Kiểu nhân vật tha hương trong truyện ngắn Đỗ Tiến Thụy

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Truyện ngắn các cây bút trẻ quân đội (Qua Nguyễn Thế Hùng, Đỗ Tiến Huy, Nguyễn Đình Tú) (Trang 64 - 66)

 3.1 Kiểu nhân vật trong truyện ngắn của ba cây bút trẻ quân đội

 3.1.2 Kiểu nhân vật tha hương trong truyện ngắn Đỗ Tiến Thụy

Trong các truyện ngắn mình viết, nhà văn Đỗ Tiến Thụy ý thức xây dựng

kiểu nhân vật tha hương. Kiểu nhân vật này có lẽ hợp với tạng viết của Đỗ Tiến

Thụy hơn cả bởi bản thân anh cũng từng trải qua một cuộc sống tha hương. Trong số các nhà văn trẻ thế hệ thứ tư của “nhà số 4”, Đỗ Tiến Thụy là người vất vả nhất. Tuổi thanh niên lăn lộn khắp các miền Tổ quốc, kinh qua mấy quân binh chủng và ở thời điểm hiện tại khi đã ở độ tuổi bốn mươi anh vẫn sống trong cảnh “mình một nơi, vợ con một chốn, cha mẹ, anh em một vùng.” Hoàn cảnh tha hương, ly tán từ bản thân là nguồn sống dồi dào cho các nhân vật của anh. Các nhân vật tha hương đều được Đỗ Tiến Thụy xây dựng theo một “công thức” nhất định, trong đó “nguyên liệu” đầu tiên là nơi chôn rau cắt rốn hay chỗ trú thân quan trọng của cuộc đời là vùng thôn quê. Nền (Lênh đênh), tơi (Chuyện khơng muốn kể), Én (Gió đồng

se sắt), A Dân (Dưới mái nhà rông), tôi, Dịu (Vết thương thành thị), Thuân (Sóng ao làng), Gianh (Người về cất nước sông Gianh)… đều là những người con xuất

thân từ vùng thơn q, từng có những ngày “bán mặt cho đất, bán lưng cho trời” trên cánh đồng để làm ra hạt lúa, hạt gạo. Cuộc sống của họ ở thôn quê cứ thế trôi đi cho đến ngày một biến cố quan trọng xảy đến khiến họ bước vào kiếp sống tha hương. Sau khi nhận được giấy báo trúng tuyển đại học, Gianh (Người về cất nước

sông Gianh), A Dân (Dưới mài nhà rông) người dời mảnh đất “chang chang cồn cát

nắng trưa Quảng Bình”, người từ giã mảnh đất bn làng đầy nắng và gió xuống đồng bằng học tập. Tuy nhiên khơng phải nhân vật nào cũng gặp tin vui như họ, đa phần các nhân vật trong truyện ngắn Đỗ Tiến Thụy đi tha hương trong những hồn cảnh khơng lấy gì làm vui vẻ. Thuân (Sóng ao làng) dời quê hương vì đi nghĩa vụ quân sự khi chiến tranh biên giới Tây Nam nổ ra. Từ đó cuộc sống của anh gắn liền với môi trường quân ngũ, chẳng mấy khi có dịp trở về nhà. Gia đình Én (Gió đồng

se sắt), thầy giáo Hoàn (Những nốt nhạc xa xanh) phải cắn răng dời khỏi mảnh đất

mình sinh sống nhiều năm vì sự trù dập của những kẻ có chức có quyền. Dịu (Vết

thương thành thị), Nền (Lênh đênh) đều phải dời làng đi nơi khác vì ở làng đồng

nghĩa với cái đói, cái nghèo hành hạ mỗi ngày. Nhân vật anh (Người đàn bà đợi

mưa) phải từ bỏ làng q vì khơng muốn dính vào sợi dây tình cảm mà bà chủ nhà

xinh đẹp giăng ra. Mỗi nhân vật đều có một thân phận, một hồn cảnh riêng khi ra đi. Người ra đi trong vui mừng vì tương lai tươi sáng đang mở ra trước mắt. Người ra đi trong đau đớn, chua xót vì cảnh đời đen bạc chèn ép, người ra đi trong tủi nhục vì nghèo hèn, người ra đi trong day dứt, vương vấn vì những chuyện tình cảm. Như vậy, có thể thấy lý do các nhân vật trong truyện ngắn Đỗ Tiến Thụy phải chịu cảnh sống tha hương tương đối đa dạng. Bỏ quê đi, hệ quả kèm theo với những con

người tha hương là những rạn nứt tình cảm. a đi, thầy Đoàn (Những nốt nhạc xa

xanh) đành chịu mất người yêu vào tay kẻ khác. Cô Hoan đã lên xe hoa cùng thầy

hiệu trưởng quyền thế. a đi, nhân vật anh (Người đàn bà đợi mưa) đành để lại tình yêu âm thầm mà sâu sắc của người đàn bà một đời chồng. a đi, tình cảm giữa A Dân và YLinh cũng rơi vào cảnh xế chiều vì người sơn nữ đẹp nhất buôn làng khơng thể chịu nỗi cảnh vị võ cơ đơn một mình trong khung cảnh rừng núi huyền ảo. a đi, Thuân (Sóng ao làng) chấp nhận nhìn người tình trong mộng của mình sang sơng cùng người bạn học thân nhất. a đi, những người con tha hương cịn phải chịu bao giơng tố, bể dâu cuộc đời chụp xuống bủa vây họ.

Đau khổ là vậy, cuộc đời trải qua bao sóng dập vùi là vậy nhưng những nhân vật tha hương trong truyện ngắn Đỗ Tiến Thụy khơng tha hóa. Dù ở trong hoàn

cảnh nào những người con của làng quê, thôn bản vẫn giữ được những phẩm chất tốt đẹp của mình. Trước nhất là tình yêu mảnh đất mình đã ra đi. Các nhân vật tha hương của Đỗ Tiến Thụy mỗi người đều có cách thể hiện tình u làng q, thơn bản theo cách riêng của mình. Với Hồng Sơng Gianh (Người về cất nước sông

Gianh), A Dân (Dưới mái nhà rơng) tình u q hương được thể hiện qua sự chối

bỏ vinh hoa nơi thành thị để về cống hiến cho nơi mình đã từ đó ra đi. Học giỏi, có

Quảng Bình nghèo khổ mà anh dũng để dựng xây những cơng trình cho quê mình bớt nghèo. A Dân cũng chối bỏ cuộc sống xa hoa lộng lẫy nơi phố thị mang cái chữ, mang phương pháp canh tác mới về cho làng. Với gia đình Én (Gió đồng se sắt), tình yêu quê hương biểu hiện ở lòng biết ơn những con người cưu mang mình

trong gian khó. Sau một thời gian chăm chỉ làm ăn ở đất khách q người, gia đình Én đã có của ăn của để. Và họ đã trở về quê trả ơn nghĩa cho những người đã giúp mình ngày trước. Với nhân vật tơi (Chuyện khơng muốn kể), Hn (Nóc xưa) tình yêu quê hương biểu hiện qua việc lưu giữ những giá trị truyền thống của gia đình. Huân thà đi làm xe ơm, làm trăm cơng nghìn việc để kiếm tiền học đại học chứ khơng chịu cho gia đình bán đi cây gỗ sưa q giá làm nóc nhà. Nhân vật tơi “một lịng thờ mẹ kính cha” dù nhà nghèo nhưng vẫn cố chạy chữa cho mẹ bị bệnh nặng.

Thứ hai là sự cưu mang, giúp đỡ nhau trong khó khăn hoạn nạn. Nhân vật tôi

(Vết thương thành thị) đã đánh tên viên đốc công người Hàn độc ác để cứu chú.. – một người quen ở cơ – khỏi địn roi tàn bạo của hắn dù cho sau đó anh bị đuổi việc. Nhân vật tôi cũng đã bao bọc, chở che cho Dịu, trong những ngày cô đau đớn cả về thể xác lẫn tinh thần khi bị bọn vô lại cưỡng hiếp. Và họ sau cùng cũng tính đến truyện trăm năm. Nền (Lênh đênh) đã chối từ tình u của ơng chủ trẻ người Đài để trở về làng q nơi mình đã ra đi chăm sóc người chồng nghiện và hai đứa con thơ. Tình cảm ấy khơng phải người phụ nữ nào cũng có.

Tóm lại, nhân vật tha hương trong truyện ngắn Đỗ Tiến Thụy chịu đầy khổ đau nhưng có tâm hồn trong sáng, thánh thiện được xây dựng bằng những hình ảnh quen thuộc, chất liệu quan thuộc nên dù làm cho người đọc cảm nhận được sự xúc động nhưng cũng không tránh khỏi lối mòn của người đi trước. Hy vọng trong tương lai điểm hạn chế này sẽ được nhà văn khắc phục.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Truyện ngắn các cây bút trẻ quân đội (Qua Nguyễn Thế Hùng, Đỗ Tiến Huy, Nguyễn Đình Tú) (Trang 64 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)