Ngôn ngữ của thế giới nội cảm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thế giới nghệ thuật trong tập thơ tiếng thu của lưu trọng lư (Trang 107)

Chương 3 : MỘT SỐ PHƯƠNG DIỆN NGHỆ THUẬT

3.3. Ngôn ngữ thơ

3.3.3. Ngôn ngữ của thế giới nội cảm

Nếu Xuân Diệu tiếp nhận thế giới bằng cả làn da, thớ thịt với những ham muốn vô biên, thông qua một hệ thống từ ngữ diễn tả một cách quyết liệt, táo

bạo: ôm, riết, tắt, buộc, uống, tuôn, hấu, cắn, đạp, phăng... Hàn Mặc Tử quyết

liệt hơn với các động từ mạnh: ôm, rên, siết, hớp, mửa, quay cuồng... nhằm thể hiện ước muốn hịa nhập. Thì Lưu Trọng Lư cảm nhận thế giới bằng tất cả những rung động thẳm sâu nhất của hồn mình.

Tìm hiểu ngơn ngữ nghệ thuật của Tiếng thu ta dễ dàng nhận thấy, thơ

biểu đạt cảm xúc, tâm trạng, mà thường bắt gặp những từ diễn đạt những cảm xúc mong manh, tinh tế, không mang sắc thái vật chất trần tục mà đậm sắc thái cảm xúc.

Lưu Trọng Lư sử dụng trong Tiếng thu nhiều từ láy diễn tả sắc thái tâm

trạng: ( ngơ ngẩn, bàng hoàng, chập chờn, mênh mang, thổn thức, ngất ngây,

xao xác, não nùng, lạnh lùng, tê tái, xót xa, vời vợi, hững hờ, mang mang, thăm thẳm...). Những kiểu từ này xất hiện tương đối đậm đặc trong Tiếng thu (40 lần

xuất hiện trong 52 bài thơ) góp phần thể hiện sâu sắc thế giới nội tâm của nhân vật trữ tình. Thế giới nội tâm ấy triền miên trong sầu - mộng - nhớ... Thi sĩ luôn chập chờn trong cõi mộng rồi lại giật mình khi tỉnh mộng;.

Nhìn chung những từ láy đó diễn tả một tâm trạng buồn, cô đơn và đổ vỡ - một tâm bệnh chung của thời đại. Tâm trạng đó được thể hiện ở những sắc độ khác nhau:

* Mang mang:

Mang mang nỗi buồn nghìn dăm

(Gió)

* Vời vợi, xa xăm:

- Tình đơi ta vời vợi Có nói cũng khơn cùng

(Một mùa đơng)

- Lòng anh buồn với vợi em ơi

(Thú đau thương)

* Cô đơn, lạnh lùng, tê tái:

- Lạnh lẽo đêm trường giãi gió sương

(Mội chút tình)

- Lạnh lùng thay gió thổi đêm đơng

(Giang hồ)

- Hồn nghệ sĩ lạnh lùng tê tái

* Xao xác, não nùng:

Xao xác gà trưa gáy não nùng

(Nắng mới)

* Thổn thức, rạo rực:

Em không nghe mùa thu Dưới trăng mờ thổn thức Em không nghe rạo rực Hình ảnh kẻ chinh phu Trong lịng người cơ phụ

(Tiếng thu)

* Bàng hồng, xót xa:

Hết say vẫn bàng hồng trong mộng Xót xa thay cái giống giang hồ

(Giang hồ)

* Ngơ ngác, băn khoăn:

Con nai vàng ngơ ngác

(Tiếng thu)

* Chua chát:

Chua chát lịng anh biết mấy tình

(Tiếng thu)

Những từ ngữ giàu sắc thái cảm xúc ấy đã tâm trạng hóa Tiếng thu. Thế

giới nghệ thuật ấy đã trở thành thế giới của những nỗi niềm xa vắng mênh mơng. Ở đó, các đường nét về ngoại cảnh trở nên nhạt nhòa, hư ảo, những âm thanh cũng vời vợi, xa xôi... Tất cả chỉ là tâm trạng - một tâm trạng ngơ ngác muốn được sẻ chia, giãi bày. Có lẽ vì thế mà Lưu Trọng Lư hầu như làm thơ không bằng tư duy nghệ sĩ mà thơ ông chỉ là sự tràn ra của cảm xúc, tâm trạng. Nguồn cảm xúc dạt dào ấy chi phối toàn bộ thế giới Tiếng thu.

3.3.4. Ngôn ngữ vừa cổ điển, vừa hiện đại

Không đến với độc giả bằng thứ Y phục tối tân như Xuân Diệu, cũng không lấy thanh sắc trần gian để dựng lâu đài thơ như Thế Lữ, Lưu Trọng Lư đến với thơ bằng một thứ ngôn ngữ vừa cổ điển vừa hiện đại.

Mang ảnh hưởng của thơ ca truyền thống, thơ Lưu Trọng Lư có gì như xưa cũ và có tính ước lệ. Những Tiếng sáo ngàn xa, Bóng nguyệt tà( Khi thu rụng

lá), Ngàn liễu xanh ( Bâng khuâng), Khóm mai gầy, Thềm ngọc ( Túp lều cỏ),

Chiếc nhạn ( Im lặng);

Với những địa danh siêu thực: Bến sông Ngân, bến Hoa Giang, ghềnh suối

Mây, miền Giang Đơng, bến Trúc lang...

Những miền cổ tích, huyền thoại: Cõi tiên, cõi phật, cung Quảng, dải Ngân

hà. Những ảnh hình của một thế giới vời vợi, xa xăm: Gốc đào, gốc mai, gốc sim già, bến luân hồi, nơi lâm tuyền.

Hình ảnh con người cũng hư thực, cổ xưa: Cô gái Chiêm Thành, sơn nữ,

tiên nữ, rồi đến cả Dương Quý Phi, Hằng Nga bên cạnh cô bé hái mồng tơi, cô gái mang tên Mây chiều... Đó cũng là người mẹ, người chị với những nỗi đau rất

xưa nhức nhối trong lòng thi sĩ.

Hình ảnh của thế giới sự sống cũng chấp chới, hư ảo và nhuốm màu xua cũ bởi lớp từ mộng ảo: Nai vàng ngơ ngác, túp lều cỏ, vùng cúc dưới sương, rặng

xoan tây đỏ hoa bên bến nước, chiều sương, rừng tím, chim bồ câu đậu trên vai thiếu nữ, chiếc cáng điều, lững thững sườn non... Tất cả dệt lên một thế giới

lung linh vừa hư ảo, vừa cổ xưa vừa quen vừa lạ. Một thế giới "bát ngát một trời

đất, ta không hiểu, thi nhân cũng không hiểu" - một thế giới "bảng lảng trong đám sa mù, xa lạ với cuộc đời thật" [22. 52].

Thêm nữa, với sự xuất hiện của những đại từ nhân xưng chàng, nàng được đặt trong một trường từ ngữ mang khí vị cổ thi: giai nhân, văn nhân, tráng sĩ, chinh phụ, cô phụ tạo nên một khơng khí xa xưa với những cuộc tình thơ mộng. Ở đó những cuộc gặp gỡ, biệt ly đều nhuốm màu quan tái.

Trở lại với thi phẩm Tiếng thu với sự xuất hiện của những từ ngữ, hình

ảnh mang dáng thu xưa: Trăng mờ, nỗi nhớ, nai vàng, chinh phu, cô phụ, lá

vàng... Với bút pháp chấm phá thủy mặc cổ họa và khả năng tưởng tượng kỳ

xưa với cảnh trí hiện ra đều như sau một làn sương phủ, gợi một vẻ đẹp mênh mang, huyền bí của hồn thu xứ sở.

Điều đáng nói là, lớp từ có tính ước lệ ấy khơng mang tính tập cổ sáo mịn. Trái lại, nó đem đến cho Tiếng thu một không gian đặc biệt, không gian mộng, cho hồn người thơ mặc sức phiêu du trong dịng thời gian chảy trơi bất tận. Mặt

khác, lớp từ đó cũng khoác lên Tiếng thu sắc màu của dĩ vãng xa xưa một dĩ

vãng với những giấc mơ đẹp đẽ, những kỷ niệm ấm lòng để lại bao nỗi ngâm ngùi trong lòng thi sĩ. Nó góp phần khắc họa đậm nét hơn hình tượng cái tơi trữ tình Tiếng thu với tâm hồn đầy mộng, lối sống như mơ - tạo nên ma lựccho tập thơ Tiếng thu - chất lãng mạn bay bổng và thi cảm chân thành.

Mang một vẻ đẹp lãng mạn cổ xưa, Tiếng thu còn mang hơi thở của thời

đại mới. Có được sức sống ấy là bởi Lưu Trọng Lư đã không ngừng trẻ hóa ngơn ngữ thơ ca của dân tộc.

Trong thơ xưa, các nhân vật trữ tình thường xưng: em, thiếp - chàng, ta -

nàng... Các đại từ nhân xưng ấy khiến cho chủ thể phát ngôn như không sống ở

thời hiện đại mà ở một thế giới khác - thế giới xưa cũ. Ở Thế Lữ hiện đại hơn cũng chỉ dừng lại ở tôi - cô em. Đến Lưu Trọng Lư, tuy vẫn tồn tại cách xưng hô

ta - nàng, cô em. Song, cách xưng hô phổ biến trong Tiếng thu vẫn là Anh- em ,

một cặp đại từ hiện đại:

- Mời em lên ngựa với anh

Nương theo bãi sậy qua ghềnh suối Mây

( Suối mây)

- Anh muốn van em đừng vội nữa Lệ buồn sẽ nhỏ trong đêm nay

( Một mùa đơng)

- Tình anh đã xế bóng Cịn chi nữa em ơi!

( Còn chi nữa)

Cách xưng hô như thế nghe gần gũi, trẻ trung, nồng ấm. Nó xóa đi cái khoảng cách nghìn năm nghiệt ngã trong mối quan hệ mà xã hội phong kiến xưa đặt ra giữa chàng và thiếp. Tình yêu trong thơ Lưu Trọng Lư vì thế luôn được thể hiện một cách chân thành nhất, tha thiết nhất và đắm say nhất.

Cũng như các nhà Thơ Mới, Lưu Trọng Lư có khả năng kết hợp từ rất mới và táo bạo để diễn tả những sắc thái cảm xúc của chủ thể trữ tình sầu biêng biếc,

mộng nở trong lòng sắc đỏ hoe ( Mây trắng), dạ buồn lại thổi tiếng vi vu (

Vắng chàng), lời những lụa ( Còn chi nữa), trăng nở đầy buồng ( Đợi), màu

tuyệt diệu( Lại ́ng), tóc sầu - Ngày xưa,vần thơ sầu rụng( Thơ sầu rụng)...Những hình dung ngữ ấy đem lại cho thế giới thơ Lưu Trọng Lư hơi thở

phập phồng, sắc màu tươi mới của thời đại.

Với việc tăng cường sử dụng các tính từ láy: mang mang, vời vợi, thăm thẳm... và việc dùng những ngơn ngữ nói: ủa, này, bảo rằng, rằng, nói đi em... để đem lại cho Tiếng thu một cách thể hiện mới mẻ mang dáng dấp của thơ ca hiện đại.

Trong cuộc nổi loạn về ngôn ngữ (chữ dùng của Đỗ Đức Hiểu), ngôn ngữ thơ Lưu Trọng Lư vẫn là những con chữ giản dị với một chút xôn xao bằng lặng. Không mỹ lệ như Thế Lữ, không tây như Xuân Diệu và cũng không nhập thân vào dịng ngơn ngữ quay cuồng đơ thị như Vũ Hồng Chương. Đó là ngơn ngữ của cảm xúc - tự nhiên, trong trẻo, ngôn ngữ lúc đầu theo sát Tản Đà nên còn xưa cũ, về sau Lưu Trọng Lư rũ sạch những sáo nôm tiến đến một ngôn ngữ thỏa mãn với thẩm thức mới mà vẫn đầy hương vị Việt Nam. Đọc thơ Lưu Trọng Lư, chúng ta có dịp nhìn lại kho từ vựng phong phú và khả năng diễn đạt của nó mà ý thức hơn trong việc giữ gìn sự trọng sáng của tiếng Việt.

Đúng là Lưu Trọng Lư khơng mấy quan tâm đến việc sáng tạo chữ ít sử dụng từ Hán - Việt càng khơng ưa những điển tích, điển cố. Ngơn ngữ thơ ông là ngôn ngữ của đời sống nội tâm, là ngôn ngữ dân tộc, nhờ cảm xúc chạm tới mà cất lên thành những áng thơ hay. Không phải ngẫu nhiên mà Hoài Thanh xếp ơng đứng đầu dịng thơ có "tính cách Việt rõ rệt" [55.34] và khẳng định Chính thứ ngơn ngữ bình dị khơng chịu ảnh hưởng của thơ Đường, cũng không chịu

ảnh hưởng của phương Tây khiến thơ Lưu Trọng Lư có "tính cách vĩnh viễn

PHẦN KẾT LUẬN

Lưu Trọng Lư là một trong những nhà thơ có cơng đầu góp phần xây đựng và đưa thơ ca Việt Nam bước vào quỹ đạo hiện đại. Nhớ đến Lưu Trọng Lư,

người ta nhớ đến tập Tiếng thu - một tập thơ tiêu biểu của thơ ca lãng mạn

(1932- 1945).

Trong Thơ Mới, Tiếng thu đã tạo dựng một thế giới nghệ thuật riêng, in

đậm dấu ấn của hồn thơ và phong cách Lưu Trọng Lư.

Tiếng thu không phải được kiến tạo từ những thanh sắc trần gian mà chỉ là

bóng hình của cuộc sống thực tại - thế giới Tiếng thu là thế giới tình và mộng. Màu sắc, đường nét của khung cảnh thiên nhiên cho đến con người đều khá mơ hồ không xác định trong không gian và thời gian hiện thực, mà bàng bạc trong màn sương mờ ảo của mộng tưởng, của kỷ niệm.

Nhân vật trữ tình trong thơ Lưu Trọng Lư ln sống trong một thế giới ảo mộng. Đó là những giấc mộng trong cõi tiên cảnh, xa lạ với cuộc đời thực. Chốn vào mộng ảo với những giấc mơ tình ái say sưa nhưng cũng chóng tàn phai để lại dư vị bâng khuâng, hiu hắt. Với cái nhìn mơ màng, mộng ảo về thế giới cùng khả năng nắm bắt những khoảnh khắc tâm trạng, những cảm xúc mơ màng không xác định, tâm hổn ấy rất thành thực, nhưng lại quá phiêu linh nên chỉ biết bng mình vào nỗi sầu ngày càng mất hướng. Nhưng đó cũng là một tâm hồn nhạy cảm trước những nỗi đau xót buồn tủi của cuộc đời người phụ nữ, nhất là về tình duyên và hạnh phúc. Trăn trở trước những nỗi đau của con người, Tiếng

thu cũng là tiếng của một tấm lịng gắn bó thiết tha với đất nước, dân tộc.

Tiếng thu mang ảnh hưởng của thơ ca lãng mạn Pháp nhưng vẫn mang dáng dấp của thơ ca truyền thống. Nét nổi bật nhất trong Tiếng thu là sự tìm tịi về cách diễn đạt, nhịp điệu và nhạc tính của thơ tiếng Việt, ghi lại tâm tư khắc khoải, tình cảm chân thành của nhà thơ và của bao thế hệ trẻ trước cuộc chuyển dịch lớn lao của thời đại.

Về thể thơ, Lưu Trọng Lư vẫn sử dụng các thể thơ truyền thống, có xu hướng quay về thơ ca dân gian. Song hổn thơ ông vẫn là một hồn thơ mới mẻ, với những rung ngân mềm mại, phóng khống, mang đậm dấu ấn của thời đại mới.

Âm thanh, nhạc điệu là sức mạnh đặc biệt trong thơ Lưu Trọng Lư. Với

một nhạc điệu êm đềm cùng khả năng biến đổi dồi dào, gợi cảm, Tiếng thu đã

trở thành một khúc nhạc lòng đầy xao xuyến, vấn vương trong lòng bạn đọc. Ngôn ngữ thơ Lưu Trọng Lư tự nhiên, giản dị, không cầu kỳ chau chuốt nhưng trong trẻo, giàu nhạc điệu, đậm tính dân tộc và thời đại nên vẫn dành được sự mến mộ của công chúng.

Trong phong trào Thơ Mới (1932-1945), Tiếng thu là một tập thơ có vị trí đặc biệt. Bởi nó là tiếng lịng, là tâm tư khát vọng của thế hệ trẻ trong hoàn cảnh Vong quốc nơ. Nó hướng con người tới cái đẹp, cái nhân bản đằm thắm của

những tấm lòng tri âm, tri kỷ. Tiếng thu còn là niềm khát khao một chân trời

mới, tự do, phóng khống, rộng rãi, thốt khỏi hồn cảnh gị bó, tù túng của xã hội Việt Nam đương thời.

Tiếng thu là tập thơ đầu tay mà cũng là tập thơ tiêu biểu nhất của nhà thơ ở

chặng đường trước Cách mạng, là tập thơ khẳng định tài năng xuất sắc của đời thơ Lưu Trọng Lư. Đồng thời là tập thơ gây được nhiều tiếng vang trên thi đàn dân tộc nửa đầu thế kỷ XX, góp phần vào sự thành cơng và chiến thắng của Thơ Mới đối với Thơ Cũ.

Tiếng thu khơng chỉ là tiếng lịng của bạn đọc một thời mà nó sẽ sống mãi

trong tâm hồn bao thế hệ bằng những rung động tinh tế và mơ màng của nó. Cùng với những tên tuổi: Thế Lữ, Xuân Diệu, Hàn Mặc Tử, Nguyễn Bính... và bao thi sĩ tài hoa khác, tên tuổi Lưu Trọng Lư đã trở thành bất tử và thơ Lưu

Trọng Lư mãi mãi vẫn là: "tiếng lòng thổn thức cùng hòa theo tiếng thổn thức

của lòng ta" [57.242].

Từ lòng yêu mến và trân trọng nhà thơ Lưu Trọng Lư, say mê vẻ đẹpTiếng

thu, chúng tôi đến với Thế giới nghệ thuật trong tập thơ Tiếng thu. Đây cũng

là tiếp nối thành tựu của lớp cha anh đi trước, chúng tơi mong muốn ngày càng có nhiều cơng trình nghiên cứu hơn nữa ,để tiếp tục khai thác được các giá trị của tập thơ này.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Lê Đăng Bảng, Thành Thế Thái Bình, Đỗ Xn Hịa, Thành Thế n Bái

(dịch) Aritxtot Nxb Văn học, Hà Nội,1999.

2. Huy Cận, Hà Minh Đức (Chủ biên), Nhìn lại một cuộc cách mạng trong

thi ca, Nxb Giáo dục, Hà Nội, 1997.

3. Nguyễn Phan Cảnh, Ngôn ngữ thơ, Nxb Đại học và trung học chuyên

nghiệp, Hà Nội, 1987 .

4. Chavalier ( J), Gheerbrant ( A), Từ điển biểu tượng văn hóa thế giới,

Nxb Đà Nẵng,Trường viết văn Nguyễn Du,Hà Nội,1997.

5. Lê Thị Chính, Luận văn Thạc sĩ “Thế giới nghệ thuật thơ Nguyễn Đình

Thi”, Hà Nội 1999.

6. Trường Chinh , Bàn về văn hóa văn nghệ, Nxb Văn hóa nghệ thuật, Hà

Nội ,1963

7. Xuân Diệu , Sự uyên bác trong việc làm thơ, Nxb Văn học, 1986.

8. Phan Cự Đệ, Phong trào thơ mới (1932 - 1945), Nxb Khoa học xã hội, Hà

Nội, 1982.

9. Phan Cự Đệ, Văn học lãng mạn Việt Nam( 1930-1045), Nxb Giáo dục ,

Hà Nội ,1997

10. Phan Cự Đệ, Thơ mới tác phẩm và dư luận, Nxb Văn học, Hà Nội ,2002.

11. Nguyễn Đăng Điệp , Vọng từ con chữ, Nxb Văn học, Hà Nội, 2003.

12. Hà Văn Đức, Luận án PTS Phong cách nghệ thuật Nguyễn Tuân,

Nội.

13. Hà Minh Đức, Thơ và mấy vấn đề trong thơ Việt Nam hiện đại, Nxb

Giáo dục, 1998.

14. Hà Minh Đức, Thơ ca Việt Nam hình thức và thể loại, Nxb Khoa học xã

hội, Hà Nội, 1971.

15. Đỗ Thị Hương Giang, Báo cáo khoa học, Mộng và sự thể hiện mộng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thế giới nghệ thuật trong tập thơ tiếng thu của lưu trọng lư (Trang 107)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)