Các cấp độ của sáng tạo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tính sáng tạo của giáo viên mầm non trong tổ chức hoạt động tạo hình cho trẻ con (Trang 30 - 31)

1.1.1 .Trên thế giới

1.2. Lý luận về sáng tạo

1.2.3. Các cấp độ của sáng tạo

Theo tác giả Nguyễn Huy Tú, sáng tạo có thể được phân ra năm cấp độ khác nhau như sau:

- Cấp độ 1 - Sáng tạo biểu hiện: Là dạng cơ bản nhất của sáng tạo, không đòi hỏi tính độc đáo hay kỹ năng quan trọng nào. Đặc trưng của cấp độ sáng tạo này là tính bộc phát “hứng khởi” và sự tự do, khoáng đạt.

- Cấp độ 2 – Sáng tạo sáng chế: Là bậc cao hơn sáng tạo biểu hiện. Nó đòi hỏi kỹ năng nhất định để thể hiện rõ ràng, chính xác các ý kiến của cá nhân. Ở cấp độ này, tính bộc phát, hứng khởi đã nhường bước cho các quy tắc trong khi thể hiện cái tôi của người sáng tạo.

- Cấp độ 3 – Sáng tạo phát kiến: Có đặc trưng là sự phát hiện hoặc “tìm ra” do “nhìn thấy” các quan hệ mới giữa các thông tin trước đây. Đây chưa phải là cấp bậc sáng tạo cao nhất, mà chỉ là chế biến các thông tin cũ và sắp xếp lại chúng để đi đến các quan hệ mới và đó chính là sự xuất hiện sáng kiến hay phát kiến.

- Cấp độ 4 – Sáng tạo cải biến (đổi mới, cải cách): Là cấp bậc sáng tạo cao. Nó thể hiện sự am hiểu sâu sắc các kiến thức khoa học hoặc nghệ thuật, kỹ thuật hay sản xuất, tức là đòi hỏi một trình độ trí tuệ nhất định, từ đó xây dựng được các ý tưởng cải tạo, cải cách có ý nghĩa xã hội. Lackben cho rằng, dự án trong đầu càng xa với ban đầu bao nhiêu thì sự sáng tạo càng lớn hơn bấy nhiêu.

- Cấp độ 5 – Sáng tạo cao nhất là những ý tưởng làm nảy sinh ngành nghề mới, trường phái mới, vượt qua cả trí tuệ đương thời. Đại diện cho những người đạt cấp bậc này là Einstein trong vật lý, Picasso trong hội họa, Chopin trong âm nhạc, Darwin trong sinh vật học, K.Marx, Hồ Chí Minh trong xã hội và khoa học chính trị.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tính sáng tạo của giáo viên mầm non trong tổ chức hoạt động tạo hình cho trẻ con (Trang 30 - 31)