Quan niệm về người lính hơm nay

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Truyện ngắn các cây bút trẻ quân đội (Qua Nguyễn Thế Hùng, Đỗ Tiến Huy, Nguyễn Đình Tú) (Trang 27 - 29)

 2.1 Đề tài người lính hôm nay

 2.1.2 Quan niệm về người lính hơm nay

Với nguồn tài liệu hiện có, chúng tơi thấy “người lính hơm nay” xuất hiện trong thơng báo số 31 tháng 1 năm 2001 do thượng tướng Phạm Văn Trà – Bộ

trưởng Bộ Quốc phịng ký có nêu rõ giao cho Tổng cục Chính trị phát động cuộc

vận động sáng tác tiểu thuyết, trường ca về đề tài chiến tranh cách mạng và người lính hơm nay. Tuy nhiên, đây là thơng báo hành chính hành chính có tính chất mệnh

lệnh chứ khơng phải một cơng trình nghiên cứu văn học. Ở thời điểm hiện tại, thật khó xác định cụm từ “người lính hơm nay” xuất hiện lần đầu với tư cách là một đối tượng nghiên cứu của khoa học văn học trong một bài nghiên cứu văn học từ khi nào. Việc “truy tìm nguồn gốc” tuy cần thiết song thiết nghĩ điều quan trọng hơn cả là làm rõ khái niệm người lính hơm nay bởi đây là điều kiện tiên quyết cho công việc nghiên cứu, khảo sát tiến hành một cách khoa học, hiệu quả. Cho đến nay, về khái niệm người lính hơm nay đang tồn tại hai quan niệm khác nhau.

Quan niệm thứ nhất về người lính hơm nay cho rằng người lính hơm nay

là thuật ngữ dùng để chỉ những người lính đang sống ở thời điểm hiện tại. Quan niệm này chú trọng đến sự tồn tại về bản thể của người lính, bao gồm bốn thế hệ người lính. Thế hệ những người lính chống Pháp, thế hệ người lính chống Mỹ, thế hệ người lính “giã từ vũ khí” sau chiến tranh biên giới 1979 và tham gia nghĩa vụ quốc tế tại chiến trường Campuchia 1989 và thế hệ những người lính trẻ, sinh ra sau chiến tranh đang làm nhiệm vụ bảo vệ sự bình n cho Tổ quốc. Những người lính này nếu đang sống ở thời điểm hiện tại đều được coi là người lính (của) ngày hơm nay. Đây là quan niệm rộng, đầy màu sắc chủ quan, thiếu sự chặt chẽ, khoa học. Tuy nhiên quan niệm này chỉ tồn tại trong một số ít nhà văn, nhà nghiên cứu, phê bình văn học trong quân đội. Hơn nữa, tất cả họ đều mới chỉ trình bày quan niệm

của mình qua những câu chuyện lúc “trà dư tửu hậu”2

, cịn trên báo chí cũng như các phương tiện thơng tin truyền thơng chính thức thì – theo quan sát của chúng tôi - chưa thấy đăng tải. Do vậy, thật sự khó để đưa ra một dẫn chứng cụ thể cho quan

2

Trong những lần trao đổi trưc tiếp với chúng tơi, nhà nghiên cứu, phê bình văn học Phạm Duy Nghĩa đã bày tỏ sự ủng hộ của mình về quan niệm này.

niệm này theo phương thức “chính danh” rất cần trong cơng trình nghiên cứu khoa học. Tuy nhiên đây là điều bất khả kháng.

Quan niệm thứ hai về người lính hơm nay cho rằng người lính hơm nay dùng để nói về thế hệ người lính thứ tư trong quân đội nhân dân Việt Nam: Những

con người lính trẻ tuổi chưa từng trải qua chiến tranh, hiện đang khốc trên mình màu xanh áo lính canh giữ, bảo vệ chủ quyền và sự bình yên của đất nước.

Đây là quan niệm do chúng tôi đề xuất trong quá trình nghiên cứu về người lính hơm nay. Ở quan niệm này có một điểm cần làm rõ. Đó là cụm từ “chưa từng trải

qua chiến tranh”. Sở dĩ chúng tôi nhấn mạnh đến cụm từ này là nhằm đảm bảo tính

khu biệt của thuật ngữ. “Hơm nay” là khái niệm thời gian đầy tính mơ hồ, cần phải có một mốc thời gian làm chuẩn để xác quyết rõ đại lượng thời gian này. Đất nước hịa bình là vào năm 1975, nhưng thật sự im tiếng súng vào năm 1989. Trong khoảng thời gian này có nhiều người nhập ngũ. Nếu tính độ tuổi trung bình gọi đi nghĩa vụ qn sự là 18 thì những người lính – mà chúng ta quan niệm là trẻ so với

cột mốc 1989 - sẽ sinh vào năm 1971. Và điều quan trọng là không phải tất cả họ

đều cầm súng chiến đấu ở chiến tranh biên giới 1979 và tại Campuchia trong mười năm sau đó3

. Do vậy tuy là quân nhân thuộc cùng một thế hệ nhưng sẽ có người lính dày dặn kinh nghiệm trận mạc bên cạnh những người lính mà chiến tranh chỉ được biết qua những bài giảng quân sự, qua sách báo văn chương và qua lời kể của những người đi trước. Vì những lý do trên, nên chúng tơi quan niệm người lính hơm nay như đã trình bày ở trên nhằm thu hẹp tối đa phạm vi khảo sát. Và từ đây, thuật ngữ khái niệm người lính hơm nay dùng trong bản luận văn này sẽ được dùng nhất quán theo quan niệm thứ hai.

3 Thực chất ngày trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ cũng có những người lính chưa từng trực tiếp ra

trận. Song dù vậy họ vẫn cảm nhận được hơi thở của chiến tranh qua cuộc sống hằng ngày, vì khi đó là tồn quốc kháng chiến. Thế hệ những người lính sinh năm 1957 – đến năm 1975 là tròn 18 tuổi –chắc chắn cũng cảm nhận được sự khốc liệt của chiến tranh trong những ngày thơ ấu. Duy chỉ có thế hệ sinh vào những năm đầu thập kỷ bảy mươi của thế kỷ trước mới xảy ra tình trạng trên. Ngun nhân chính là vì khi đó trong nước đã hịa bình được một khoảng thời gian dài. Chỉ có người lính sang làm nghĩa vụ quốc tế chiến trường Campuchia mới cảm nhận được “chiến tranh khơng phải trị đùa”. Cịn những người lính trẻ đóng qn trong bầu khơng khí thanh bình của đất nước sẽ khơng cảm nhận được điều đó.

2.1.3. Hình tượng người lính hơm nay trong sáng tác của ba nhà văn quân đội

Ở trên, chúng tơi đã làm rõ khái niệm người lính hơm nay. Trong phần này, chúng tôi đặt ra nhiệm vụ mô tả kỹ lưỡng những nội dung chủ yếu trong các sáng tác về đề tài này của ba nhà văn quân đội Nguyễn Thế Hùng, Đỗ Tiến Thụy và Nguyễn Đình Tú, lấy đó làm cơ sở đánh giá khái quát về chất lượng phản ánh hình tượng người lính hơm nay của các nhà văn quân đội thế hệ thứ tư. Theo đó, một trong những khía cạnh được ba nhà văn quân đội Nguyễn Thế Hùng, Đỗ Tiến Thụy, Nguyễn Đình Tú tập trung khắc họa trong đời sống người lính hơm nay đó là:

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Truyện ngắn các cây bút trẻ quân đội (Qua Nguyễn Thế Hùng, Đỗ Tiến Huy, Nguyễn Đình Tú) (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)