Đặc điểm của hoạt động tạo hìn hở lứa tuổi mầm non

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tính sáng tạo của giáo viên mầm non trong tổ chức hoạt động tạo hình cho trẻ con (Trang 37 - 38)

1.1.1 .Trên thế giới

1.3. Lý luận về hoạt động tạo hình và tổ chức hoạt động tạo hình cho trẻ

1.3.2. Đặc điểm của hoạt động tạo hìn hở lứa tuổi mầm non

LX Vugotxki khẳng định: “Kinh nghiệm của trẻ nghèo hơn kinh nghiệm của người trưởng thành. Mối quan hệ của trẻ với môi trường ít phức tạp hơn.”

Khác xa với hoạt động tạo hình của một hoạ sĩ trưởng thành. Hoạt động tạo hình của trẻ không nhằm mục đích tạo ra sản phẩm phục vụ xã hội. Kết quả to lớn nhất mà hoạt động tạo hình mang lại cho lứa tuổi mầm non là sự biến đổi phát triển của chính bản thân chủ thể, nó thể hiện các đặc điểm của một nhân cách đang được hình thành.

Hoạt động tạo hình của trẻ mẫu giáo thể hiện rõ “ tính duy kỷ”. Tính duy kỷ làm cho trẻ đến với tạo hình một cách dễ dàng. Trẻ càng nhỏ càng ít quan tâm tới người xem. Trẻ sẵn sàng vẽ bất cứ cái gì và cố gắng truyền đạt những suy nghĩ, thái độ, tình cảm của mình trước những gì được miêu tả. Bởi vậy, sự hạn chế khả năng tạo hình thường được bù đắp rất tích cực bằng âm thanh, lời nói, cử chỉ, điệu bộ… Sự chú tâm vào ý tưởng thường làm cho trẻ hài lòng với các hình vẽ sơ đồ đơn giản thể hiện thế giới xung quanh bằng con mắt trẻ.

Cùng với “tính duy kỷ”, “tính không chủ định” trong các quá trình tâm lý làm cho các sản phẩm hoạt động tạo hình của trẻ vẽ hấp dẫn riêng. Trong tạo hình, trẻ mẫu giáo chưa có khả năng độc lập suy tính công việc sắp tới một cách chi tiết, các ý định thường nảy sinh một cách tình cờ, thường bị thay đổi bởi yếu tố ngẫu nhiên trong quan sát, trong trí nhớ hay trong cảm xúc.

Do đặc điểm lứa tuổi trẻ nhanh chóng bị mất tập trung. Vì thế trong quá trình cho trẻ tri giác, tích luỹ biểu tượng, hình thành các hình tượng, chúng ta cần luôn thay đổi các hình thức tổ chức kết hợp với các loại đồ chơi để cho trẻ có niềm say mê hứng thú với hoạt động, tăng cường khả năng độc lập sáng tạo trong hoạt động tạo hình. Việc lựa chọn nguyên vật liệu để trẻ sử dụng trong quá trình tạo hình thúc đẩy niềm say mê vốn có ở trẻ thơ.

Tóm lại, hoạt động tạo hình ở lứa tuổi mẫu giáo là trẻ miêu tả những gì trẻ biết, trẻ cảm nghĩ được chứ chưa hẳn là những gì trẻ nhìn thấy và sẽ miêu tả chúng như thế nào. Đây là một đặc điểm đáng lưu ý mà người ta đã tận dụng đi sâu để tìm hiểu tâm lý trẻ. Tuy nhiên, nếu để lặp đi lặp lại hiện tượng này thì có thể sẽ tạo thành một điểm gây cản trở cho sự phát triển hoạt động tạo hình của trẻ, hạn chế sự phát triển của hình tượng nghệ thuật. Để khắc phục nhược điểm này, trẻ cần có sự giúp đỡ của giáo viên để có thể bổ sung nội dung cho những tác phẩm của mình. Thông qua sự hướng dẫn của giáo viên, trẻ có thể thu nạp được những kinh nghiệm về sự vật, hiện tượng thông qua quan sát và thông qua các tác phẩm nghệ thuật sẵn có.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tính sáng tạo của giáo viên mầm non trong tổ chức hoạt động tạo hình cho trẻ con (Trang 37 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)