Thể thất ngôn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thế giới nghệ thuật trong tập thơ tiếng thu của lưu trọng lư (Trang 85 - 88)

Chương 3 : MỘT SỐ PHƯƠNG DIỆN NGHỆ THUẬT

3.1. Thể thơ

3.1.2.1. Thể thất ngôn

Mộng chiều hè, Túp lều cỏ, Khi thu rụng lá, Một chút tình, Tình điên, Hoa xoan, Thuyền mộng, Lá bàng rơi, Đợi, Mây trắng, Chiều cổ, Điệu huyền, Khi yêu, Chia ly, Hương lòng, Cảnh thiên đường, Chiếc cáng điều, Lại uống, Bâng khuâng.

Thể thơ cổ phong và thơ Đường luật Trung Quốc, mỗi câu có 7 tiếng. Ở

Tiếng thu, Lưu Trọng Lư đã dứt khốt khơng dùngthể thơ Thất ngôn bát cú

Đường luật với đối ngẫu, gị ép. Theo cách nói của tác giả là kiểu "Con chó đi ra, con mèo chạy vơ"[57.37] với niêm luật và giới luật bóp nghẹt cảm xúc. Sử

dụng thơ 7 chữ (Cổ Phong) nhưng ơng đã tìm đến "Cái điệu rộng rãi và mềm mại hơn"[22.) 90].

Thể hiện ở thể thất ngôn trường thiên với khuynh hướng phá thể. Bài Một

chút tình là một tiêu biểu:

Chửa biết tên nàng, biết tuổi nàng Mà sầu trong dạ đã mang mang Tình u như bóng giăng hiu quạnh Lạnh lẽo đêm trường giãi gió sương Ta chỉ xin em một chút tình

Cho lòng thắm lại với ngày xanh Sao em quên cả khi chào đón

Tình ái, Chiều xn, đến trước mành....

Về cách gieo vần: Thơ thất ngôn cổ phong xưa với lối gieo nhiều vần trắc nên mang cái rắn rỏi, gân guốc.

Trong Một chút tình với cách sử dụng liên tiếp các vần bằng (Nàng, mang,

sương, xanh, mành, lầu, đâu, sầu, thềm, em, xiêm, nhau, sau, đầu...) đã đem đến

một âm điệu uyển chuyển, mềm mại như một bản nhạc tình đắm say mà mơ màng.

Về cách hiệp vần cũng có biến đổi. Trong thơ cổ thưởng chỉ gieo vần ở cuối câu đầu và câu chẵn và thưởng dùng độc vận (hoặc bằng, hoặc trắc mà về cơ bản là dùng vần trắc). Trong Tiếng thu nói chung ở mỗi câu đều có vần (vần bằng) phù hợp với điệu hồn Lưu Trọng Lư nhẹ nhàng , đôi chút trầm lặng:

Hôm qua bạn ạ ta chiêm bao Gò ngựa bền sông dưới gốc đào Sớm ấy đơng qua đào chín ửng

Ta trèo vin hái trên cành cao.

Cách gieo vần tương đối linh hoạt:

Một buổi trăng thu chồng thử vợ Đôi ta sớm nặng thú thiên nhiên Hãy đợi lúc răng long đầu bạc Về đây ngồi ngắm buổi trăng lên ...'

(Túp lều cỏ)

Gieo vần gián cách:

Hôm qua ta đứng bên Hồ Kiếm Quanh ta rộn rịp biết bao người Mà ta chỉ thấy người hôm ấy In giữa không gian một nụ cười

(Mộng chiều hè)

Lưu Trọng Lư đã sử dụng lối gieo bốn câu ba vần và vần gián cách, do ảnh hưởng của thơ Pháp, lối gieo vần ấy được vận dụng một cách uyển chuyển, nhuần nhuyễn và mềm mại hơn.

Về ngắt nhịp: Trong thơ thất ngơn viết theo lối cũ nói chung thường ngắt nhịp 4/3 hoặc 2/5. Trong thơ Lưu Trọng Lư cách ngắt nhịp được biến đổi linh hoạt:

Thuyền bơi trong quãng/ giời xanh ngắt Thẳm xa/ xa thẳm/ một màu lơ

Nhìn mây thẳm/ trời xa chóng mặt Van nàng/ cắm lại/ chiếc thuyền mơ.

Câu thơ 7 chữ ở đây bị xáo động, nhịp của câu thơ là cái bồng bềnh, va đập của sóng nước, cùng cái du dương đưa con thuyền tình trơi vào cõi mộng.

- Về cách cắt khổ: Trong thơ Lưu Trọng Lư, những bài thơ thất ngôn dàingắn mà không hạn định về số câu.Song thường tập hợp thành những khổ gồm 4 câu (hiện tượng này do những biến đổi trong cách gieo vần đem lại). Ví

dụ bài Hơm qua gồm 7 khổ (36 câu), Nắng mới 3 khổ (12 câu), Tình điên 8

khổ (32 câu), Thuyền mộng 5 khổ (20 câu)... mỗi khổ thơ như một bài thất

ngôn tứ tuyệt xinh xắn, tương đối trọn vẹn về tình và ý.

Lưu Trọng Lư đã phá vỡ khn khổ luật thi để đem lại cho Tiếng thu một

nhịp đập mới hòa điệu với nhịp sống của thời đại.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thế giới nghệ thuật trong tập thơ tiếng thu của lưu trọng lư (Trang 85 - 88)