Sự kết hợp hài hòa giữa vần và nhịp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thế giới nghệ thuật trong tập thơ tiếng thu của lưu trọng lư (Trang 92)

Chương 3 : MỘT SỐ PHƯƠNG DIỆN NGHỆ THUẬT

3.2. Nhạc điệu thơ

3.2.2. Sự kết hợp hài hòa giữa vần và nhịp

Tiếng thu là một hệ thống ký hiệu thơ ngập tràn tình cảm, ước mơ, hồi ức

của chủ thể nhà thơ. Lưu Trọng Lư lấy tên tập thơ là Tiếng thu vì bản thân hai chữ Tiếng thu đã rung động, gợi cảm như một nốt nhạc mơ hồ và huyền bí.

Tiếng thu là tiếng của mùa, của lá, là tiếng ngân của đất trời tạo vật, tiếng vọng

của quá vãng, tiếng thổn thức của hồn thi nhân. Nó là bản hợp âm hiện hữu và mơ hồ mà chúng ta chỉ có thể lắng nghe bằng thi cảm.

Trong Tiếng thu, Lưu Trọng Lư rất coi trọng điệu. Ở bài thơ Tiếng thu,

âm điệu được ký thác vào một cấu trúc ngơn từ chứa chan tính nhạc. Bài thơ là một chỉnh thể nhuần nhuyễn và chặt chẽ với sự hòa nhập tự nhiên, hài hòa giữa

vần và nhịp. Tiếng thu hiệp vần bằng cả hai hệ thống. Vần bằng (mùa thu -

trăng mờ - chinh phu - rừng thu - vàng khô), vần trắc (thổn thức - rạo rực - xào xạc - ngơ ngác). Hệ thống âm vần ấy, tạo thành hai chuỗi âm thanh hòa quyện

vào nhau, đem lại cho bài thơ một giai điệu quyến rũ. Tuy nhiên, trong giai điệu đó, vần bằng lại chiếm ưu thế. Tồn bài có 45 âm tiết thì có tới 32 âm tiết là âm bằng và 13 âm tiết là âm trắc. Lại có những câu thơ hồn toàn viết bằng âm bằng: "Em không nghe mùa thu" với âm bằng, mở ra cho bài thơ một nền nhạc trong sáng. Cái nền bằng êm đềm ấy, dường như mang trong nó cái khơng khí bàng bạc, cái nhịp rung đều đều trong cõi thu mênh mang. Nhưng điều độc đáo của bản nhạc thu ấy không phải ở phần bằng mà ở phần trắc. Phần làm thanh âm trầm lắng bởi các từ láy thổn thức, ngơ ngác, rạo rực, xào xạc. Nó đã gợi được tâm trạng xao xuyến, khi đi liền thành chuỗi, chúng mang sắc thái ngân luyến vang vọng hơn. Đem đến cho bản nhạc êm đềm cái xơn xao mênh mang đang rung lên trong lịng trời đất và hồn thi nhân.

Nhịp điệu của bài thơ được tạo ra trước hết cũng bởi thể loại. Thơ ngũ ngơn (9 câu) mỗi câu 5 chữ có thể chia làm ba khổ, "tạo ra một bước nhịp lớn, đều

đặn" [17.31]. Rồi ba khổ thơ, khổ nào cũng được mở đầu bằng cụm từ "Em không nghe? Em không nghe? Em không nghe?" tạo nên một điệp khúc rõ rệt.

Khúc nhạc đó gồm ba lời, được phát triển theo ba khổ. Khổ một 2 dòng, khổ hai 3 dòng và khổ ba 4 dòng "Sự gia tăng ấy tương ứng với từng mảng nội dung,

từng bước đẩy cảm xúc lên cao trào" [17.31]. Những âm thanh của mùa thu lần

lượt được cất lên theo một trình tự phát triển. Tiếng thổn thức của mùa thu dưới ánh trăng mờ, tiếng rạo rực của lịng người cơ phụ trong đêm thu, đến tiếng xào

xạc - phát ngơn chính thức của Tiếng thu lần lượt vang lên. Nghĩa là âm thanh

được gợi từ xa đến gần, từ mơ hồ đến cụ thể, "từ kín khuất đến phát lộ” [17.32]. Như vậy, bản hịa âm ngơn từ ấy đã tạo nên âm hưởng đặc trưng cho bài thơ. Song, cái hay của bài thơ không nằm trong từng con chữ mà nó hồn tồn siêu thốt, là cái hồn phảng phất sau những con chữ rất sáng rõ mà vời vợi mông

lung. Tiếng thu là bức tranh thiên nhiên được vẽ bằng cả điệu nhạc riêng của

tâm hồn thi sĩ. Trần Đăng Khoa cho rằng: Tiếng thu là một “Kiệt tác thật hiếm

có” là ''Khúc nhạc huyền bí của thần linh, chứ quyết không phải là tiếng ca phàm tục của đời người” [25.60].

Âm điệu thơ bao giờ cũng là sự cất cánh, sự hiển hiện của hồn thơ. Trong bài Hồng hơn, âm điệu ấy được tạo nên cũng bởi phối hợp nhịp và vần rất tài tình:

Bên thành con chim non

Hót nỉ non

Giục lịng em bồn chồn Buổi hồng hơn

Em trách gì chim non

Em ốn gì con chim non? Em chỉ hận:

Sao em ngớ ngẩn

Đã để tình lang em lận đận Chốn xa xôi

Nơi tuyệt vời

Với một điệu thơ gần với từ khúc, nỗi buồn nhớ bồn chồn của người thiếu

phụ được thể hiện trong một loạt câu thơ cùng vần bằng con, non, chồn, hôn,

con ... Với nhịp dài, ngắn xen kẽ ( 5-3-5-3) buông lửng. Nổi lên ở đoạn cuối là

những vần trắc trong một nhịp ngân ( hận, ngớ ngẩn- lân đận) nỗi đau như được nuốt vào bên trong, rồi lại kéo dài trên nền đằng đẵng, thê thiết bởi những vần bằng ( xôi - vời - giời - lời). Đặc biệt hai tiếng nước non xuống dòng tạo ra câu thơ bị ngắt đột ngột, rồi buông xuống, ngân dài đầy dư âm và xúc cảm.

Bài Xuân về cũng có một nhịp điệu đặc biệt của những câu thơ đi từ dài

đến ngắn và ngắt nhịp đột ngột:

3- Năm vừa rồi 3- Chàng cùng tôi

4- Nơi vùng giáp mộ 4- Trong gian nhà cỏ 3- Tôi quay tơ,

4- Chàng ngâm thơ

5- Vườn sau oanh giục giã 4- Nhìn hoa đua nở

Những câu thơ đi từ ngắn đến dài buông đều đặn cùng với sự hòa tấu nhịp nhàng của vần bằng - trắc (rồi - tôi - mộ - cỏ...) nhịp thơ đều đều như diễn tả bước đi thong thả của thời gian trong cái rộn rã yêu đương của lứa đôi bên nhau. Hạnh phúc ở đây chưa nhuốm màu sầu muộn. Dư vị ngọt ngào của nó dường như kéo dài hơn bởi ngân vang của những câu thơ:

5 - Dừng tay tôi kêu chàng 5 - Này này / bạn xuân sang 5 - Chàng nhìn xuân hớn hở

Nhưng thời gian như nước trơi vơ tình những ngày xuân vội vã ra đi đem theo những phút giây ấm nồng hạnh phúc.

4 - Rồi ngày lại ngày / 3 - Sắc màu: Phai

3 - Lá cành: rụng 3- Ba gian: trống 2- Xuân đi

Câu thơ cắt ra đột ngột. Những từ phai, rụng, trống cứ từng tiếng một

buông xuống diễn tả sự rơi rụng, tan vỡ của một giấc mơ đẹp trong sự chảy trôi một đi không trở lại của thời gian.

Cũng với thể thơ năm chữ quen thuộc, nhịp điệu Còn chi nữa lại rộn ràng,

xuyến xao của hồn người khi sống lại những phút giây của quá vãng tươi hồng:

Còn đâu ánh trăng vàng Mơ trên làn tóc rối

Chân nâng trên đường sỏi Sương lá đổ rộn ràng

Lấy vần bằng làm nhạc nền, thi nhân nhẹ nhàng buông những vần trắc luyến láy như những nốt nhấn đầy ngân vang trên bản nhạc tình thơ mộng đó.

Cái êm đềm của những vần bằng ( trăng vàng - rộn ràng - mơ màng) gợi lên

khơng khí mơ màng của một đêm tình tự. Những vần trắc nhấn mạnh vàonhững chi tiết có tính chất ấn tượng, ám ảnh ( tóc rối - đường sỏi - hai mươi tuổi). Tuy nhiên, những vang động ấy khơng phá vỡ được khơng khí mơ màng của cái đêm vàng tình tự. Với sự định vị của đa số vần bằng và sự đan xen của những vần

bằng bên vần trắc nâng( thay bước) trên đường sỏi, sương( bên) lá đổ làn

( trước) tóc rối. Tất cả làm cho cảnh trở nên mềm mại, thầm kín, e ấp và thơ hơn trong cái đêm trăng của tuổi hai mươi đầy huyền diệu. Hãy thử thay những thanh bằng, thanh trắc bài thơ sẽ mất đi rất nhiều cái lung linh, mơ mồng và đắm

say. Khảo sát bất cứ bài thơ nào trong tập Tiếng thu, ta cũng nhân thấy sự vận

dụng đầy hiệu quả của những vần bằng du dương dưới bút thơ Lưu Trọng Lư. Âm điệu trong thơ Lưu Trọng Lư rất binh dị, tự nhiên - là sự kết họp hài hòa giữa vần và nhịp, tạo nến những bản nhạc mơ hồ, rung động và bí ẩn như huyền thoại.

Nhạc điệu trong Tiếng thu không đơn thuần chỉ là sự đan xen bằng - trắc

nhạc điệu Tiếng thu còn là tiếng lòng thổn thức của cái tơi trữ tình khắc khoải cơ đơn hịa điệu cùng âm thanh của ngoại giới trên hành trình đi tìm những giấc mộng của cuộc đời mình.

3.2.3. Sự giao hồ giữa âm điệu của lòng người và âm thanh của ngoại giới

Nếu Tiếng sáo thiên thai của Thế Lữ là thanh âm của ngoại giới nhập vào

hồn người, thì ngược lại Tiếng thu là tiếng nói của hồn người nhập vào ngoại giới.

Trở lại với thi phẩm Tiếng thu, đó là bản hịa âm của những âm thành

huyền diệu: cái thổn thức của mùa thu cũng là cái thổn thức trong lịng người cơ

phụ cái rạo rực của lòng người cũng là cái rạo rực của đất trời, cỏ cây trong

đêm thu, cái xào xạc của lá thu cũng là âm thanh trầm đục của nỗi chờ trơng mịn mỏi hình bóng người chinh phu trong lịng người cơ phụ. Tiếng thu là kết âm của tất cả những âm thanh thổn thức, rạo rực, xào xạc ấy, là tiếngvọng của một tâm hồn cô đơn khơng tìm được sự sẻ chia. Cái ngơ ngác của chú nai kia chính là cái ngơ ngác của nhà thơ trước cuộc đời vắng lạnh. Cảnh ngộ ấy được Vũ Hoàng Chương than thở:

Lũ chúng ta lạc loài năm bảy đứa Bị quê hương ruồng bỏ, giống nòi khinh

( Phương xa)

Không bi quan, tuyệt vọng như Vũ Hoàng Chương, nhưng đây cũng là một quan niệm quen thuộc của thơ lãng mạng- nhà thơ cô đơn, lạc lõng giữa cuộc đời.

Tiếng thu là tiếng nói nội cảm. Nhạc điệu của Tiếng thu là nhạc điệu bên

trong với những rung động thầm kín của những tình cảm tế vi tương ứng với điệu hồn sầu mộng của thi nhân. Bởi thế mà nsười đọc ít gặp trong thơ Lưu Trọng Lư những từ tượng hình, tượng thanh, những điệp từ, điệp ngữ, đối ngẫu - những chất liệu tạo nên nhạc điệu thi ca. Nhạc điệu của Tiếng thu được tạo nên

bởi những rung động trực tiếp của hồn người ( Một mùa đông, Mưa... mưa

thu khơng phải bằng thính giác mà phải lắng nghe bằng sự nhạy bén của cả tâm

hồn. Trong Núi xa nếu như nghe bằng thính giác ta chỉ có thể nghe được tiếng chng chùa gióng giả giữa thinh khơng và tiếng gà trưa gáy văng vẳng trong thôn vắng.

Núi xa nhà vắng mưa mau

Mênh mông cồn cát trắng phau ngõ dừa Trong thôn vẳng tiếng gà trưa Lắng nghe đúng ngọ chuông chùa...

...nện không

Bằng thi cảm, nhà thơ nghe được sau những âm thanh ấy niềm tha hương cất lên văng vẳng nghe xa vắng mà não nề, tê tái. Hai tiếng nện không ngắt riêng một dịng rồi bng lửng làm cho nỗi buồn hồi cố tỏa ra mênh mang mà như rơi xuống một hố sâu hun hút. Lòng người chùng xuống khi bản nhạc thu như lặng đi trước nỗi sầu tê tái.

Thi nhân xưa suy ngẫm: Người buổn cảnh có vui đâu...(Nguyền Du). Đó

cũng là nỗi niềm của cái tơi trữ tình trong (Mưa... Mưa mãi). Với nhịp thơ mang âm hưởng của tiếng mưa rơi, nỗi buồn thương của chủ thể thật thấm thía nhưng cũng thật thơ mộng như có sức tràn lan khắp bầu trời, mặt đất,

Mưa mãi mưa hoài ! Lịng biết thương ai !

Trăng lạnh về non khơng trở lại Mưa chi mưa mãi

Nào nhớ nhung hoài ! Nào biết nhớ nhung ai...

Câu thơ 5 chữ co dãn theo cảm xúc của nhân vật trữ tình, với những dấu chấm cảm được bng liên tiếp như tiếng nức nở của lòng người. Lòng người và ngoại cảnh có sự va đập qua lại. Mưa gợi nỗi nhớ nhung hoang vắng trong lòng người. Nỗi buồn thương của hồn người khiến cho những giọt mưa như kéo dài lê

thê, đầm đìa như nước mắt. Nhạc điệu của mưa vì thế mà gợi thương gợi nhớ

đến não nùng. Nhạc điệu ấy cứ ngân nga trong cõi đất trời, thẩm thấu đáy hồn

tác giả Tiếng thu, đưa thi nhân trở về với những giai điệu mượt mà, man mác

của quê hương xứ sở.

3.2.4. Sự kết hợp nhuần nhị các làn điệu dân ca

Nhận xét về tính nhạc độc đáo của tập Tiếng thu, tác giả Thi nhân Việt

Nam luôn nhắc đến âm hưởng đặc biệt của khúc đàn bỉnh dị, khúc đàn xưa. Vậy, tính nhạc xưa này do đâu mà có? Phải chăng đó là dấu ấn của những

năm tháng Cậu học trị Quảng Bình ở Trường Quốc học Huế, cho đến những

năm tháng của tuổi trẻ thường xuyên đi về đất Thần kinh Hà Nội rồi Huế rồi Huế - Hà Nội. Thi sĩ coi miền đất sông Hương, núi Ngự này như môi trường của cuộc đời thơ của mình. “Huế... trên hai bờ sông Hương, Phượng vĩ đỏ chưa

tàn... Bến đò Thừa phủ phất phơ những màu áo tím nữ sinh trong những sớm, những chiều”[31.21 ]. Một điều đặc biệt nữa là, người vợ thứ hai của thi nhân -

một tài nữ xuất thân từ đất kinh kỳ trong một gia đình cónhiều người nổi tiếng danh cầm. Thi sĩ đã từng thẫn thờ xao xuyến khi nghe từng điệu khúc Nam

Bình, Nam Ai của người nhạc phụ tài hoa: " Từ trong tình cảm ngang trái mà

ông đã trải qua, ông đã viết lên những lời thơ thắm thiết, da diết để rồi hòa vào từng điệu khúc Nam Bình, Nam Ai... Tơi đã trân trọng điêu Nam Bình từng cất lên trong sóng gió dịng Hương, nhưng khi giọng Nam Bình của ơng cất lên, tơi đã thẫn thờ xao xuyến" [31.951]

Cũng từ cái xuyến xao, thẫn thờ khi nghe những điệu khúc trầm lắng và da diết ấy để khi viết những áng thơ, trong cái bất giác của hồn thơ thi sĩ, lại tuôn trào những giai điệu dân ca mượt mà réo rắt của xứ sở thơ mộng này. Những âm

vang đó dội vào hồn thơ Lưu Trọng Lư phảng phất, mơ hồ chứ không in đậm riêng trong một bài cụ thể.

Một yếu tố khơng thể khơng nói đến có tác động trực tiếp tới hồn thơ của tác giả Tiếng thu, đó là người mẹ với những làn điệu dân ca, những câu ca dao ngọt ngào ru vỗ tâm hồn thơ bé của thi sĩ. Nhà thơ tâm sự: "Chính me tơi cũng

là người truyền lại cho tôi những phong vị dạt dào của những câu ca dao". Với

ông những câu ca dao ấy "là những nhịp điệu thẩn tiên để mang tôi tới một miền

xa bát ngát. Có khi vì sức quyến rũ của âm điệu, tôi chợp mắt, mê ly, nhưng cũng có khi giật mình bởi một tiếng hát đang sang câu hay chuyển điệu. Những câu hát ru ấy có sức ngân vang kỳ lạ mà khơng thể có mơt sức mạnh ồ ạt nào có thể át được tiếng dội trong hồn người thi sĩ- "Tiếng dội của những câu hát ru"

[31.264]. Sự thật là, trong Tiếng thu ta bắt gặp những bài Mưa... mưa mãi,

Hồng hơn, Xuân về, Điệu hát lẳng lơ, Xin rước cô em Hồn nghệ sĩ, Thơ sầu rụng, Trường hận... chất liệu của một làn điệu dân ca Bình Trị Thiên nào đó. Nét

đặc biệt này đem lại cho nhạc điệu Tiếng thu tính dân tộc đậm đà của một hồn thơ gắn bó máu thịt với tiếng mẹ đẻ.

Âm thanh, nhạc điệu là sức mạnh đặc biệt trong thơ Lưu Trọng Lư. Có thể thấy rằng bài Tiếng thu là tiêu biểu nhất cho tính nhạc thơ Lưu Trọng Lư. Đó là một tổ khúc rung động và quyến rũ mà rất nhiều độc giả đã thẩm thấu nó từ góc độ âm nhạc ( Đỗ Đức Hiểu, Kiều Thanh Quế, Trần Đăng Khoa, ChuVăn Sơn...) trong đó Trần Đăng Khoa cho rằng đây là bài thơ thơ nhất của thi ca Viêt Nam. Chất thơ ấy phải chăng được tạo thành từ sự kết hợp linh diệu giữa các yếu tố:

Nhạc- mộng - thơ.

Nhìn chung, tác giả Tiếng Thu đã vận dụng tài tình sự kết hợp và nương

tựa giữa vần và nhịp cùng âm hưởng của các làn điệu dân ca miền Trung Trung

bộ để diễn tả tâm trạng của nhân vật trữ tình Tiếng thu, đem lại cho nhac điệu

trong thơ Lưu Trọng Lư một khả năng biến đổi dồi dào, gợi cảm vô cùng vô tận, Phạm Thế Ngũ đã tổng kết: Khi thì nỉ non, thánh thót( Hồng hơn); khi thì thân

buồn bã lạ ( Cịn chi nữa); khi lại ai ốn não nùng đầy vơi lịng trắc ẩn, tràn

ngập xót thương ( Hoa bên đường, Trường hận). Song lại có những bài, những

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thế giới nghệ thuật trong tập thơ tiếng thu của lưu trọng lư (Trang 92)