Thể ngũ ngôn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thế giới nghệ thuật trong tập thơ tiếng thu của lưu trọng lư (Trang 88 - 89)

Chương 3 : MỘT SỐ PHƯƠNG DIỆN NGHỆ THUẬT

3.1. Thể thơ

3.1.2.2. Thể ngũ ngôn

Thể ngũ ngơn vốn đã có trong thơ dân gian (lối hát giặm Nghệ Tĩnh) và trong các loại thơ cổ phong và thơ Đường luật Trung Quốc, ở Tiếng thu chỉ có hai bài viết theo thể này trọn vẹn. Song sử dụng nhiều trong các bài phối thể.

Thể ngũ ngôn cũng là thể thơ được một số các nhà thơ mới sử dụng. Những

bài thơ có giá trị thuộc thể này như: Ơng đồ của Vũ Đình Liên, Tình quê của

Hàn Mặc Tử...

Thể ngũ ngôn được sử dụng ở Tiếng thu khơng cịn gị bó như trong thơ

Đường luật, mạch thơ được mở rộng hơn, tứ thơ bay bổng, tình ý thiết tha hơn. Thanh điệu nhịp nhàng, lối diễn đạt nhuần nhị nhờ sự vận dụng nhiểu vần bằng cũng như cách sắp xếp hài hòa giữa tiết tấu và thanh điệu. Bài Tiếng thu là một bài thơ tiêu biểu cho sự cách tân của thể thơ này. Ở đây, để gợi lên qua khung cảnh mùa thu một nỗi buồn man mác, thi sĩ đã khéo ngắt ý thơ xếp gọn vào những câu thơ năm chữ liên tiếp theo kiểu nghi vấn, phù hợp với sự láy ý của điệu thơ, tạo cho bài thơ có một tính chất điệp khúc nội tại đặc sắc.

Trong thơ cổ, thể ngũ ngơn thường ngắt khổ bốn dịng đều đặn và gieo vần chân, đơn vị câu và đơn vị dịng thường trùng khít. Đến Lưu Trọng Lư, khn

khổ đó bị phá vỡ. Bài thơ khơng ngắt khổ ,để diễn tả sự phát triểncảm xúc. Ở giữa các câu có hiện tượng vắt dịng, nối dịng, hai dịng thơ hợp thành một câu:

Em khơng nghe mùa thu! Dưới trăng mờ thổn thức?...

Về cách gieo vần ở Tiếng thu, đó là sự kết hợp hài hịa giữa bằng và trắc

để tạo nên một bản nhạc thu mơ màng, êm dịu mà lại đầy xuyến xao.

Lưu Trọng Lư vẫn sử dụng cách gieobốncâuba vần, song lại mang ảnh hưởng lối gieo vần phóng khống của Pháp trong bài Cịn chi nữa:

Giờ đây hoa hoang dại Bên sông, rụng tơi bời Đã qua rồi cơn mơ mộng Đừng vỗ nữa tình ơi

Gieo vần liên tiếp:

Để mặc anh đau khổ Ái ân giờ tận số

Khép chặt đơi cánh song Khép cá một tâm lịng

(Một mùa đơng)

Có thể thấy cách ngắt nhịp, gieo vần như thế trong tất cả các bài thơ viết theo thể năm từ của Tiếng thu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thế giới nghệ thuật trong tập thơ tiếng thu của lưu trọng lư (Trang 88 - 89)