Kiểu nhân vật tư tưởng trong truyện ngắn Nguyễn Đình Tú

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Truyện ngắn các cây bút trẻ quân đội (Qua Nguyễn Thế Hùng, Đỗ Tiến Huy, Nguyễn Đình Tú) (Trang 60 - 64)

 3.1 Kiểu nhân vật trong truyện ngắn của ba cây bút trẻ quân đội

 3.1.1 Kiểu nhân vật tư tưởng trong truyện ngắn Nguyễn Đình Tú

Khảo sát tồn bộ truyện ngắn Nguyễn Đình Tú, chúng tơi nhận thấy anh rất hạn chế xây dựng những nhân vật dị hình gây ám ảnh. Trong số 58 truyện ngắn anh viết chỉ có nhân vật giao liên Liên (Chuyện xưa chưa kể) và những thai nhi khơng

thành hình người (Ở xứ vơ lồi) là có ngoại hình dị dạng, khơng bình thường. Tuy

nhiên do anh không tập trung vào khía cạnh này nên dấu ấn đọng lại vẫn là thân phận chứ không phải những ấn tượng thuộc về ngoại hình nhân vật. Về cơ bản nhân vật trong truyện ngắn Nguyễn Đình Tú là nhân vật tư tưởng được tạo ra nhằm minh họa cho ý đồ tác giả một cách rõ ràng, có chủ đích. Kiểu nhân vật này được Nguyễn

Đình Tú xây dựng thành hai nhánh. Nhánh thứ nhất là những nhân vật tôn giáo.

Những nhân vật tôn giáo này chủ yếu theo hai đạo giáo cơ bản, phổ biến nhất ở nước ta hiện nay là Phật giáo và Thiên chúa giáo. Có một số lượng nhân vật khơng nhỏ được Nguyễn Đình Tú khốc lên mình tấm áo chồng tơn giáo. Về đạo Phật có các nhân vật Tuấn (Bên bờ hư ảo), sư Lý (Qua sông), sư Đàm Thanh (Cánh rừng

không yên ả), sư ông (Những chàng trai sống cùng hoa săng đắng), sư ông (Bên ấy là cuộc đời)…. Về Thiên chúa giáo có bộ ba nhân vật Miền, Nhài, Hằng (Đay gieo mùa thương khó). Các nhân vật tơn giáo này đều tồn tâm tồn ý phụng sự giáo lý

tơn giáo đó một cách tự nguyện, chân thành, cung kính, nhất nhất hành động của họ đều tuân theo giáo lý. Là người xuất gia, sư Lý (Qua sông), sư Đàm Thanh (Cánh

rừng khơng n ả) có đức từ bi hỷ xả của nhà Phật. Họ ln sẵn lịng giúp đỡ những

con người gặp hồn cảnh cơ nhỡ. Là tín đồ Thiên chúa giáo, ba cô gái Miền, Nhài, Hằng (Đay gieo mùa thương khó) ln chăm chỉ cầu nguyện, xưng tơi. Tóm lại, họ là người của Chúa, của Phật chứ không phải là người của thế gian nên tất yếu họ đại diện cho tư tưởng của tơn giáo mình theo. Trong số họ, Tuấn (Bên bờ hư ảo) là nhân vật tôn giáo tiêu biểu. Khác với những người tu hành thơng thường là tìm đến với cửa Phật khi đã trải qua đủ hỉ, nộ, ái, ố của cuộc đời, Tuấn mới mười lăm tuổi chưa trải qua bất cứ “biến cố cuộc đời” nào nhưng đã tỏ ra mình có căn tu. Mọi lời nói, hành động của cậu đều mang đầy màu sắc Phật giáo. Thật khó tưởng tượng đây lại là lời của một cậu bé mười lăm tuổi: Em thấy hợp với cảnh chùa, rồi ngộ ra rằng

theo thầy để diệt khổ…Làm người là khổ… Người là cái cây, khổ là con sâu, chỉ diệt con sâu thôi chứ không diệt cái cây. [22, 80] Phật tính trong người Tuấn quá rõ

nét. Xây dựng nhân vật như Tuấn – bên cạnh sự thực dụng, toan tính của Khanh – Nguyễn Đình Tú muốn làm bật lên tư tưởng cuộc đời có rất nhiều sự lựa chọn để đi đến hạnh phúc, không nhất thiết lúc nào cũng phải tính tốn, mưu cầu vật chất.

Nhánh thứ hai là những nhân vật đời thường, được xây dựng nhằm minh họa cho

một tư tưởng nào đó của Nguyễn Đình Tú. Họ có thể là những người đứng tuổi, có trải nghiệm về cuộc đời, vốn sống, hoặc là những chàng trai, cô gái tuổi mười tám,

về các vấn đề của cuộc sống. Những lời nói của họ đậm chất “triết gia”. Bác Trương (Ngày ấy, một lần) đã khuyên chàng lính trẻ đào ngũ như thế này: Cháu có chỗ

quay lưng nhưng chật hẹp và tù túng trong sự ám ảnh lùi bước của một kẻ đào ngũ. Bác khơng nói đến sự xử lý của pháp luật, vì cháu có thể bị tịa án binh xét xử, mà vác nói đến sự khuất phục ý chí trước cuộc sống. Sau này cháu sẽ chẳng làm được việc gì ra hồn bởi cháu thiếu nghị lực và lòng can đảm. Chẳng lẽ cháu lại bước vào đời với tư cách là một chàng trai không hồn thành nghĩa vụ cơng dân? Vậy thì cháu lấy tư cách gì để hưởng những sự tốt làn mà đất nước này đưa lại? [17,120].

Lời khuyên đậm chất giáo huấn ấy của người cựu chiến binh đã giúp chàng lính trẻ có thêm niềm tin và hồn thành tốt nghĩa vụ quân sự, ra đời trở thành một người có ích cho xã hội. Người con gái trong (Đoản khúc mùa thu) nói về cuộc tình khơng

thành của mình mà như đang triết lý về bao cuộc tình dang dở khác: Đừng trách

quá khứ vì nếu cho ta làm lại từ đầu chưa chắc ta đã làm khác được. Đơi khi con người ta cứ hay tuyệt đối hóa tình u. Chưa hẳn một tình u đẹp sẽ đưa đến một hôn nhân đẹp. Đừng là quá vãng bao biện cho những thua thiệt hiện tại. Có phải thế không? [22,91-92]. Nhân vật hắn trong truyện ngắn Nỗi đau biểu tượng đã bàn

về cuộc đời, về bản chất con người như sau: Sống ở trên đời này đã làm người thì

đừng làm thánh, nửa người nửa thú là bản chất vĩnh cửu của động vật cao cấp hai chân, cịn nửa người nửa thánh là tấn bi kịch khơng thể tự chôn sống, tự hỏa thiêu, tự phân hủy….[20,319]. Và đây là lời nói của một chàng trai mười tám tuổi với bạn

của mình về bản lĩnh trong truyện ngắn Những chàng trai sống cùng hoa săng

đắng: Bản lĩnh của con người không phải là thứ đem ta để khắc phục sự ngây thơ

và ấu trĩ…. Bản lĩnh phải chăng là thấy kẻ xấu thì quay mặt đi, đứng trước trách nhiệm và nghĩa vụ thì lẩn tránh cịn quyền lợi cá nhân lại được bảo vệ đến cùng thậm chí cả bằng máu?... Giá như cuộc sống cứ đơn giản như trước đây nhỉ? Hay giá như giật mình trước sự đơn giản sớm hơn thì bây giờ có lẽ đã khơng phải vỡ

mình ra trước cái sự phức tạp của đời thường.[15,25] Thật khó hình dung đây là

Do phải gánh vác gánh nặng tư tưởng trên vai nên các nhân vật của Nguyễn

Đình Tú cịn có đặc điểm “nhận dạng” phụ là tính bất biến trước cuộc đời. Mang

trong mình một lối sống, quan niệm sống rõ ràng, những nhân vật tư tưởng này trước sau như nhất khơng hề thay đổi mình dù cho có những tác nhân lớn từ bên ngồi tác động. Tuấn (Bên bờ hư ảo) nhất quyết đi tu dù mẹ, dù Hương hết lời khuyên nhủ. Những thú ăn chơi, những thói yêng hùng thời thanh niên đã khơng

cịn hấp dẫn được những người lính trẻ trong các truyện ngắn Ngày ấy một lần, Võ

cơng binh nhì, Những chàng trai sống cùng hoa săng đắng, Chuyện lính… khi họ đã

thấm nhuần tinh thần người lính. Thầy giáo Chu trong truyện ngắn Vũ điệu của thị

dân mãi mãi là thầy giáo nghèo, trong sạch dù cho cuộc đời có bon chen, quan hệ

thầy trị đã chuyển biến đi nhiều. Đặc điểm này xét trên phương diện tâm lý học là hợp lý vì con người ta khi đã có tư tưởng sống rõ ràng thì ít khi thay đổi mình vì những tác động bên ngồi. Sự thay đổi nếu có phải diễn ra từ nhận thức bên trong của các nhân vật trước. Đây có thể coi là điểm tích cực của Nguyễn Đình Tú trong việc xây dựng nhân vật. Một điểm tích cực nữa cũng đáng lưu tâm là với nhân vật tư tưởng, Nguyễn Đình Tú đã tạo một số bạn đọc “ảo giác” về nhân vật truyện ngắn của mình có độ sâu, độ trường từa tựa một nhân vật tiểu thuyết. Tuy nhiên nhân vật

tư tưởng này cũng tạo ra điểm tiêu cực cho khơng ít độc giả về già trước tuổi của

mình. Nhận xét dưới đây của nhà phê bình Nguyễn Thanh Tú về nhân vật trong truyện ngắn của Nguyễn Đình Tú hẳn sẽ nhận được sự đồng tình của nhiều người:

Nhân vật chức năng khi được nhà văn khoác thêm cho tấm áo tư tưởng quá rộng (bằng chứng là nhiều khi nhân vật “phát ngôn” những điều to tát hay có những hành động vượt quá thân phận, địa vị, vượt quá giới hạn “chức năng” làm cho nhân vật như bơi trong tấm áo tư tưởng ấy… (Tạp chí Văn nghệ Quân đội số 631, trang 105)

Việc nhân vật của Nguyễn Đình Tú có chất triết thuyết này một phần do chủ nhân của chúng vốn xuất thân từ đại học Luật, có khoảng thời gian tương đối dài làm ở tịa án. Do vậy, bản tính của một luật gia đã ngấm vào trong hồn cốt Nguyễn Đình Tú làm anh thường hay xây dựng nên những nhân vật tư tưởng như trên. Cùng

với thời gian và một sự cầu thị văn chương nghiêm túc, những nhân vật tư tưởng này ngày càng xuất hiện ít trong các sáng tác của anh, nhất là trong các tiểu thuyết. Điều đó làm chúng ta thêm hy vọng vào những tác phẩm mới của anh trong tương lai.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Truyện ngắn các cây bút trẻ quân đội (Qua Nguyễn Thế Hùng, Đỗ Tiến Huy, Nguyễn Đình Tú) (Trang 60 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)