khơng dùngthể thơ Thất ngôn bát cú

Đường luật với đối ngẫu, gị ép. Theo cách nói của tác giả là kiểu "Con chó đi ra, con mèo chạy vô"[57.37] với niêm luật và giới luật bóp nghẹt cảm xúc. Sử

dụng thơ 7 chữ (Cổ Phong) nhưng ơng đã tìm đến "Cái điệu rộng rãi và mềm mại hơn"[22.) 90].

Thể hiện ở thể thất ngôn trường thiên với khuynh hướng phá thể. Bài Một

chút tình là một tiêu biểu:

Chửa biết tên nàng, biết tuổi nàng Mà sầu trong dạ đã mang mang Tình u như bóng giăng hiu quạnh Lạnh lẽo đêm trường giãi gió sương Ta chỉ xin em một chút tình

Cho lịng thắm lại với ngày xanh Sao em quên cả khi chào đón

Tình ái, Chiều xn, đến trước mành....

Về cách gieo vần: Thơ thất ngôn cổ phong xưa với lối gieo nhiều vần trắc nên mang cái rắn rỏi, gân guốc.

Trong Một chút tình với cách sử dụng liên tiếp các vần bằng (Nàng, mang,

sương, xanh, mành, lầu, đâu, sầu, thềm, em, xiêm, nhau, sau, đầu...) đã đem đến

một âm điệu uyển chuyển, mềm mại như một bản nhạc tình đắm say mà mơ màng.

Về cách hiệp vần cũng có biến đổi. Trong thơ cổ thưởng chỉ gieo vần ở cuối câu đầu và câu chẵn và thưởng dùng độc vận (hoặc bằng, hoặc trắc mà về cơ bản là dùng vần trắc). Trong Tiếng thu nói chung ở mỗi câu đều có vần (vần bằng) phù hợp với điệu hồn Lưu Trọng Lư nhẹ nhàng , đôi chút trầm lặng:

Hôm qua bạn ạ ta chiêm bao Gị ngựa bền sơng dưới gốc đào Sớm ấy đơng qua đào chín ửng

Ta trèo vin hái trên cành cao.

Cách gieo vần tương đối linh hoạt:

Một buổi trăng thu chồng thử vợ Đôi ta sớm nặng thú thiên nhiên Hãy đợi lúc răng long đầu bạc Về đây ngồi ngắm buổi trăng lên ...'

(Túp lều cỏ)

Gieo vần gián cách:

Hôm qua ta đứng bên Hồ Kiếm Quanh ta rộn rịp biết bao người Mà ta chỉ thấy người hôm ấy In giữa không gian một nụ cười

(Mộng chiều hè)

Lưu Trọng Lư đã sử dụng lối gieo bốn câu ba vần và vần gián cách, do ảnh hưởng của thơ Pháp, lối gieo vần ấy được vận dụng một cách uyển chuyển, nhuần nhuyễn và mềm mại hơn.

Về ngắt nhịp: Trong thơ thất ngơn viết theo lối cũ nói chung thường ngắt nhịp 4/3 hoặc 2/5. Trong thơ Lưu Trọng Lư cách ngắt nhịp được biến đổi linh hoạt:

Thuyền bơi trong quãng/ giời xanh ngắt Thẳm xa/ xa thẳm/ một màu lơ

Nhìn mây thẳm/ trời xa chóng mặt Van nàng/ cắm lại/ chiếc thuyền mơ.

Câu thơ 7 chữ ở đây bị xáo động, nhịp của câu thơ là cái bồng bềnh, va đập của sóng nước, cùng cái du dương đưa con thuyền tình trơi vào cõi mộng.

- Về cách cắt khổ: Trong thơ Lưu Trọng Lư, những bài thơ thất ngôn dàingắn mà không hạn định về số câu.Song thường tập hợp thành những khổ gồm 4 câu (hiện tượng này do những biến đổi trong cách gieo vần đem lại). Ví

dụ bài Hơm qua gồm 7 khổ (36 câu), Nắng mới 3 khổ (12 câu), Tình điên 8

khổ (32 câu), Thuyền mộng 5 khổ (20 câu)... mỗi khổ thơ như một bài thất

ngôn tứ tuyệt xinh xắn, tương đối trọn vẹn về tình và ý.

Lưu Trọng Lư đã phá vỡ khuôn khổ luật thi để đem lại cho Tiếng thu một

nhịp đập mới hòa điệu với nhịp sống của thời đại.

3.1.2.2. Thể ngũ ngôn( 2 bài) - Một mùa đông, Trăng lên.

Thể ngũ ngơn vốn đã có trong thơ dân gian (lối hát giặm Nghệ Tĩnh) và trong các loại thơ cổ phong và thơ Đường luật Trung Quốc, ở Tiếng thu chỉ có hai bài viết theo thể này trọn vẹn. Song sử dụng nhiều trong các bài phối thể.

Thể ngũ ngôn cũng là thể thơ được một số các nhà thơ mới sử dụng. Những

bài thơ có giá trị thuộc thể này như: Ông đồ của Vũ Đình Liên, Tình quê của

Hàn Mặc Tử...

Thể ngũ ngôn được sử dụng ở Tiếng thu khơng cịn gị bó như trong thơ

Đường luật, mạch thơ được mở rộng hơn, tứ thơ bay bổng, tình ý thiết tha hơn. Thanh điệu nhịp nhàng, lối diễn đạt nhuần nhị nhờ sự vận dụng nhiểu vần bằng cũng như cách sắp xếp hài hòa giữa tiết tấu và thanh điệu. Bài Tiếng thu là một bài thơ tiêu biểu cho sự cách tân của thể thơ này. Ở đây, để gợi lên qua khung cảnh mùa thu một nỗi buồn man mác, thi sĩ đã khéo ngắt ý thơ xếp gọn vào những câu thơ năm chữ liên tiếp theo kiểu nghi vấn, phù hợp với sự láy ý của điệu thơ, tạo cho bài thơ có một tính chất điệp khúc nội tại đặc sắc.

Trong thơ cổ, thể ngũ ngôn thường ngắt khổ bốn dòng đều đặn và gieo vần chân, đơn vị câu và đơn vị dịng thường trùng khít. Đến Lưu Trọng Lư, khn

khổ đó bị phá vỡ. Bài thơ không ngắt khổ ,để diễn tả sự phát triểncảm xúc. Ở giữa các câu có hiện tượng vắt dịng, nối dòng, hai dòng thơ hợp thành một câu:

Em không nghe mùa thu! Dưới trăng mờ thổn thức?...

Về cách gieo vần ở Tiếng thu, đó là sự kết hợp hài hịa giữa bằng và trắc

để tạo nên một bản nhạc thu mơ màng, êm dịu mà lại đầy xuyến xao.

Lưu Trọng Lư vẫn sử dụng cách gieobốncâuba vần, song lại mang ảnh hưởng lối gieo vần phóng khống của Pháp trong bài Cịn chi nữa:

Giờ đây hoa hoang dại Bên sông, rụng tơi bời Đã qua rồi cơn mơ mộng Đừng vỗ nữa tình ơi

Gieo vần liên tiếp:

Để mặc anh đau khổ Ái ân giờ tận số

Khép chặt đôi cánh song Khép cá một tâm lịng

(Một mùa đơng)

Có thể thấy cách ngắt nhịp, gieo vần như thế trong tất cả các bài thơ viết theo thể năm từ của Tiếng thu.

3.1.2. 4. Thể lục bát (5 bài) - Bao la sầu, Suối mây, Đã khuya rồi, Núi xa,

Trăng lên.

Là một thể thơ dân tộc được sử dụng rộng rãi trong văn học dân gian và văn học Trung đại. Với luật thơ khá giản dị, thể thơ lục bát có khả năng tự sự và trữ tình, đã được các nhà thơ mới như Huy Cận, Xuân Diệu, đặc biệt là Nguyễn Bính sử dụng rộng rãi và khai thác khá triệt để khả năng vốn có của thể thơ này.

Sự kết hợp giữa hai loại vần chân và và vần lưng gieo ở số từ chẵn tạo một nhịp điệu riêng: Nhẹ nhàng, uyển chuyển và ngân vang, diễn tả được nỗi buồn mơ hồ, tình cảm bâng khuâng, lơ lửng quẩn quanh - tâm trạng chung của Thơ mới:

Anh đi đó anh về đâu

Cánh buồm nâu, cánh buồm nâu, cánh buồm

(Nguyễn Bính)

Ở Tiếng thu lục bát được sử dụng cũng như các nhà thơ mới:

Nhớ em trong ánh trăng mờ Sóng cây gió gợn trời bao la sầu

Chim chi gọi mãi bên cầu Phải chòm sao rụng trước lầu hở em ?

(Bao la sầu)

Nhìn chung thơ lục bát trong Tiếng thu khơng có gì mới lạ về hình thức mà chủ yếu là những đổi mới về nhịp điệu:

Mời em/ lên ngựa/ với anh

Nương theo bãi sậy/ qua ghềnh suối Mây Em ăn hộ quả/ sim này

Năm sau sim chín/ nhớ ngày lại lên

(Śi Mây)

Trong thơ lục bát truyền thống, thông thường là nhịp chẵn, mỗi nhịp hai tiếng, có khi mỗi nhịp ba tiếng. Nhưng trong thơ Lưu Trọng Lư cách ngắt nhịp

đã bị phá vỡ, ta gặp trong Suối mây những nhịp thơ biến đổi rõ rệt: 4/4; 2/4;

1/3/2. Câu thơ mang sắc điệu trữ tình điệu nói thể hiện qua những từ nói đi,đem lại cho thơ lục bát Lưu Trọng Lư nhịp điệu của thời hiện đại.

Mặt khác, trong thơ lục bát Lưu Trọng Lư cũng thường dùng nhiều thanh bằng, nhiều từ lấp láy tạo cho bài thơ một nhịp điệu nhẹ nhàng, kéo dài một cách u uẩn hoặc thanh thoát:

Hoa Lan quên nở trên giàn Nhớ ai em để tiếng đàn ngừng đưa ?

Tiếc gì em nửa đường tơ!

Cho hoa quên nở, trăng mờ quạnh soi...

Như vậy, Lưu Trọng Lư đã góp một phần quan trọng cho Cuộc cách mạng

trong thi ca . Trong sáng tác thơ,Lưu Trọng Lư đã "vứt đi nhiều khuôn phép xưa, song cũng nhiều khuôn phép nhân đó sẽ thêm bền vững" [55.43].

3.2. Nhạc điệu thơ

3.2.1. Thế nào là nhạc điệu thơ?

Thơ là "lâu đài của những âm vang" [15] mà yếu tố đầu tiên tạo nên sức

ngân vang của lâu đài kỳ diệu đó là nhạc điệu. Nhờ có nhạc điệu mà thơ là một thể loại dễ đi vào lịng người và neo lại ở đó như một niềm xúc cảm rất riêng tư. Theo Từ điển thuật ngữ văn học, nhạc điệu là: "Cấu tạo ngữ âm của lời văn

nghệ thuật... yếu tố hình thái vật chất tạo nên nhạc điệu là điệp âm, điệp vần với các hình thức đa dạng của chúng: bằng, trắc, nhịp điệu, niệm, đối vần, yếu tố tượng thanh, ngữ điệu. Cái làm nên hồn của nhạc điệu là sự liên tưởng của các tổ chức âm thanh với các cảm giác âm nhạc (nhạc cảm) trong lòng người"

[51.189].

Âm nhạc là một loại hình nghệ thuật có khả năng truyền cảm đặc biệt. Có lẽ vì thế mà các nhà thơ lãng mạn đặc biệt coi trọng nhạc tính trong thơ.Về phương diện này, mỗi nhà thơ trong phong trào thơ lãng mạn đều tạo ra một nhạc điệu riêng, hình thành trong trào lưu thơ này một dàn đồng ca đa cung bậc: Trong sáng như Nguyễn Nhược Pháp, hối cả gấp gáp như Xuân Diệu, hùng

tráng như Huy Thông, nghẹn ngào như Vũ Đình Liên... và trong dàn đồng ca đó Lưu Trọng Lư là nhạc sĩ đặc sắc hơn cả.

Có thể nói, nhạc điệu là phần quyến rũ nhất trong thơ Lưu Trọng Lư. Trong sáng tác thơ, Lưu Trọng Lư ln suy nghĩ và tìm tịi cho mình một cách thể hiện mới mẻ, một điệu thơ rộng rãi, mềm mại giàu nhạc tính. Ngay từ những năm 1936, Lê Tràng Kiều đã dẫn thơ Lưu Trọng Lư như một mình chúng chống lại Thơ cũ, khẳng định Thơ mới là một thứ thơ có âm nhạc hẳn hoi: "Lưu Trọng Lư

chính là người đầu tiền gieo hạt thơ mới vào đất Bắc" [22.22] bởi chất nhạc dồi

dào đó. Vũ Ngọc Phan, tác giả nhà văn hiện đại cùng đặc biệt đề cao tính nhạc trong thơ Lưu Trọng Lư. Ông gọi thơ Lưu Trọng Lư là "Những khúc bi ca của

con người hay mơ mộng” [22.40].

Hồi Thanh lại cho đó là "Một ít khúc đàn bình dị, khúc đàn xưa" [57.286]. Cùng một cảm nhận như thế, Nguyễn Văn Long nhận định: "Âm thanh, nhạc

điệu là sức mạnh đặc biệt của thơ Lưu Trọng L"' [28.18]. Để có được sức mạnh

ấy trong thế giới Tiếng thu là nhờ khả năng đặc biệt của Lưu Trọng Lư trong

việc kết hợp hài hòa giữa vần và nhịp, khả năng nắm bắt được sự hoà điệu giữa âm thanh của ngoại giới với nội cảm cũng như kết hợp được với các làn điệu dân ca truyền thống.

3.2.2. Sự kết hợp hài hòa giữa vần và nhịp

Tiếng thu là một hệ thống ký hiệu thơ ngập tràn tình cảm, ước mơ, hồi ức

của chủ thể nhà thơ. Lưu Trọng Lư lấy tên tập thơ là Tiếng thu vì bản thân hai chữ Tiếng thu đã rung động, gợi cảm như một nốt nhạc mơ hồ và huyền bí.

Tiếng thu là tiếng của mùa, của lá, là tiếng ngân của đất trời tạo vật, tiếng vọng

của quá vãng, tiếng thổn thức của hồn thi nhân. Nó là bản hợp âm hiện hữu và mơ hồ mà chúng ta chỉ có thể lắng nghe bằng thi cảm.

Trong Tiếng thu, Lưu Trọng Lư rất coi trọng điệu. Ở bài thơ Tiếng thu,

âm điệu được ký thác vào một cấu trúc ngơn từ chứa chan tính nhạc. Bài thơ là một chỉnh thể nhuần nhuyễn và chặt chẽ với sự hòa nhập tự nhiên, hài hòa giữa

vần và nhịp. Tiếng thu hiệp vần bằng cả hai hệ thống. Vần bằng (mùa thu -

trăng mờ - chinh phu - rừng thu - vàng khô), vần trắc (thổn thức - rạo rực - xào xạc - ngơ ngác). Hệ thống âm vần ấy, tạo thành hai chuỗi âm thanh hòa quyện

vào nhau, đem lại cho bài thơ một giai điệu quyến rũ. Tuy nhiên, trong giai điệu đó, vần bằng lại chiếm ưu thế. Tồn bài có 45 âm tiết thì có tới 32 âm tiết là âm bằng và 13 âm tiết là âm trắc. Lại có những câu thơ hồn toàn viết bằng âm bằng: "Em không nghe mùa thu" với âm bằng, mở ra cho bài thơ một nền nhạc trong sáng. Cái nền bằng êm đềm ấy, dường như mang trong nó cái khơng khí bàng bạc, cái nhịp rung đều đều trong cõi thu mênh mang. Nhưng điều độc đáo của bản nhạc thu ấy không phải ở phần bằng mà ở phần trắc. Phần làm thanh âm trầm lắng bởi các từ láy thổn thức, ngơ ngác, rạo rực, xào xạc. Nó đã gợi được tâm trạng xao xuyến, khi đi liền thành chuỗi, chúng mang sắc thái ngân luyến vang vọng hơn. Đem đến cho bản nhạc êm đềm cái xôn xao mênh mang đang rung lên trong lòng trời đất và hồn thi nhân.

Nhịp điệu của bài thơ được tạo ra trước hết cũng bởi thể loại. Thơ ngũ ngôn (9 câu) mỗi câu 5 chữ có thể chia làm ba khổ, "tạo ra một bước nhịp lớn, đều

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thế giới nghệ thuật trong tập thơ tiếng thu của lưu trọng lư (Trang 84)