Kết cấu truyện ngắn Đỗ Tiến Thụy

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Truyện ngắn các cây bút trẻ quân đội (Qua Nguyễn Thế Hùng, Đỗ Tiến Huy, Nguyễn Đình Tú) (Trang 71 - 76)

 3.2 .1 Kết cấu truyện ngắn Nguyễn Đình Tú

 3.2.2 Kết cấu truyện ngắn Đỗ Tiến Thụy

Trong các sáng tác của mình, nhà văn Đỗ Tiến Thụy chủ yếu sử dụng ba kiểu kết cấu sau. Thứ nhất, kết cấu thời gian tuyến tính. Câu chuyện được bắt đầu ở hiện tại rồi cứ thế mạch truyện được phát triển theo diễn tiến thời gian cho đến khi kết thúc. Trong số 23 truyện ngắn có đến 13 truyện (gồm các truyện: Tiếng t’rưng làng

Rấp, Dưới mái nhà rông, Chuyện không muốn kể, Làng mới, Sang mùa, Sóng ao làng, Lênh đênh, Vết thương thành thị, Đồng đất quê cha, Huyền thoại Yàng, Nóc xưa, Trong núi lạc đà) chiếm hơn 50% số lượng được nhà văn Đỗ Tiến Thụy triển

khai theo kết cấu này. Thứ hai, kết cấu thời gian ngưng đọng. Thời điểm hiện tại khi câu chuyện bắt đầu có tác dụng như một chiếc neo thời gian để nhân vật nghĩ về quá khứ. Khi câu chuyện trong quá khứ được kể xong, nhân vật trở lại với thực tại thì cũng là lúc câu chuyện kết thúc. Có 6 truyện ngắn (gồm các truyện Chênh vênh cầu

treo, Gió đồng se sắt, Người trong núi, Những nốt nhạc xa xanh, Ngẩng đầu lên đi em, Họ nhà Vòn) được nhà văn Đỗ Tiến Thụy sử dụng kiểu kết cấu này. Thứ ba,

những truyện còn lại (bao gồm các truyện Người về cất nước sông Gianh, Người đàn bà đợi mưa, Đêm Rong Chiêng, Có cha) được nhà văn Đỗ Tiến Thụy kết cấu

theo nguyên tắc thời gian đồng hiện. Những câu chuyện quá khứ đan xen cùng những câu chuyện hiện tại một cách hài hịa có chủ đích. Cả ba kiểu kết cấu này đều là những kết cấu truyện ngắn cơ bản, được nhiều thế hệ nhà văn sử dụng một cách phổ biến. Do vậy, chúng tôi thiết nghĩ việc đi sâu vào phân tích cơng dụng của ba loại kết cấu này không cần thiết bằng việc chỉ ra những nét riêng mang dấu ấn cá nhân của nhà văn Đỗ Tiến Thụy trong các kết cấu này. Qua quá trình nghiên cứu, chúng tơi nhận thấy ở cả ba kiểu kết cầu này có hai điểm đặc trưng đáng chú ý.

Điểm đầu tiên là tầm quan trọng của gia đình đối với kết cấu truyện ngắn Đỗ Tiến

Thụy. Gia đình là nhân tố trung tâm trong truyện ngắn của nhà văn Đỗ Tiến Thụy. Nhân tố trung tâm này thể hiện ở việc các tình huống làm tiền đề cho câu chuyện phát triển đều nảy sinh trong gia đình. Dưới đây là bảng khảo sát chi tiết.

STT Truyện Tình huống trung tâm phát triển truyện

1 Nóc xưa Gia đình Hn bàn bạc việc có nên bán cây gỗ

em út lấy tiền học đại học.

2 Họ nhà Vòn Vợ lão Vịn bị lính hiếp, lão Vịn tức tối đuổi vợ

đi.

3 Chuyện không muốn kể Sự ngỗ ngược của hai đứa em đối với anh trai và

mẹ đẻ đang lâm bệnh.

4 Chênh vênh cầu treo Sự giằng xé giữa tình nghĩa vợ chồng và tình u

của nhân vật tơi.

5 Sang mùa Lợi chết, Sâm – bạn cùng chiến đấu – về lấy Bính

– vợ cũ của Lợi. Hai người ở nhà Lợi trước đây, chăm sóc mẹ Lợi.

6 Người đàn bà đợi mưa Người phụ nữ nảy sinh tình cảm với người chăm

vườn sau khi bị chồng phụ bạc.

7 Gió đồng se sắt Sự trù ép của chính quyền khiến gia đình Én lâm

vào túng quẫn, bố Én đánh Én vì tội ăn trộm cơm cho em ăn.

8 Có cha Ơng Nhắt ốm nặng, nằm chờ những đứa con rơi,

con vãi về để nhắm mắt xuôi tay

9 Đồng đất quê cha Người cha thấy người con không hiểu biết về

đồng ruộng nên đưa con về quê chơi.

10 Người về cất nước sông

Gianh

Gianh từ chối sự sắp xếp của gia đình người yêu ở Hà Nội để về quê báo hiếu với cha mẹ.

11 Trong núi lạc đà Tình yêu giữa hai anh em Vũ – Văn với cô gái

Mường

12 Lênh đênh Chồng nghiện, con ốm, Nền phải đi làm ô sin để

kiếm tiền ni gia đình

13 Dưới mái nhà ông YLinh không nghe lời cha – già ATheo – ngủ với

khách Tây, mất đi sự trinh trắng.

người lính Vui, Tâm, Trúc.

15 Nơi khơng có sóng Xì

phơn

Anh gặp Khánh trong bữa cơm thân mật ở nhà cô.

Bảng khảo sát trên cho chúng ta thấy có đến 2/3 những tình tiết cốt lõi trong truyện ngắn của Đỗ Tiến Thụy đều diễn ra trong phạm vi gia đình. Mọi biến động của con người, xã hội đều được nhà văn Đỗ Tiến Thụy phản ánh, nhìn nhận, đánh giá thơng qua lăng kính gia đình. Đặc trưng thứ hai trong truyện ngắn Đỗ Tiến Thụy là những cái kết ngang trái. Nhà văn Đỗ Tiến thường kết thúc câu chuyện một

cách lửng lơ, khi câu chuyện chưa đi đến hồi kết một cách trọn vẹn và để cho tâm trạng nhân vật vào trong tình trạng rối bời, tiến thối lưỡng nan, chưa có giải pháp cho các khúc mắc trong cuộc sống. Dưới đây là bảng khảo sát tâm trạng khi kết thúc truyện ngắn của nhà văn Đỗ Tiến Thụy.

STT Truyện Tâm trạng nhân vật khi kết thúc truyện

1 Người về cất nước sông

Gianh

Tơi ngổn ngang, đau xót khi thấy Gianh đang cùng mẹ cất nước sông Gianh và thấy chán chồng, không muốn về nhà.

2 Người đàn bà đợi mưa Chị mong ngóng người mình u – người thợ

làm vườn – trở về trong vô vọng.

3 Tiếng T’rưng làng ấp Du đau đớn khi thấy Huy đã lấy vợ, song giờ

quay lại với ADổi thì cũng lơ làng.

4 Họ Nhà Vòn Lão Vòn cảm thấy yên tâm khi cuối cùng đã

đưa mộ phần của vợ vào khu mộ gia đình.

5 Dưới mái nhà rơng Già Atheo đau đớn khi thấy con mắc tội với

làng, làng quê tán tác trong cơn lốc thị trường.

6 Chuyện không muốn kể Tôi phẫn uất khi hai đứa em truy nhau xem

đứa nào bú bầu vú mẹ bên nào thì phải trả tiền chữa trị bệnh ung thu vú bên ấy cho mẹ.

8 Chênh vênh cầu treo Tôi rối bời giữa tình cảm của vợ và tình u của người tình.

9 Gió đồng se sắt Nhân vật tôi cảm thấy bùi ngùi khi nhớ lại

quãng ngày gian khó xa xưa.

10 Đêm ong Chiêng Nhân vật anh cảm thấy sợ hãi, chán nản trước

những sự biến đổi tiêu cực của làng quê ngày xưa mình từng được cưu mang trong cơn lốc thị trường.

11 Sang mùa Bính – Sâm vui mừng khi sau bao năm đơi chờ

Bính đã có thai

12 Người trong núi Kíp đi về trong nỗi niềm xa xót khi phải trả

đứa con mình ni bao năm trời cho bố đẻ nó – kẻ thù của vợ chồng mình.

13 Sóng ao làng Thuân rối bời khi khơng rõ tình cảm của mình

với Qun, khơng biết mình có nên giúp người u cũ hay khơng.

14 Nơi khơng có sóng Xì

phơn

Anh đau xót khi nhận ra người mình u dám lừa dối mình một cách trắng trợn kể cả khi thề trước vong linh cha anh.

15 Lênh đênh Nền thấy chán nản khi lại phải đối mặt với

hồn cảnh gia đình bất hạnh. Chồng tái nghiện, con chơi bời lêu lổng không chịu học hành

16 Vết thương thành thị Tôi, Dịu chạy trốn trong hoang mang tuyệt

vọng khi tôi đánh ông chủ Hàn quốc để cứu người làng.

17 Có cha Chiến bực bội khi bị hỏi về cái chết của người

em gái hờ.

18 Đồng đất quê cha Anh thương con trai mình khờ khạo và lo cho

19 Huyền thoại Yàng Ythan đau đớn trước cái chết của người yêu

20 Ngẩng đầu lên đi em Nga đau đớn chia tay cô giáo lên thành phố

khơng cịn hy vọng về việc người yêu đến đón mình. Người u cơ đã bỏ cô khi biết sự thật về mầm bệnh trong cô.

21 Những nốt nhạc xa xanh Các học trị và cơ Hoan đau đáu nỗi nhớ thầy

Đoàn.

22 Nóc xưa Cả gia đình Hn vui vẻ trong ngày tết.

23 Trong núi lạc đà Gia đình Văn – Vũ vui vẻ trong ngày gặp mặt.

Qua bảng khảo sát trên, chúng ta thấy rất ít các tác phẩm của nhà văn Đỗ

Tiến Thụy có cái kết thúc có hậu, viên mãn như các truyện Nóc xưa, Đồng đất quê

cha, Trong núi lạc đà... Ngay như truyện ngắn Sang mùa, mặc dù cái kết viên mãn

là sau bao nhiều năm tháng mịn mỏi chờ đợi Bính đã có tin mừng nhưng bạn đọc vẫn khơng khỏi thấy gờn gợn xa xót bởi những tiếng khóc con hờ hờ của mẹ chồng Bính – người cho con dâu đi lấy chồng khi con trai chết. Chủ tâm tạo ra những cái kết ngang trái, đưa nhân vật vào hồn cảnh xa xót, nhà văn Đỗ Tiến Thụy muốn tạo ra những xúc cảm mạnh, tạo những nếp hằn trong tâm trí độc giả khi gập lại trang sách. Và chúng tôi nghĩ rằng anh đã làm được điều đó.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Truyện ngắn các cây bút trẻ quân đội (Qua Nguyễn Thế Hùng, Đỗ Tiến Huy, Nguyễn Đình Tú) (Trang 71 - 76)