Khái niệm hoạt động tạo hình của trẻ mầm non

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tính sáng tạo của giáo viên mầm non trong tổ chức hoạt động tạo hình cho trẻ con (Trang 35 - 37)

1.1.1 .Trên thế giới

1.3. Lý luận về hoạt động tạo hình và tổ chức hoạt động tạo hình cho trẻ

1.3.1. Khái niệm hoạt động tạo hình của trẻ mầm non

- Nguồn gốc và bản chất hoạt động tạo hình của trẻ

Từ nhiều năm trước, do nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động tạo hình đối với sự phát triển toàn diện của trẻ em nên các nhà tâm lý học đã sớm nghiên cứu và đưa ra các quan điểm về nguồn gốc và bản chất hoạt động tạo hình của trẻ em.

- Trường phái Ưu sinh trong Tâm lý học cho rằng sự phát triển cá thể là sự lặp lại quá trình phát triển của cả chủng loài; sự phát triển của con người là

sự kế thừa những tiềm năng sẵn có của cả loài người. Quan điểm này coi quá

trình phát triển khả năng tạo hình của bất kỳ đứa trẻ nào cũng sẽ có các giai đoạn giống như các giai đoạn mà tổ tiên, những người đi trước đã trải qua; cũng tức là quan điểm này đã phủ nhận tác động của thế giới khách quan tới trẻ em cũng như phủ nhận vai trò hoạt động nhận thức của trẻ trong quá trình phản ánh thế giới xung quanh.

- Trường phái Tâm lý học hành vi đưa ra ý kiến tiến bộ hơn so với quan điểm Ưu sinh khi cho rằng con người tự xây dựng nên bản thân chứ không phải vốn sinh ra con người đã là con người; nhân cách con người là sự sáng tạo của chính con người chứ không phải là sự ban ơn của Thượng Đế.

Tuy nhiên, các nhà Tâm lý học hành vi lại có nhận định khá sai lầm trong giáo dục trẻ nhỏ khi coi giáo dục chỉ như một quá trình điều khiển hành vi của trẻ em, điều này không thể áp dụng được vào việc giáo dục thẩm mỹ, giáo dục nghệ thuật cho trẻ.

- Quan điểm Phân tâm học cho rằng hoạt động tạo hình của trẻ xuất phát từ các năng lượng sinh học bản năng, quan điểm này đã không đánh giá đến bản chất xã hội của hoạt động tạo hình.

Nhìn chung, sự lý giải chỉ theo một quan điểm này hay một quan điểm khác ở trên đều phiến diện và chưa làm rõ được nguồn gốc, bản chất hoạt động tạo hình ở trẻ.

- Quan điểm của Tâm lý học duy vật biện chứng:

Bản chất, nguồn gốc hoạt động tạo hình của trẻ em được các nhà tâm lý học Xô viết xem xét từ góc độ của lý luận về sự phát triển tâm lý trẻ. Cơ sở của lý luận này là luận điểm macxit về sự phát triển con người thông qua quá trình kế thừa mang tính xã hội các tính chất tâm lý, các năng lực tâm lý đặc trưng cho con người; qua quá trình lĩnh hội của cá thể nền văn hóa vật chất, tinh thần được đúc kết trong lịch sử xã hội loài người. Khi tìm hiểu về hoạt động tạo hình mà cụ thể là vẽ tranh, các nhà tâm lý học duy vật biện chứng đã nhận thấy tranh vẽ của trẻ thể hiện các kinh nghiệm về sự vật xung quanh thông qua khả năng tri giác và quá trình giao tiếp với người lớn của trẻ, như vậy tức là hoạt động tạo hình của trẻ là một hoạt động có nguồn gốc xã hội ,mang bản chất xã hội rõ rệt.

- Khái niệm hoạt động tạo hình của trẻ mầm non

Nếu hiểu theo nghĩa rộng, hoạt động tạo hình của trẻ được xem như một quá trình lĩnh hội các kinh nghiệm xã hội.

Khi xét ở phạm vi hẹp – trong các hoạt động đa dạng của lứa tuổi mầm non, hoạt động tạo hình được coi là một hoạt động mang tính sáng tạo nghệ thuật. Với cấu trúc đặc biệt gồm nhiều loại hình hoạt động như vẽ, nặn, dán… đây là một quá trình phản ánh những ấn tượng từ cuộc sống xã hội, là quá trình thể hiện những suy nghĩ, tình cảm của trẻ đối với thế giới xung quanh bằng các phương tiện, chất liệu nghệ thuật, thông qua các hình tượng mang tính nghệ thuật.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tính sáng tạo của giáo viên mầm non trong tổ chức hoạt động tạo hình cho trẻ con (Trang 35 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)