Cách thức kích thích tính tích cực ở trẻ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tính sáng tạo của giáo viên mầm non trong tổ chức hoạt động tạo hình cho trẻ con (Trang 73 - 75)

Đây là một trong những giai đoạn rất quan trọng trong quá trình tổ chức hoạt động tạo hình của giáo viên mầm non. Ở giai đoạn này, cô giáo đã giới

thiệu xong cho trẻ về chủ đề của tiết học và bắt đầu khơi gợi ở trẻ những ý tưởng riêng, những ý tưởng của cá nhân trẻ cho bài tạo hình. Bước này bộc lộ kỹ năng tương tác với trẻ của giáo viên và ảnh hưởng trực tiếp đến tác phẩm của trẻ. Nếu người giáo viên biết cách đặt câu hỏi, biết cách kết nối trẻ một cách tự nhiên nhất đến chủ đề của bài học, kết quả bài làm sẽ rất tốt và mang đậm dấu ấn cá nhân của trẻ. Ngược lại, nếu làm không tốt, không kích thích được tính tích cực của trẻ, bài làm sẽ kém đặc sắc và thiếu màu sắc riêng.

Khi quan sát hai tiết học vẽ với cùng chủ đề “Gia đình”, đề tài thấy rất rõ sự khác biệt trong cách đặt câu hỏi của giáo viên. Cô giáo thứ nhất hỏi trẻ những câu hỏi như sau: “Gia đình con có mấy người?” “Dạ có bố mẹ và chị Chíp ạ” “Thế con muốn vẽ ai?” “Con vẽ tất cả nhà” “Vậy con nhớ khi vẽ phải vẽ con và chị ngồi giữa, bố mẹ ngồi hai bên nhé”. Như vậy, trong quá trình đối thoại với trẻ, giáo viên đã thay trẻ định hình bố cục cho bức tranh. Kết quả là bức vẽ của trẻ y như những lời giáo viên nói.

Cô giáo thứ hai có cách hỏi sâu và gợi mở hơn. “Trong gia đình, con muốn vẽ ai?” “Dạ con muốn vẽ ông nội” “Thế con kể cho cô nghe về ông của con đi. Ông của con có mái tóc thế nào? Râu ông có dài không? Ông có đeo kính không?....” Sau khi trẻ ngẫm nghĩ và đưa ra câu trả lời, cô giáo dặn dò trẻ hãy vẽ như những điều mà trẻ vừa nhớ lại.

Cách làm thứ hai mang lại hiệu quả cao hơn. Tranh của trẻ nhiều chi tiết độc đáo, và điểm đặc biệt nhất là trẻ cực kỳ hào hứng với bài làm của chính mình.

Tiêu chí này chỉ ra cách thức giáo viên sắp xếp cho trẻ thực hiện bài tập, trong đó thông thường giáo viên sẽ cho trẻ hoạt động đơn lẻ, tự thực hiện bài tập của mình; chỉ một số ít giáo viên kết hợp cách thức làm việc nhóm – tức là cho một vài trẻ cùng nhau thực hiện bài tập chung.

Tiêu chí số 5: Cách thức cho trẻ thực hiện nội dung bài dạy.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tính sáng tạo của giáo viên mầm non trong tổ chức hoạt động tạo hình cho trẻ con (Trang 73 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)