Thuận lợi trong tổ chức hoạt động tạo hình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tính sáng tạo của giáo viên mầm non trong tổ chức hoạt động tạo hình cho trẻ con (Trang 86 - 89)

Quan sát bảng trên, có thể thấy rằng hầu hết các giáo viên đều đồng tình với những thuận lợi có được từ những điều kiện cơ bản như: chương trình mới, sự ủng hộ từ ban lãnh đạo nhà trường, những yếu tố từ bản thân và từ các học sinh.

- Hiện nay, khung chương trình giáo dục thẩm mỹ cho trẻ mầm non được thực hiện theo hướng đổi mới, HĐTH có tài liệu hướng dẫn chi tiết mang tính tích cực. Cụ thể là nội dung bài tạo hình được chia theo chủ điểm, có sự chuyển đổi từ phương pháp giáo dục coi giáo viên là trung tâm sang phương pháp giáo dục trong đó giáo viên là người tạo cơ hội, hướng dẫn, gợi mở, tổ chức cho trẻ thực hiện các hoạt động giáo dục còn trẻ được tạo điều kiện để chủ động, tích cực, sáng tạo tham gia các hoạt động, xu hướng đổi mới các hoạt động giáo dục theo hướng tích hợp (nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức).

- Trang thiết bị đồ dùng dạy học cho HĐTH ngày càng được nâng cao. Vụ mầm non đã cung cấp bộ tranh dạy học cho một số đề tài tạo hình, nguyên vật liệu cho HĐTH ngày càng phong phú với nhiều chất liệu khác nhau, đồ chơi, đồ dùng dạy học mẫu mã ngày càng đa dạng, phong phú và đạt yêu cầu về mặt nghệ thuật cũng như thẩm mỹ.

- Một thuận lợi cơ bản được đa số giáo viên đưa ra là sự quan tâm của các cấp lãnh đạo với việc tổ chức HĐTH vì đây là một hoạt động có ý nghĩa đặc biệt quan trọng với trẻ ở lứa tuổi này, là một hình thức để trẻ bộc lộ bản sắc cá nhân.

HĐTH là hoạt động mang tính nghệ thuật cao. Nó đòi hỏi giáo viên phải có kiến thức và kỹ năng thuần thục mới đảm đương được nhiệm vụ dạy tạo hình. Các trường mầm non hiện nay đã rất chú ý đến việc bồi dưỡng trình độ tạo hình cho giáo viên vào các dịp hè dưới nhiều hình thức khác nhau (tham gia các lớp bồi dưỡng tạo hình do Phòng Giáo dục, Sở Giáo dục – Đào tạo tổ chức hoặc mời các họa sỹ - nhà giáo về bồi dưỡng HĐTH cho giáo viên ngay tại trường…). Tuy nhiên, do kinh phí cần có để chi cho việc mở lớp bồi dưỡng là rất lớn nên mỗi chu kỳ bồi dưỡng (thường là một năm một lần vào mùa hè) chỉ có thể củng cố được một phần (ví dụ củng cố về phương pháp gợi mở, về nhận xét đánh giá…), hơn nữa kéo dài tối đa là 2 ngày vì còn rất nhiều những mảng chuyên môn khác cần được bồi dưỡng. Do vậy, mặc dù nhà trường và các cấp lãnh đạo rất quan tâm nhưng điều kiện để bồi dưỡng tạo hình cho giáo viên dưới hình thức tập huấn vẫn còn hạn chế. Để khắc phục tình trạng đó, hàng năm các trường đều tổ chức thi đồ dùng đồ chơi sáng tạo, cuộc thi này góp phần rèn luyện và kích thích tính sáng tạo cho giáo viên. Thông qua cuộc thi, các giáo viên còn có thể học hỏi lẫn nhau về kinh nghiệm và ý tưởng.

- Thuận lợi quyết định sự thành công của mọi giáo viên trong công việc của mình đó là lòng yêu nghề, yêu trẻ. Hầu hết tất cả các giáo viên đều cho rằng đây là thuận lợi cơ bản giúp cho mỗi giáo viên luôn nỗ lực cố gắng, đem hết tâm huyết, năng lực của mình, tìm kiếm biện pháp giáo dục mang lại kết quả cao nhất cho các hoạt động giáo dục trong nhà trường, đặc biệt là hoạt động tạo hình.

- Sự đơn giản, hồn nhiên của trẻ cũng là một yếu tố thuận lợi cho giáo viên trong quá trình tổ chức hoạt động tạo hình. Phần lớn giáo viên đều đồng tình rằng trẻ em như tờ giấy trắng, rất dễ bảo ban, tiếp thu nhanh lại có nhiều ý tưởng mới lạ, độc đáo.

- Một thuận lợi khác được giáo viên đưa ra là:

Do điều kiện xã hội ngày càng phát triển, trình độ dân trí ngày càng tăng nên hầu hết phụ huynh trẻ đã nhận thức được tầm quan trọng của giáo dục mầm non đối với sự phát triển toàn diện của con em mình, do đó họ rất ủng hộ nhà trường trong các hoạt động để tạo điều kiện tốt nhất cho sự phát triển mọi mặt của trẻ ở lứa tuổi này. Rất nhiều phụ huynh đã đăng ký cho con học ngoại khóa môn tạo hình. Dưới sự hướng dẫn của giáo viên, phụ huynh đã cho con thực hiện HĐTH ở nhà và vận dụng những kiến thức tạo hình đã nắm được để giải quyết những vấn đề cuộc sống xung quanh trẻ: tự chọn quần áo phù hợp, giữ vệ sinh trong gia đình, sắp xếp đồ dùng trong gia đình gọn gàng, đẹp mắt, trang trí các phòng trong gia đình… Đó là các hình thức ứng dụng của HĐTH trong cuộc sống phù hợp với trẻ mầm non.

3.4.2. Những khó khăn trong quá trình tổ chức hoạt động tạo hình cho trẻ mầm non cho trẻ mầm non

HĐTH chưa thực sự đạt được kết quả mong muốn như mục đích ban đầu đề ra, bởi vì trong quá trình thực hiện hoạt động giáo dục này giáo viên mầm non còn gặp phải những khó khăn nhất định. Xử lý số liệu trong phiếu

điều tra, đề tài tập hợp những khó khăn cơ bản mà giáo viên đang gặp phải hiện nay trong quá trình thực hiện HĐTH là:

Bảng 3.4: Những khó khăn trong quá trình tổ chức hoạt động tạo hình

Khó khăn trong quá trình tổ chức hoạt động tạo hình Tỷ lệ %

Điều kiện cơ sở vật chất, đồ dùng dạy học chưa đáp ứng đủ yêu cầu của nội dung giáo dục

54.2

Số lượng trẻ trong lớp quá đông, khó tổ chức 61.7

Thời gian chuẩn bị và thời gian lên lớp của hoạt động tạo hình còn thiếu

64.2

Trình độ tạo hình của giáo viên nhìn chung chưa cao 39.2

Chưa có điều kiện bồi dưỡng thường xuyên để nâng cao trình độ về tạo hình

48.3

Trẻ có nhận thức quá đơn giản, khó truyền đạt 24.2

Trẻ quá hiếu động, khả năng tập trung chú ý chưa cao 46.7

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tính sáng tạo của giáo viên mầm non trong tổ chức hoạt động tạo hình cho trẻ con (Trang 86 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)