Vẻ đẹp tâm hồn người lính hơm nay

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Truyện ngắn các cây bút trẻ quân đội (Qua Nguyễn Thế Hùng, Đỗ Tiến Huy, Nguyễn Đình Tú) (Trang 38 - 42)

 2.1 Đề tài người lính hôm nay

 2.1.3.2 Vẻ đẹp tâm hồn người lính hơm nay

Bộ đội là một nghề trong xã hội hiện đại. Quan niệm về nghề này dẫn đến nhiều điều. Người lính hơm nay trước nhất là một thực thể sinh học mang đầy đủ những tính cách của một người bình thường. Thứ hai anh ta là một quân nhân, mang trong mình những phẩm chất của người lính. Khắc họa nét tính cách “hai trong một” này là điều ba nhà văn quân đội thế hệ thứ tư hướng tới. Tuy nhiên trong các

tác phẩm của mình, ba nhà văn quân đội thế hệ thứ tư đều miêu tả những nét tính

cách xã hội của người lính hơm nay ở mức độ khái lược và được chia thành hai

nhóm. Nhóm tính cách khơng gây ảnh hướng xấu, nghiêm trọng và nhóm tính cách đáng phê phán. Ở nhóm tính cách thứ nhất, có thể kể đến các truyện ngắn Võ cơng

binh nhì, Đêm thành Nam gió lùa của nhà văn Nguyễn Đình Tú. Hùng (Võ cơng

binh nhì), một chiến sĩ đặc công trẻ giỏi võ nhất đại đội, chỉ nghe đồng đội kháo

nhau rằng chiến sĩ mới về “võ nghệ đầy mình” ngay đêm đó đã đến tận phịng thách đấu phân cao thấp. Một hành động bộc lộ tính hiếu thắng và tính nơng nổi của chiến sĩ đặc công trẻ. Người học võ đâu phải để phân cao thấp và nếu thủ trưởng cấp trên không phải là người rộng rãi, độ lượng thì cả hai có thể bị phạt nặng. Ngồi tính hiếu thắng, nơng nổi, những người lính trẻ cịn có những phút giây mơ màng, liều lĩnh, ưa khám phá. Thành (Tròng trành thuyền thúng) dám theo bạn đi rình xem con gái tắm tiên buổi tối bên sơng Ngàn Phố. Người lính quân bưu trong Đêm thành Nam gió lùa lại có máu hài hước bẩm sinh. Người u anh lính cứ mắt trịn mắt dẹt

ra nghe người con trai của đời mình thao thao bất tuyệt về tính cách, thói quen của người lính qn bưu vừa bước vào phịng chờ tàu. Cơ đinh ninh anh có đầu óc quan sát nhạy bén và một tư duy logíc cực kỳ tốt mà khơng biết rằng thực ra anh đang kể về chính cuộc đời làm người lính qn bưu của mình ngày trước. Ở mức độ đáng phê phán hơn, các nhà văn quân đội cũng điểm qua những thói xấu gây ảnh hưởng

nghiêm trọng của người lính trẻ hơm nay. Đó là thói ghen tỵ, tranh cơng của đồng

đội. Đức và Lâm (Chuyện lính) vốn là hai người bạn thân. Nhưng trong một lần tham gia dập đám cháy rừng, Lâm đã nhận hết cơng trạng dập đám cháy về mình dù sự thật Đức mới là người đầu tiên phát hiện và liều mình dập lửa khơng cho đám

cháy lan rộng. Hành động cướp công ấy của Lâm suýt nữa đã làm tình bạn thân thiết bao năm qua giữa hai người tan thành mây khói trong phút chốc nếu như anh khơng kịp hối lối với Đức.

Như đã nói ở trên, những tính cách xã hội của người lính hơm nay chỉ được ba nhà văn quân đội thế hệ thứ tư miêu tả phác qua. Điểm nhấn chính trong các tác phẩm của họ quy tụ về khắc họa vẻ đẹp tâm hồn người lính hơm nay. Đây vừa là nhiệm vụ chính trị vừa là yêu cầu nghệ thuật đối với họ. Khắc họa vẻ đẹp tâm hồn người lính hơm nay, ba nhà văn Nguyễn Đình Tú, Nguyễn Thế Hùng và Đỗ Tiến Thụy chủ yếu khai thác những vẻ đẹp có tính chất truyền thống chứ chưa đào sâu suy tưởng để tìm ra những vẻ đẹp có tính chất đương đại của người lính hơm nay. Đây là điểm hạn chế trong sáng tác viết về người lính hơm nay của ba nhà văn quân đội này. Hy vọng trong tương lai, ba nhà văn quân đội nói riêng và các nhà văn nói chung sẽ khắc phục được hạn chế này khi viết về người lính hơm nay.

Một vẻ đẹp mang tính truyền thống của quân đội nhân dân Việt Nam là tình

đồng chí, đồng đội cao cả. Đây là phẩm chất q giá của người lính cụ Hồ được gìn

giữ qua nhiều thế hệ. Thời kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ, tình yêu thương giữa những người lính biểu hiện qua sự đồng cam cộng khổ nơi chiến trường ác liệt đạn bom.

Miệng cười buốt giá Chân không giày

Thương nhau tay nắm lấy bàn tay

(Đồng chí – Chính Hữu)

Qua nỗi tiếc thương những người bạn đã ngã xuống cho độc lập, tư do của Tổ quốc

Chúng mình có ở cách xa nhau

Một thước đất sao Hùng khơng nghe mình gọi…? Một thước đất hóa khoảng trời vời vợi

Từ nay mình thương nhớ Hùng hơn xưa (Nấm mộ và cây trầm – Nguyễn Đức Mậu)

Ngày hôm nay khơng cịn chiến trường ì ùng tiếng súng, khơng cịn phải “nhận cái chết cho đồng đội sống”, cuộc sống cũng không khổ đến mức phải nhường cơm xẻ áo cho nhau nhưng khơng vì vậy mà tình đồng đội giữa những người lính phai màu thắm thiết. Cuộc sống người lính hơm nay vẫn cịn đó những khó khăn gian khổ và sự thơng cảm sẻ chia giữa những người đồng đội đã làm ấm lòng người trong cuộc. Các chiến sĩ trong truyện ngắn Những chàng trai sống cùng

hoa săng đắng của nhà văn Nguyễn Đình Tú đã tự động góp tiền cho người trung

đội trưởng về quê ăn tết với gia đình sau hai năm xa cách. Lý lẽ họ đưa ra thật giản dị: Tháng sau chúng em ra quân cả rồi, đứa nào cũng được về với gia đình, vài đồng phụ cấp ấy uống nước dọc đường cũng hết. Hai năm qua anh chưa có dịp về

thăm nhà, anh hãy nhận món quà đó của tụi em như là một kỷ niệm của đời lính.

[15,26-27]. Người trung tá trong truyện ngắn Khu độc thân của nhà văn Nguyễn

Thế Hùng hiện lên như một người huynh trưởng nghiêm khắc song cũng rất mực thương yêu đồng đội. Lúc nói xa, khi nói gần, ơng đã làm dịu lửa lịng của người sĩ quan trẻ chưa vợ và người vợ lính phải sống xa chồng lâu ngày, giữ cho họ không đi quá giới hạn để xảy ra chuyện đáng tiếc. Phong, chồng Len, dù không thân thiết lắm với Hùng, song khi nghe vợ kể về hồn cảnh khó khăn của bạn đã rất nhiệt tình giúp cho người yêu Hùng vào cơng tác tại đơn vị mình tạo điều kiện cho hai người lấy nhau. Tình đồng đội cịn được thể hiện qua sự đồng thuận, nhất trí cùng nhau hàn

gắn mối bất hòa giữa các đấng phu nhân của ba người lính trong truyện ngắn Làng

mới. Nếu Trúc, Vui, Thu chỉ nghe lời vợ bo bo giữ lợi ích cho riêng gia đình mình

thì chắc chắn tình cảm giữa ba người sẽ sứt mẻ. Nhưng ba người lính cơng tác tại địa bàn Tây Ngun đã đồn kết, nhất trí, khéo léo “bày mưu tính kế” hàn gắn mối bất hòa giữa những bà vợ để vừa giữ được hạnh phúc từng gia đình vừa tăng tình thân ái giữa những gia đình quân nhân.

Bên cạnh tình đồng đội, tình cảm quân dân cũng là một mảng đề tài rất được ba nhà văn quân đội thế hệ thứ tư quan tâm. Một hình ảnh đẹp đã trở thành biểu tượng của tình cảm quân dân sâu đậm là hình ảnh người lính bất chấp hiểm nguy cứu người dân trong hoạn nạn. Để giúp đỡ người dân, người lính hơm nay đã phải

hy sinh nhiều thứ. Thứ nhất là thời gian nghỉ phép quý như vàng.. Ba người lính trẻ trong truyện ngắn Ba ngày và cuộc hành trình về Hà Nội đã dùng thời gian nghỉ

phép hiếm hoi của mình để giúp một cậu bé mới mười tuổi một thân một mình lăn lộn từ Thái Bình lên Hà Nội tìm cha, một cơ gái tỉnh lẻ lần đầu lên thủ đơ xin việc thốt được cạm bẫy của bọn buôn người. Nhưng khi giúp xong hai con người bé nhỏ cũng là lúc họ phải gác lại chuyến về phép thăm gia đình như dự định ban đầu, bắt tàu trở về đơn vị. Thứ hai là sức lực và đơi lúc là cả tính mạng. Trong một lần

về thăm nhà, người đại đội trưởng (Câu chuyện ngày chủ nhật) thấy một người dân bị bọn côn đồ cướp. Không chút đắn đo, anh xông vào cứu người bị hại. Kết quả sau cùng là người dân lấy được đồ, bọn cướp bị trừng bị thích đáng và người lính trở về nhà với vết thương trên lưng, trên cánh tay cùng nụ cười thanh thản vì mình đã làm việc mọi quân nhân cần phải làm. Để cứu người dân trong hoạn nạn, nhiều người lính hơm nay đã phải hy sinh bản thân mình.Thành (Trịng trành thuyền

thúng), Tuấn (Nỗi ám ảnh khôn nguôi) đều xả thân mình đi cứu người dân trong cơn

lũ lụt điên cuồng của miền Trung. Sự hy sinh của họ là một biểu tượng cao cả về tinh thần vì nước quên thân, vì dân phục vụ của người lính cụ Hồ trong thời kỳ mới. Nhưng tình cảm qn dân khơng chỉ có những chuyện buồn mà cịn có những chuyện vui. Nhiều gia đình đã hình thành từ tình u đơi lứa giữa người chiến sĩ và

người con gái xinh đẹp, dịu dàng. Đây là sự kết tinh cao nhất của tình cảm qn

dân. Như đã nói ở trên, các cơ gái bây giờ có nhiều sự lựa chọn. Người lính hơm

nay phải như thế nào mới có thể làm cho bóng hồng xiêu lịng? Truyện ngắn Sen

hồng thắm sắc kể về tình u giữa người lính dân vận và con gái ơng chủ nhà. Ơng

bố khó tính khơng muốn bộ đội đến ở nhờ, làm công tác dân vận cho cuộc tập trận giả diễn ra vào mấy ngày hôm sau. Nhưng cuối cùng sự chân thành của người lính đã thuyết phục được ơng bố và chiếm được cảm tình của cơ con gái. Chàng lính trẻ Thêm (Trên đồi cao và dưới thung sâu) đã cưa đổ “một nửa của đời mình” bằng tính hài hước và một tinh thần quả cảm. Biết người yêu là giáo viên cắm bản, ở cách xa nơi mình đóng qn những mấy cây số đường rừng nhưng Thêm vẫn quyết tâm “mấy núi cũng leo, mấy sông cũng lội, mấy đèo cũng qua” đạp bằng mọi khó khăn

trở ngại để đến với người con gái nắm giữ trái tim mình. Và sự quả cảm ấy đã đem lại trái ngọt cho người lính biên phịng.

Trên đây chúng tơi đã trình bày những nội dung cơ bản trong sáng tác về người lính hơm nay của ba nhà văn trẻ quân đội. Dưới đây chúng ta xem xét đến mảng đề tài quan trọng khác trong tác phẩm của họ là đề tài miền quê.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Truyện ngắn các cây bút trẻ quân đội (Qua Nguyễn Thế Hùng, Đỗ Tiến Huy, Nguyễn Đình Tú) (Trang 38 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)