Giọng điệu trong truyện ngắn Nguyễn Thế Hùng

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Truyện ngắn các cây bút trẻ quân đội (Qua Nguyễn Thế Hùng, Đỗ Tiến Huy, Nguyễn Đình Tú) (Trang 85 - 95)

 3.3 Giọng điệu trong truyện ngắn của ba cây bút trẻ quân đội

 3.3.3 Giọng điệu trong truyện ngắn Nguyễn Thế Hùng

Là nhà văn sinh trưởng ở miền Trung, nhưng có thời gian dài sống tại đồng bằng sông Cửu Long nên trong một số truyện ngắn của nhà văn Nguyễn Thế Hùng mang sắc thái Nam bộ rõ rệt như các truyện Người ở cồn Thương, Gió đồng bưng. Giọng điệu Nam bộ thể hiện ở yếu tố phương ngữ. Các nhân vật trong hai truyện ngắn trên nếu là quan hệ gia đình thì xưng hơ tía – con, tía – má, bạn bè thì gọi

nhau tui - mày, qua – tui. Mặt khác những đoạn văn, những câu thoại trong hai truyện trên cũng mang dấu ấn ngôn ngữ Nam bộ rõ nét.

- Út Lành về rạch cây Trâm chắc mấy thằng rạch Cái Cui buồn nhậu thúi

ruột mà chết mất.

- Con nít, con nít hồi…thấy chưa…Con nít mà thế này

à…Đồ…đồ…Anh…Anh…ác…nhơn

- Cịn con lóc đồng trong khạp, nướng trui nhậu mày.

(Gió đồng bưng)

- Uống với qua ly! Ừ! Rồi rượu hết thì bình khơ cạn, qua cũng cạn khơ..

- Thú thực ban đầu qua không nghĩ là cổ thương qua đâu, con gái họ kín

lắm.

Tuy nhiên theo nhận định của chúng tôi giọng điệu trong truyện ngắn Nguyễn Thế Hùng thiên về chất hài hước. Nhà văn Nguyễn Thế Hùng rất có ý thức trong việc sử dụng giọng điệu này trong các sáng tác của mình. Giọng điệu hài hước được Nguyễn Thế Hùng sử dụng cũng không nằm ngồi hai mục đích cơ bản mà bộ mơn lý luận văn học đã chỉ ra. Thứ nhất, mang đến những phút giây thư giãn, những nụ cười thoải mái cho độc giả. Thứ hai, phê phán, lên án thói đạo đức giả, những cảnh tượng “trơng thấy mà đau đớn lịng” trong xã hội. Về khía cạnh thứ nhất của giọng điệu hài hước, Nguyễn Thế Hùng mang đến cho bạn đọc những nụ cười sảng khoái bắt đầu từ việc đặt tên nhân vật. Nhân vật nữ trung tâm trong truyện ngắn

Những người nổi tiếng có tên Đào Thị Mận. Đây là cái tên được ghép từ tên…ba

loại quả vốn được phái nữ rất ưa chuộng. Nghe tên nhân vật này, độc giả không khỏi mỉm cười và hình dung ra một cơ gái thơn quê vừa có vẻ cục mịch, thật thà vừa có chút lém lỉnh tinh quái, vừa chua chua, vừa rôn rốt, vừa bùi bùi, ngầy ngậy như đặc tính của ba loại quả trên. Kế đến là những màn đối thoại hài hước. Ở những màn đối thoại này, cái hài hước thường được Nguyễn Thế Hùng sử dụng cùng với

yếu tố cái dục. Trong truyện ngắn Sen trái mùa, khi nhìn thấy vợ bị ong đốt, bố Cị

đã ơm vợ. vật ra giường và nói:

- Khốn khiếp hai con ong đực, dám châ vợ ta, đúng là đồ đáng điếm…Để

anh châm…châm cho mình đỡ đau nhé. [6,100-101]

Sau đó để cho tiện chuyện ân ái, hai vợ chồng còn sai đứa con đi xin nước mắm về để xức cho vết ong đốt mau lành! Hình ảnh thằng Cị chạy lon ton đi xin nước mắm xức cho mẹ thật sự làm bạn đọc khơng khỏi nở nụ cười mỉm trước vì sự ngây thơ của con trẻ trước cái tinh quái của người lớn.

Trong truyện ngắn Bản thảo bị xé, Tròng trành thuyền thúng, Khu độc thân… các mẩu đối thoại giữa các nhân vật cũng in đậm dấu ấn của cái hài và cái

dục.

- Có chồng mà ngủ một mình chán bỏ mẹ, sang ngủ với anh cho ấm.

- Con nít chưa biết mùi đời mà cũng mạnh miệng nhỉ. Chị đây còn chịu được, chỉ sợ cậu lỡ nếm mùi, sau khơng có khơng chịu được.

(Khu độc thân)

- Răng bây giờ rứa – cơ ta hỏi tiếp – mới hị tình rứa, văn hóa rứa mà đã

dám lủi xuống sơng rình xem choa tắm. Tội to lắm đó. Một là

phải…cắt…

(Trịng trành thuyền thúng)

- … Nó chết cậu thế, cứ làm cho cái việc đã rồi. Cậu phải biết cách rủ nó

sáng tác chứ lỵ Sáng tác xong thế là cưới tuốt… Tớ quen nhà tớ vỏn vẹn mười lăm ngày phép…Yêu không chịu nổi, tớ mới dắt nàng ra cây rơm cạnh thềm và…sáng tác.

(Bản thảo bị xé)

Tiếp nữa là những câu chuyện hài hước. Nhà văn Nguyễn Thế Hùng có hẳn

hai truyện ngắn mang tính tiếu lâm là Chuyến xe cuối và Tiếng gà. Truyện ngắn

Chuyến xe cuối kể về cơn thịnh nộ của người vợ khi nghi ngờ chồng ngoại tình. Lúc

đó thị cầm cái đôn sứ đưa lên quá đầu, nhưng khi định giáng mạnh xuống nền nhà

thì chợt nhớ ra, nó là cái đơn q mua những năm trăm nghìn tận Lạng Sơn mới mang về. Thị nhẹ nhàng đặt cái đôn về chỗ cũ. …thị phải ném cái bình hoa này vào cái màn hình ti vi 21 in trước mặt…Nhưng…đầu chị lại lóe lên cái cảnh chưa xa, vợ chồng con cái cứ cơm xong là vác mặt đi xem ké ti vi hàng xóm. Thị lại đặt bình hoa xuống. [3,35]

Giọng văn hài hước của tác giả thật sự đã đem lại cho bạn đọc những tràng cười sảng khoái. Truyện ngắn Tiếng gà kể về niềm mong ước muốn nghe được

tiếng gà gáy của một viên chức đã nghỉ hưu để được sống lại quáng đời ở thôn quê. Bà vợ chiều ý ơng lão mua gà về. Nhưng con thì chết, con thì khơng chịu gáy, con thì bị bọn trộm bắt mất… nên cuối cùng ông lão đành phải từ bỏ niềm đam mê tưởng chừng như giản dị của mình. Thơng qua tiếng cười, truyện Tiếng gà phản ánh một thực tại về sự thiếu không gian xanh trong môi trường đô thị, nêu lên tầm quan trọng của quê hương đối với mỗi con người. Truyện có tính phê phán song nhẹ nhàng, không quyết liệt, mạnh mẽ.

Về khía cạnh phê phán của giọng điệu hài hước, Nguyễn Thế Hùng cũng bắt đầu từ cách đặt tên nhân vật. Tên hai nhân vật trong truyện ngắn Người về làng Lòi lần lượt là Suy và Thoái. Ghép tên hai nhân vật này lại, chúng ta thấy có sự phê

phán ngầm của tác giả về những con người làm suy thoái về đạo đức, nề nếp gia phong trong một số gia đình ở nơng thơn khi bước vào cơ chế thị trường. Cũng trong truyện ngắn Người về Làng Lòi, trong những đối thoại, trong những đoạn

miêu tả, bằng cái nhìn hài hước xoay quay cái hài và cái dục, Nguyễn Thế Hùng đã vạch mặt cụ thể những thói hư tật xấu đó. Cái hài và cái dục từ sự hài hước đã chuyển sang phê phán mạnh mẽ.

- Cậu đạp cũng hăng lắm, nhất là những khi có cơ Loan – con cậu Suy – ngồi bên. Khi gần bờ vịt còn cân lắm, nhưng khi bơi vào vùng mịt mùng sương khói hay neo lại bên cồn Lục thì nó nghiêng hẳn sang một bên…[6,133]

- Cửa gỗ vỡ toang, cậu nồng nỗng lồm cồm bò dậy, cậu cố với cái ao the che bụng mỡ. Cịn cơ Lan – người làm cơng – tóc tai rũ rượi vơ vội tấm ga giường quấn lên người…Mợ giơ cao chày, cậu thất kinh lắp bắp: “Cậu xin…cậu lỡ mợ…”…Vừa lúc đó có đồn khách tây vào ngõ. Họ muốn về ngơi làng cổ tìm hiểu văn hóa Việt….Một người hỏi: “Họ đang làm gì đấy?!” “Họ diễn lại một tích tuồng cổ” – người phiên dịch trả lời. Nghe vậy, mọi người trong đoàn đều mở sổ lấy giấy bút ra ghi.[6,134-135]

Ở một vài truyện khác, bằng giọng điệu hài hước, Nguyễn Thế Hùng bày tỏ thái độ phê phán của mình đối với những hiện tượng nghịch lý trong xã hội. Sau đây là đoạn đối thoại giữa người bác sĩ và người vợ khi đến nhà chữa bệnh cho người chồng trong truyện ngắn Quả tôi chưa thấy bao giờ.

- Trăm sự nhờ anh, anh cứ dùng loại thuốc tốt nhất gây mê cho nhà em giúp. Và điều quan trọng là anh giữ kín cho em việc này. Trăm sự nhờ anh, em sẽ đền đáp xứng đáng.

- Em khỏi lo, đến voi anh gây mê cịn ngủ li bì nữa là người, gây mê xong

anh sẽ…sẽ…gây…tê cho em luôn nhé.

Đoạn đối thoại trên đã vạch trần bản chất dâm đãng của tên bác sĩ và người vợ. Trong lúc người chồng bệnh đang nằm liệt giường mà họ đang tâm làm chuyện trái đạo đức ngay tại ngôi nhà chung. Đoạn đối thoại trong truyện ngắn Những người nổi tiếng lại đề cập đến tình hình “nhộn nhạo” trong giới phê bình văn học

hiện nay.

- Cháu muốn vào trong này được không ạ?

- Thế chưa đi chợ bao giờ à? Chợ thì ai vào mà chả được.

Mận thấy bác bảo vệ nói thế thì lạ quá, ngạc nhiên quá, cả cái hội nghị to đùng, to đoàng của người ta mà bác gọi là cái chợ.[6,267]

Và đây là khơng khí trong buổi thảo luận văn học.

- Sau đây mời lên diễn đàn nhà phê bình Tơ Pha… Nhà phê bình Tơ Pha

được mệnh danh là cây dao pha trong nền phê bình nước nhà. ….

- Dao nào mà chả để thái thịt.

….

Sau đây xin mời nhà phê bình Lữ Phạm lên diễn đàn. Nhà phê bình Lữ Phạm được anh em mệnh danh là nhà phê bình…cây búa sắt…

- Bùa nào mà chả để bổ củi

…. Hết dao pha, búa sắt rồi đến dao vàng, kéo bạc, roi cá đuối, cối chày vàng…[6, 268-269]

Giọng điều hài hước trong đoạn văn trên đã lột tả được khơng khí phía dưới hội trường trong các buổi thảo luận phê bình thường thấy của nền văn học nước nhà. Dẫu có sự cách điệu và hơi thái quá nhưng có thể coi như một mong muốn của nhà văn Nguyễn Thế Hùng – và của nhiều nhà văn khác - rằng các buổi thảo luận, phê bình văn học của nước ta sẽ diễn ra nghiêm túc và có chất lượng hơn.

Thực tế sáng tác hiện nay cho thấy, các nhà văn thế hệ 7X, 8X giờ ít sử dụng giọng điệu hài hước trong các tác phẩm của mình. Do đó, việc nhà văn Nguyễn Thế Hùng chủ tâm dùng giọng hài hước trong các truyện ngắn của mình có thể coi là

một nỗ lực của anh trong việc tạo dựng một dấu ấn riêng cho mình giữa một rừng các nhà văn trẻ hiện nay.

Kết luận!

Trong luận văn cao học Truyện ngắn các cây bút trẻ Quân đội (Qua

Nguyễn Thế Hùng, Đỗ Tiến Thụy, Nguyễn Đình Tú), chúng tơi đã trình bày một

số vấn đề cơ bản về tình hình sáng tác của các cây bút trẻ nói chung và đặc biệt là các cây bút trẻ qn đội nói riêng thơng qua trường hợp của ba nhà văn đang công tác tại “Nhà số 4 – phố nhà binh” gồm Nguyễn Thế Hùng, Đỗ Tiến Thụy, Nguyễn Đình Tú. Họ đều là những nhà văn thuộc thế hệ 7X của văn trẻ và thuộc thế hệ thứ tư trong lớp nhà văn quân đội. Là những nhà văn trẻ trưởng thành trong hoàn cảnh đất nước thanh bình, ba nhà văn Nguyễn Thế Hùng, Đỗ Tiến Thụy, Nguyễn Đình Tú cũng như những nhà văn trẻ khác được hưởng nhiều thuận lợi và đều phải nếm trải bao khó khăn, thử thách do thời cuộc mang lại khi dấn thân vào con đường văn chương vinh quang nhưng đầy gập ghềnh, trúc trắc. Trong các sáng tác của mình, ba nhà văn trẻ quân đội bước đầu đã phác thảo nên hình ảnh người lính hơm nay. Đó là những người lính trẻ chững chạc, mực thước trong cuộc sống; gan dạ, mưu trí, kiên cường trong huấn luyện và hồn thành nhiệm vụ cấp trên giao phó. Song song với đề tài người lính hơm nay, ba nhà văn trẻ Nguyễn Thế Hùng, Đỗ Tiến Thụy, Nguyễn Đình Tú cũng đã miêu tả khá thành công hai mảng đề tài quan trọng với văn học Việt Nam đương đại là đề tài nông thôn và đề tài thành thị. Qua những trang viết của họ, hình ảnh nơng thơn nghèo khổ nhưng ấm áp nghĩa tình đang vật vã trở mình trong cơn lốc đơ thị hóa cùng hình ảnh thành thị với những chốn phù hoa, những mảnh đời cơ cực đã được phản ánh một cách sinh động và rõ nét. Bên cạnh những nét chính trong nội dung tác phẩm, chúng tơi cũng trình bày những điểm cốt lõi trong nghệ thuật xây dựng truyện ngắn của ba nhà văn quân đội. Đó là

những vấn đề về kết cấu, kiểu nhân vật và giọng điệu trong truyện ngắn. Với Nguyễn Đình Tú, đó là kết cấu truyện trong truyện, kiểu nhân vật thông tuệ, giọng điệu thẳng băng, gọn ghẽ. Với Đỗ Tiến Thụy là kết cấu thời gian tuyến tính, kiểu nhân vật tha hương, giọng điệu trữ tình buồn bã. Với Nguyễn Thế Hùng là kết cấu thời gian tuyến tính, nhân vật bản năng và giọng điệu hài hước, giễu nhại. Có thể thấy ba nhà văn trẻ quân đội thế hệ thứ tư đều đã có những nỗ lực miệt mài trong việc tìm cho mình một phong cách sáng tác riêng dẫu cho sự thành cơng của họ vẫn cịn ở mức độ nhất định.

Trên đây là những nét chính trong luận văn của chúng tơi. So với yêu cầu đặt ra, cặc dù rất cố gắng song chúng tôi vẫn nhận thấy rằng mình vẫn chưa bao quát hết được tình hình sáng tác của các cây bút trẻ trong quân đội mà chỉ đi vào một số trường hợp tiêu biểu nhất. Mặt khác, do khảo sát trong môi trường động (trong quá trình khảo sát ba nhà văn Nguyễn Thế Hùng, Đỗ Tiến Thụy và Nguyễn Đình Tú vẫn tiếp tục sáng tác) nên chúng tơi cũng chỉ thâu tóm được những nét cơ bản nhất trong tác phẩm đã in thành tập truyện chứ chưa khảo sát đến những tác phẩm mới nhất của họ. Chúng tôi tin rằng nếu khảo sát được những tác phẩm này (đã xuất hiện trên các báo, tạp chí và tồn tại dưới dạng bản thảo mềm) cơng trình nghiên cứu này hẳn sẽ có thêm nhiều điểm thú vị. Chúng tơi hy vọng rằng những thiếu sót trên đây sẽ được bổ khuyết trong một cơng trình khác ở mức cao hơn do chúng tôi hoặc một đồng nghiệp thực hiện.

Tài liệu tham khảo

1. Nguyễn Văn Dân (2003) Lý luận về văn học so sánh, NXB Đại học Quốc Gia Hà

Nội.

2. Nguyễn Văn Dân (2004) Phương pháp luận nghiên cứu văn học, NXB Khoa học

xã hội.

3. Nguyễn Thế Hùng (2010), Chuyến ngược ngàn, Nhà xuất bản Lao Động. 4. Nguyễn Thế Hùng (2005) Đàn chim về sau bão, Nhà xuất bản Thanh niên. 5. Nguyễn Thế Hùng (2009), Họ vẫn chưa về, Nhà xuất bản Phụ nữ.

6. Nguyễn Thế Hùng (2007) Truyện ngắn Nguyễn Thế Hùng, Nhà xuất bản Văn học.

7. Bảo Ninh (2005), Nỗi buồn chiến tranh, Nhà xuất bản văn học.

8. Bùi Việt Thắng (1999), Bình luận truyện ngắn, Nhà xuất bản Văn học.

9. Bùi Việt Thắng (2000), Truyện ngắn – những vấn đề lý thuyết và thực tiễn thể loại, Nhà xuất bản Đại học Quốc Gia Hà Nội.

10. Trần Thị Thùy (2010) Ngôn ngữ nghệ thuật trong tiểu thuyết Nguyễn Đình Tú,

khóa luận tốt nghiệp, K56D Sư phạm Văn – Đại học sư phạm Hà Nội,

11. Đỗ Tiến Thụy (2005) Gió đồng se sắt, Nhà xuất bản Thanh niên. 12. Đỗ Tiến Thụy (2006) Màu rừng ruộng, Nhà xuất bản Trẻ.

13. Đỗ Tiến Thụy (2010), Người đàn bà đợi mưa, Nhà xuất bản Văn học. 14. Đỗ Tiến Thụy (2009), Vết thương thành thị, Nhà xuất bản Trẻ.

15. Nguyễn Đình Tú (2001) Bên bờ những dòng chảy, Nhà xuất bản Quân đội Nhân

dân.

16. Nguyễn Đình Tú (2007), Bên dịng sầu diện, Nhà xuất bản Quân đội Nhân dân. 17. Nguyễn Đình Tú (2005), Chuyện lính, Nhà xuất bản Quân đội Nhân dân

18. Nguyễn Đình Tú (2006) Đoản khúc mùa thu, Nhà xuất bản Văn hóa Sài Gịn. 19. Nguyễn Đình Tú, Hồ sơ một tử tù, 2002, Nhà xuất bản Cơng an Nhân dân. 20. Nguyễn Đình Tú (2002), Khơng thể nào khác được, Nhà xuất bản Thanh niên. 21. Nguyễn Đình Tú (2008) Nháp, Nhà xuất bản Thanh niên.

22. Nguyễn Đình Tú (2008), Những bước nhảy trong đêm, Nhà xuất bản Công an Nhân dân.

23. Nguyễn Đình Tú (2003) Nỗi ám ảnh khơn ngi, Nhà xuất bản Cơng an Nhân

dân.

24. Nguyễn Đình Tú (2009), Phiên bản, Nhà xuất bản Công an Nhân dân

25. Nguyễn Đình Tú (2005) Vũ điệu của thị dân, Nhà xuất bản Công an Nhân dân.

PDF Merger

Thank you for evaluating AnyBizSoft PDF Merger! To remove this page, please

register your program!

Go to Purchase Now>>

 Merge multiple PDF files into one

 Select page range of PDF to merge

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Truyện ngắn các cây bút trẻ quân đội (Qua Nguyễn Thế Hùng, Đỗ Tiến Huy, Nguyễn Đình Tú) (Trang 85 - 95)