Các hình thức tổ chức hoạt động trong giờ tạo hình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tính sáng tạo của giáo viên mầm non trong tổ chức hoạt động tạo hình cho trẻ con (Trang 82 - 86)

Số liệu ở biểu đồ cho thấy:

- Hình thức tổ chức HĐTH cho trẻ trong lớp học trên các tiết tạo hình đã được tất cả các giáo viên mầm non thường xuyên sử dụng vì nó phù hợp với điều kiện thực tế hiện nay.

- Cho trẻ tiến hành HĐTH ngoài thiên nhiên, theo nhóm nhỏ là những biện pháp không được giáo viên nào làm thường xuyên. Trao đổi trực tiếp với các giáo viên chúng tôi thu được các thông tin:

Thực hiện HĐTH ở ngoài thiên nhiên với số lượng trẻ trong lớp đông như hiện nay đã vượt quá khả năng điều khiển của giáo viên. Các giáo viên rất khó bao quát toàn bộ lớp khi tổ chức cho trẻ quan sát vì trẻ rất hiếu động, khả năng tập trung chú ý chưa cao nên nhiều khi trẻ bị phân tán chú ý, không tập trung vào dấu hiệu bản chất của đối tượng cần miêu tả và trẻ không giữ được trật tự. Hơn nữa, do điều kiện kinh phí, cơ sở vật chất để cho trẻ thực hiện HĐTH ngoài thiên nhiên còn khó khăn cho nên không có giáo viên nào thường xuyên thực hiện được biện pháp này. Số giáo viên thỉnh thoảng áp dụng biện pháp này cũng chiếm tỷ lệ 60%. Còn 40% giáo viên chưa áp dụng biện pháp này đối với trẻ khi tiến hành HĐTH.

Tổ chức HĐTH theo nhóm nhỏ là hình thức tổ chức dạy học rất có tác dụng trong việc phát triển tính tích cực của trẻ khi tham gia HĐTH. Có 62,5% giáo viên thỉnh thoảng sử dụng biện pháp này. Còn 37,5% số giáo viên không bao giờ chia trẻ thành nhóm để tiến hành HĐTH. Vì với cơ số 3 giáo viên cho một lớp từ 50-60 trẻ thì việc chia nhóm để thực hiện HĐTH là rất khó. Giáo viên cũng nhận thấy nếu trẻ được chia thành các nhóm nhỏ để chỉ dạy tạo hình thì giáo viên sẽ có điều kiện hướng dẫn cho trẻ tỉ mỉ hơn, sâu sắc hơn và sản phẩm của trẻ mang tính độc lập hơn (do ít chịu ảnh hưởng của bạn bên cạnh do lớp ngồi quá đông).

Giúp đỡ riêng là hoạt động tổ chức dạy học được 19,2% số giáo viên thường xuyên sử dụng, còn 50% số giáo viên thỉnh thoảng mới sử dụng hình thức tổ chức dạy học này,30,8% giáo viên không bao giờ dạy tạo hình cho trẻ theo hình thức giúp đỡ riêng này. Đối tượng để giáo viên giúp đỡ riêng là những trẻ quá yếu về khả năng tạo hình, hầu hết các bài tạo hình không đạt yêu cầu và đối tượng thứ hai là các em có năng khiếu về tạo hình cũng được

giáo viên thường xuyên giúp đỡ riêng để tham gia các cuộc thi được tổ chức trong và ngoài trường.

3.4. Những yếu tố ảnh hưởng đến tính sáng tạo trong tổ chức hoạt động tạo hình cho trẻ mầm non tạo hình cho trẻ mầm non

Tìm hiểu về những yếu tố ảnh hưởng đến tính sáng tạo trong tổ chức hoạt động tạo hình thực chất là tìm hiểu về chính những yếu tố ảnh hưởng đến quá trình tổ chức hoạt động tạo hình, bởi vì tính sáng tạo của giáo viên có được phát huy hay không phụ thuộc rất lớn vào việc họ có được những thuận lợi gì, gặp phải những khó khăn gì trong quá trình tổ chức tạo hình. Những thuận lợi từ môi trường làm việc, từ chính bản thân người giáo viên hay từ phía học sinh sẽ giúp giáo viên có điều kiện thể hiện và phát triển tính sáng tạo của mình. Tương tự như vậy, những khó khăn trong quá trình tổ chức tạo hình sẽ kìm hãm sự sáng tạo của họ.

3.4.1. Những thuận lợi trong quá trình tổ chức hoạt động tạo hình cho trẻ mầm non: mầm non:

Hoạt động tạo hình là hoạt động vô cùng phong phú và hấp dẫn đối với trẻ mầm non, giúp trẻ xâm nhập thế giới xung quanh, phát triển khả năng sáng tạo ra cái đẹp, bồi dưỡng ở trẻ xúc cảm, tình cảm, thẩm mỹ, đạo đức. Vì thế, trong trường mầm non hiện nay, hoạt động tạo hình rất được chú trọng và tạo những điều kiện thuận lợi để phát huy hết vai trò của mình đối với sự phát triển trí tuệ - thẩm mỹ của trẻ.

Tìm hiểu những điều kiện thuận lợi trong quá trình thực hiện HĐTH, đề tài đã xử lý số liệu và thu được kết quả ở bảng sau:

Bảng 3.3: Những thuận lợi trong quá trình tổ chức hoạt động tạo hình

STT Thuận lợi Tỷ lệ %

1 Khung chương trình theo hướng đổi mới 65

2 Ban giám hiệu nhà trường tạo và các cấp lãnh đạo quan tâm giúp đỡ

73.3

3 Nhà trường tạo điều kiện để giáo viên được bồi dưỡng, nâng cao trình độ về tạo hình

72.5

4 Cơ sở vật chất, trang thiết bị ngày càng được nâng cao 70.8

5 Bản thân có sự nhiệt tình, yêu nghề, ham học hỏi 82.5

6 Bản thân đã trải qua đào tạo, có nghiệp vụ, có chuyên môn 60

7 Bạn rất tích cực thiết kế các đồ dùng dạy học mới 53.3

8 Bạn luôn tìm hiểu những phương pháp mới để ứng dụng vào tổ chức hoạt động tạo hình

62.5

9 Trẻ rất ham tìm hiểu, khám phá thế giới xung quanh, luôn luôn đặt câu hỏi

62.5

10 Trẻ có tình cảm hồn nhiên, trong sáng, dễ tác động, dễ bảo ban

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tính sáng tạo của giáo viên mầm non trong tổ chức hoạt động tạo hình cho trẻ con (Trang 82 - 86)