Khó khăn trong quá trình tổ chức hoạt động tạo hình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tính sáng tạo của giáo viên mầm non trong tổ chức hoạt động tạo hình cho trẻ con (Trang 89 - 105)

- Tuy điều kiện cơ sở vật chất, đồ dùng trang thiết bị dạy học cho trẻ HĐTH ngày càng được nâng cao nhưng vẫn chưa đáp ứng đầy đủ yêu cầu để thực hiện tốt hoạt động này. Cụ thể: diện tích, không gian để có thể tổ chức cho trẻ HĐTH ngoài lớp học chưa đảm bảo yêu cầu, thiết bị dạy học dành cho môn tạo hình ngoài lớp học chưa đầy đủ (cụ thể: thiếu giá vẽ); phòng học còn quá nhỏ so với số lượng học sinh trong lớp; chưa có đủ đồ dùng dạy học theo quy định cho tất cả các bài tạo hình nên giáo viên vẫn phải thường xuyên tự thiết kế đồ dùng dạy học cho hoạt động này. Có rất ít phòng học chuyên cho các hoạt động giáo dục nghệ thuật, đặc biệt là HĐTH, vì thế giáo viên rất khó vận dụng những biện pháp giáo dục đặc thù nhằm nâng cao hiệu quả HĐTH với sự phát triển của trẻ. Điều này đã gây ảnh hưởng không nhỏ tới kết quả bài tạo hình đối với các em.

- Một khó khăn lớn mà giáo viên gặp phải trong quá trình thực hiện HĐTH hiện nay là số lượng trẻ trong lớp quá đông (trung bình từ 45-55 trẻ, có lớp 65-70 trẻ) với ba giáo viên phụ trách đã ảnh hưởng không nhỏ đến việc tổ chức thực hiện HĐTH. Với số lượng trẻ quá đông như thế giáo viên không thể bao quát, nhắc nhở mọi trẻ cùng tập trung vào sự hướng dẫn của mình và không phải tất cả trẻ đều được trình bày, nêu ý kiến của cá nhân về vấn đề cần miêu tả. Theo sự quan sát, tìm hiểu, trong mỗi giờ tạo hình chỉ có 15% số trẻ được trình bày những hiểu biết, bày tỏ tình cảm, thái độ của mình với đối tượng cần miêu tả cho cô giáo và các bạn nghe. Với số trẻ trong lớp đông như hiện nay, giáo viên rất khó khăn trong việc áp dụng những biện pháp giáo dục cá biệt với trẻ. Ví dụ, những trẻ thực hiện bài tạo hình nhanh thì giáo viên có thể gợi ý để trẻ bổ sung cho các chi tiết cho bài tạo hình thêm phong phú. Đối với những trẻ làm chậm, còn lúng túng chưa biết cách thực hiện thế nào thì giáo viên hướng dẫn tỉ mỉ cách thức thể hiện nội dung cần miêu tả hoặc cùng trẻ thực hiện bài tạo hình theo hướng gợi mở. Hơn nữa, do không gian lớp quá

chật hẹp nên đã ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm tạo hình của trẻ. Sản phẩm tạo hình của trẻ giảm đi tính độc lập, tính sáng tạo. Đa số trẻ ngồi cùng bàn thường có sản phẩm tạo hình giống nhau.

- Mặc dù HĐTH đang chiếm một vị trí quan trọng trong nội dung giáo dục ở trường mầm non nhưng rất nhiều ý kiến của giáo viên cho rằng thời gian chuẩn bị và lên lớp cho HĐTH còn thiếu. Đây là một hoạt động giáo dục mang tính đặc trưng (yêu cầu giáo viên phải tự chuẩn bị mẫu), nó đòi hỏi giáo viên phải mất nhiều công sức, thời gian đầu tư, tìm tòi, sáng tạo mới có thể xây dựng được một giáo án với đầy đủ nội dung, phương tiện dạy học, hình thức tổ chức phù hợp giữa yêu cầu phát triển chung của trẻ với nội dung bài tạo hình và điều kiện thực tế của nhà trường để tổ chức hoạt động này ở trường mầm non.

- Do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan mà các giáo viên chưa có điều kiện bồi dưỡng thường xuyên để nâng cao trình độ về tạo hình (%) nên HĐTH hiện nay vẫn là hoạt động mà các giáo viên luôn băn khoăn phải tổ chức thực hiện thế nào để đạt kết quả như mong muốn.

- Phần lớn giáo viên đều cho rằng lý do “Trình độ tạo hình của giáo viên nhìn chung chưa cao” không phản ánh đúng, và đây không phải là nguyên nhân gây khó khăn trong tổ chức hoạt động tạo hình. Thông qua quan sát, tôi cũng thấy rằng ý kiến của giáo viên như vậy là chính xác, tuy nhiên, do mục đích khảo sát của đề tài ở đây là tính sáng tạo trong tổ chức hoạt động tạo hình, vì vậy đây vẫn được cho là một nguyên nhân. Hầu hết các giáo viên đều đã được đào tạo bài bản qua trường lớp, thế nên trình độ của họ đủ để đáp ứng được yêu cầu cần có của một tiết tạo hình, thế nhưng các tiết học gần như chỉ dừng lại ở mức đạt chứ không phải là mức tốt, có sáng tạo.

- Một khó khăn nữa mà giáo viên gặp phải khi tiến hành HĐTH là khó khăn về phía trẻ.46.7 % số giáo viên cho rằng trẻ ở lứa tuổi này rất hiếu

động, khả năng tập trung chú ý chưa cao. Tuy chỉ có 24.2% số giáo viên cho rằng trình độ nhận thức của trẻ còn đơn giản, khó truyền đạt nhưng đây cũng là một vấn đề khó khăn cho giáo viên trong thời điểm hiện tại bởi chương trình giáo dục hiện nay yêu cầu giáo dục hòa nhập (tức là cho trẻ khuyết tật học chung lớp với trẻ bình thường), do vậy với những cô giáo chưa có nhiều kinh nghiệm thì việc bao quát và dạy dỗ cho những trẻ em này là rất vất vả. Đặc biệt đối với HĐTH là hoạt động trẻ phải tham gia với sự huy động của rất nhiều các giác quan, vận dụng tất cả sự hiểu biết, kinh nghiệm, kỹ năng, kỹ xảo đã có để thực hiện nên giáo viên rất khó khi điều khiển trẻ cùng tập trung vào các yêu cầu cơ bản mà hoạt động này đặt ra.

- Ngoài ra, một số giáo viên còn đưa ra những khó khăn khác như: + Một số phụ huynh chưa thực sự ủng hộ nhà trường, chưa kết hợp chặt chẽ với nhà trường để cùng giáo dục con em mình mà phó thác việc giáo dục trẻ hoàn toàn cho các cô giáo.

+ Có ý kiến của giáo viên cho rằng nội dung bài tạo hình là quá khó đối với trẻ.

+ Do đặc điểm tâm sinh lý của trẻ trong lớp không đồng đều nên giáo viên gặp khó khăn khi cho trẻ cùng thực hiện bài tạo hình.

Những khó khăn trên đã làm ảnh hưởng đến kết quả của HĐTH với trẻ cũng như cản trở khả năng sáng tạo của giáo viên. Tuy nhiên, chính nhờ việc tìm hiểu về những khó khăn này giúp đề tài có thể đề xuất một vài biện pháp nhằm khắc phục những điểm còn hạn chế đối với tính sáng tạo của giáo viên trong tổ chức hoạt động tạo hình.

3.5 Mối liên hệ giữa mức độ sáng tạo của giáo viên theo test TSD-Z và mức độ sáng tạo trong tổ chức hoạt động tạo hình cho trẻ và mức độ sáng tạo trong tổ chức hoạt động tạo hình cho trẻ

Sử dụng phần mềm xử lý số liệu SPSS để kiểm tra mối liên hệ giữa mức độ sáng tạo của giáo viên theo test TSD-Z và mức độ sáng tạo trong tổ

chức hoạt động tạo hình cho trẻ của 30 giáo viên được chọn để tiến hành quan sát, đề tài thu được kết quả như sau:

Thống kê mô tả

Điểm TB Độ lệch chuẩn Tỏng số

Mức độ sáng tạo tính theo trắc

nghiệm 1.1000 .48066 30

Mức độ sáng tạo tính theo tiêu

chí sáng tạo .9333 .52083 30 Tương quan Mức độ sáng tạo tính theo trắc nghiệm Mức độ sáng tạo tính theo tiêu chí sáng tạo Mức độ sáng tạo tính theo trắc nghiệm Hệ số tương quan Pearson 1 .716(**) Trị số P .000 Tổng bình phương và tích chéo 6.700 5.200

Hiệp phương sai .231 .179

Tổng số 30 30

Mức độ sáng tạo tính theo tiêu chí sáng tạo

Hệ số tương quan

Pearson .716(**) 1

Trị số P .000

Tổng bình phương

và tích chéo 5.200 7.867

Hiệp phương sai .179 .271

Với hệ số r=0.716 và hệ số p=0, có thể kết luận rằng mức độ sáng tạo trong tổ chức hoạt động tạo hình có mối tương quan thuận, chặt chẽ với mức độ sáng tạo nói chung được đo theo thang TSD-Z. Phần lớn những giáo viên đạt điểm cao trong test TSD-Z cũng đạt điểm cao trong bảng đánh giá mức độ sáng tạo trong tổ chức hoạt động tạo hình. Như vậy, năng lực sáng tạo sẵn có của mỗi giáo viên là một yếu tố cực kỳ quan trọng bên cạnh những yếu tố khách quan và chủ quan khác.

Đề tài xin phân tích tiết tổ chức hoạt động tạo hình của giáo viên Nguyễn Thị Hải Y., cũng là giáo viên có bản vẽ được phân tích ở trên, để so sánh làm rõ hơn sự tương quan giữa mức độ sáng tạo cá nhân và mức độ sáng tạo trong tổ chức hoạt động tạo hình cho trẻ. Dưới đây là giáo án tiết tổ chức hoạt động tổ chức về chủ đề “Vẽ hoa mùa xuân” của giáo viên Y:

Thông qua dự giờ, quan sát tiết tổ chức tạo hình của giáo viên Y, đề tài thấy rằng giáo viên Y thực hiện đúng yêu cầu và các bước đề ra trong giáo án. Xét theo mức độ sáng tạo tính theo các tiêu chí, tiết tổ chức hoạt động tạo hình này đạt mức tốt (15 điểm) và có những đặc điểm nổi bật sau:

- Tính tương tác giữa giáo viên với trẻ tốt. Khách thể biết cách dẫn dắt, gợi ý, khơi gợi cho trẻ nói lên những suy nghĩ mong muốn của mình. Hệ thống câu hỏi phong phú, cụ thể, kích thích trẻ hoạt động trí tuệ và ngôn ngữ. Một loạt những câu hỏi được đặt ra tuần tự như “Con muốn vẽ loại hoa nào?” “Muốn vẽ được loại hoa đó, con phải sử dụng những nét vẽ nào?” vừa giúp trẻ định hướng lại cách thức thực hiện sản phẩm nhưng không làm mất đi bản sắc của trẻ trong đó. Sau khi trẻ bắt đầu thực hiện hoạt động vẽ, khách thể tiếp tục đến từng bàn để gợi ý (vì khoảng thời gian đầu tiên khi đàm thoại với trẻ về ý tưởng, giáo viên chỉ có thời gian để hỏi từ 3-4 trẻ trong lớp), thêm nữa là những gợi ý về cách bố cục (có thể vẽ bông hoa, bình hoa, vườn hoa…), cách phối hợp chất liệu (sử dụng kết hợp các loại màu như màu sáp, màu dạ…)

giúp trẻ có thêm nhiều ý tưởng trong quá trình hoàn thành bức vẽ mà không mang tính gò ép, định hướng trẻ theo ý riêng của mình. Đến phần nhận xét, đánh giá sản phẩm, khách thể tiếp tục phát huy được thế mạnh của mình khi tương tác với trẻ để trẻ nói lên cảm nhận của mình về bức tranh, giúp trẻ hào hứng trong việc đặt tên tác phẩm. Mặc dù có nhiều giáo viên cũng biết cách sử dụng hệ thống câu hỏi để tương tác với trẻ, nhưng mỗi giáo viên có cách thể hiện của riêng mình và vì thế phản ứng của trẻ với mỗi kiểu tương tác là khác nhau. Giáo viên Y có ưu điểm là rất nhạy cảm với phản ứng của trẻ, nắm bắt rất tốt suy nghĩ , nhanh nhạy trong việc phát hiện ra mỗi khi thấy trẻ gặp vấn đề như lúng túng trong việc chọn nét vẽ, chọn màu… và giải quyết, tháo gỡ cho trẻ một cách nhẹ nhàng, thái độ luôn quan tâm, tận tình với từng câu hỏi dù là nhỏ nhất của trẻ, do đó tạo nên ở trẻ thái độ hợp tác tích cực, hào hứng tham gia vào hoạt động tạo hình trên lớp.

- Khách thể có sử dụng một vài cách thức độc đáo khác trong quá trình tổ chức hoạt động tạo hình như sử dụng slide hình ảnh kết hợp với tranh vẽ, cho trẻ cùng vẽ một bức tranh to, hay kết hợp âm nhạc trong khi cho trẻ vẽ… đây cũng là những chi tiết đáp ứng được yêu cầu về tiêu chí sáng tạo, tuy nhiên thứ nhất là không quá đặc sắc, sáng tạo trong mức đơn giản, thứ hai là không nổi bật, không phải là điểm đặc trưng phân biệt các nhóm mức độ sáng tạo tốt – trung bình – kém.

Từ những đặc điểm trên về tính sáng tạo trong tổ chức hoạt động tạo hình của trẻ mầm non, đề tài xin rút ra một số đặc điểm tâm lý cá nhân của khách thể dựa theo cấu trúc của tính sáng tạo:

- Tính trôi chảy, lưu loát trong ý tưởng và ngôn ngữ, thể hiện qua việc giáo viên rất thành thục trong bài giảng và tương tác với trẻ, luôn tìm ra câu trả lời phù hợp và gây hứng thú cho trẻ đối với các câu hỏi mà trẻ đặt ra.

- Tính nhạy cảm đối với các tình huống có vấn đề, cũng thể hiện được khả năng bao quát rộng của giáo viên đối với cả lớp, quan sát rất nhanh để phát hiện ra trẻ nào đang gặp phải vấn đề, giải quyết thấu đáo, hợp lý.

- Tính mềm dẻo : giáo viên có cách chuyển tiếp, dẫn dắt các bước trong tiết tổ chức hoạt động tạo hình rất tốt, giúp trẻ nhanh chóng thích ứng khi chuyển từ hoạt động này sang hoạt động khác cũng như nắm bắt được nội dung của đề tài.

Như vậy, khi so sánh kết quả của cùng một khách thể này thông qua hai bài test, có thể thấy rằng mặc dù đo bằng các cách khác nhau nhưng đều đưa ra một kết quả chung là khách thể này có mức độ sáng tạo tốt. Trong khi test TSD-Z cho thấy tính tưởng tượng phong phú tự do của khách thể thì các tiêu chí đánh giá mức độ sáng tạo của giáo viên trong tổ chức hoạt động tạo hình lại cho thấy tính mềm mại, nhanh nhạy trong tư duy và giải quyết vấn đề.

3.6. Mối liên hệ giữa mức độ sáng tạo của giáo viên trong tổ chức hoạt động tạo hình với thâm niên công tác hoạt động tạo hình với thâm niên công tác

Sáng tạo thường được nhắc đến cùng với tuổi trẻ. Rất nhiều người cho rằng độ tuổi có mối quan hệ rất mật thiết đến năng lực sáng tạo vì người trẻ thường thích tìm tòi, khám phá những điều mới lạ, độc đáo, trái ngược với người lớn tuổi thường gắn với những thứ quen thuộc, lề lối. Tuy nhiên, với một ngành nghề đòi hỏi sáng tạo không chỉ là ý tưởng mà còn là kỹ năng, kinh nghiệm như giáo viên mầm non, liệu ưu thế về mức độ sáng tạo có thuộc về những người trẻ?

Thống kê mô tả

Điểm TB Độ lệch chuẩn Tổng số

Thâm niên của giáo viên 1.0000 .83045 30

Mức độ sáng tạo tính theo

tiêu chí sáng tạo .9333 .52083 30

Tương quan

Thâm niên của giáo viên

Mức độ sáng tạo tính theo tiêu chí sáng

tạo Thâm niên của giáo

viên Hệ số tương quan Pearson 1 .159 Trị số P .400 Tổng bình phương và tích chéo 20.000 2.000

Hiệp phương sai .690 .069

Tổng số 30 30

Mức độ sáng tạo tính theo tiêu chí sáng tạo

Hệ số tương quan

Pearson .159 1

Trị số P .400

Tổng bình phương

và tích chéo 2.000 7.867

Hiệp phương sai .069 .271

Tổng số 30 30

Quan sát bảng số liệu trên, chúng ta có thể kết luận rằng với hệ số p=0.4 cho thấy không có mối liên hệ nào giữa mức độ sáng tạo với thâm niên

công tác của giáo viên mầm non. Điều này có thể lý giải thông qua quá trình dự các giờ lên tiết tạo hình, trong khi các giáo viên trẻ tỏ ra cực kỳ sáng tạo đối với việc sử dụng các vật liệu độc đáo và áp dụng những cách vào đề, dẫn dắt mới lạ thì các giáo viên lớn tuổi hơn lại có ưu thế trong kỹ năng tương tác với trẻ. Họ rất nhạy cảm trong việc phát hiện vấn đề của trẻ và nhanh chóng tìm ra cách giải quyết phù hợp với từng tình huống khác nhau. Do đó, khi tiến hành đánh giá toàn diện về mức độ sáng tạo của giáo viên mầm non trong tổ chức hoạt động tạo hình, yếu tố về độ tuổi hay thâm niên công tác không phải là yếu tố có sức ảnh hưởng.

Tiểu kết chương 3

Kết thúc chương 3 nghiên cứu về kết quả thực trạng của luận văn, đề tài đã thực hiện được các nội dung sau:

- Luận văn đã xác định được thực trạng tính sáng tạo của giáo viên mầm non đo bằng test TSD-Z và tính sáng tạo của giáo viên mầm non trong tổ chức hoạt động tạo hình được đo bằng các tiêu chí sáng tạo. Theo đó, đối với tính sáng tạo chung của giáo viên mầm non được đo bằng test TSD-Z: có

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tính sáng tạo của giáo viên mầm non trong tổ chức hoạt động tạo hình cho trẻ con (Trang 89 - 105)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)