Vai trò của hoạt động tạo hình đối với sự phát triển toàn diện của trẻ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tính sáng tạo của giáo viên mầm non trong tổ chức hoạt động tạo hình cho trẻ con (Trang 38 - 40)

1.1.1 .Trên thế giới

1.3. Lý luận về hoạt động tạo hình và tổ chức hoạt động tạo hình cho trẻ

1.3.3. Vai trò của hoạt động tạo hình đối với sự phát triển toàn diện của trẻ

trẻ mầm non

Từ những năm đầu tiên của cuộc sống, trẻ đã bị lôi cuốn một cách vô ý thức vào tất cả những gì trong sáng và hấp dẫn, chúng thích thú với những đồ chơi với màu sắc rực rỡ, những âm thanh và nhịp điệu rộn rã vui tươi. Tất cả những cái đó gây cho trẻ cảm giác vui sướng.

Từ “đẹp” đã sớm đi vào cuộc sống của trẻ, tình yêu cái đẹp trong thiên nhiên, trong cuộc sống và trong nghệ thuật, thực chất đó là hình thức trẻ được khơi gợi những xúc cảm về cái đẹp. Quá trình tri giác cho hoạt động tạo hình tạo điều kiện cho trẻ trực tiếp tiếp xúc với cái đẹp, nghĩa là, trẻ phải tập quan sát, tập nhận biết, cảm nhận các đặc điểm thẩm mỹ của đối tượng (hình dáng, màu sắc , kích thứơc, cấu trúc, tỉ lệ, không gian…).

Trong quá trình này trẻ nắm bắt đầy đủ, chính xác các đặc điểm, vẻ bên ngoài của đối tượng và xuất hiện cảm xúc về cái đẹp trong hình dáng, màu sắc, nhịp điệu… Đó chính là cảm xúc thẩm mỹ.Từ những cảm xúc này, dần dần hình thành ở trẻ tình cảm thẩm mỹ, quá trình thể hiện các cảm xúc thẩm mỹ của trẻ ngày càng trở nên sâu sắc và trí tưởng tượng mang tính nghệ thuật của trẻ ngày càng trở nên phong phú hơn.

Do đặc điểm phát triển tâm lý của trẻ mẫu giáo mà ở lứa tuổi này được coi là thời kì “hoàng kim” của giáo dục thẩm mỹ. Một nhà giáo dục Xô Viết đã nói: “Phải giáo dục cho trẻ em biết yêu cái đẹp từ tuổi bé nhất, vì nó là cơ sở ban đầu cho việc hình thành nhân cách con người.” Vì vậy, vai trò của hoạt động tạo hình đối với việc giáo dục thẩm mỹ cho trẻ là vô cùng quan trọng. Xúc cảm qua hoạt động tạo hình sẽ trở thành tài sản riêng của những tài năng cho tương lai.

Bước sang tuổi thứ 5, trẻ cần được cung cấp biểu tượng và tạo hứng thú cho trẻ. Việc mở rộng hiểu biết về vẻ đẹp của sự vật, hiện tượng xung quanh qua màu sắc, hình dáng ,đường nét, bố cục , tỉ lệ, không gian… nhằm tạo cho trẻ có nhiều biểu tượng đa dạng, phong phú về thế giới xung quanh.

Hoạt động tạo hình là một hoạt động tổng hợp để trẻ tham gia tích cực vào nhiều quá trình tâm lý khác nhau (óc quan sát, cảm giác , tri giác, trí nhớ , tư duy, tưởng tượng). Hoạt động tạo hình càng được tổ chức phong phú bao nhiêu đứa trẻ càng có cơ hội giao lưu, tiếp xúc với thế giới xung quanh bấy

nhiêu, nhờ đó mà trẻ tích luỹ thêm cho mình vốn hiểu biết phong phú hơn, củng cố những hiểu biết về thế giới xung quanh. Tất cả những kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo mà trẻ lĩnh hội được trẻ sẽ vận dụng trên sản phẩm theo trí tưởng tượng sáng tạo của mình.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tính sáng tạo của giáo viên mầm non trong tổ chức hoạt động tạo hình cho trẻ con (Trang 38 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)