Kiểu nhân vật bản năng trong truyện ngắn Nguyễn Thế Hùng

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Truyện ngắn các cây bút trẻ quân đội (Qua Nguyễn Thế Hùng, Đỗ Tiến Huy, Nguyễn Đình Tú) (Trang 66 - 69)

 3.1 Kiểu nhân vật trong truyện ngắn của ba cây bút trẻ quân đội

 3.1.3 Kiểu nhân vật bản năng trong truyện ngắn Nguyễn Thế Hùng

Trong các truyện ngắn của mình, khi xây dựng nhân vật, nhà văn Nguyễn Thế Hùng rất chú trọng khai thác khía cạnh bản năng, phần “con” của nhân vật.

Nhìn chung, nhân vật trong truyện ngắn Nguyễn Thế Hùng là nhân vật bản năng.

và họ thường chịu thua trước bản năng ghê gớm nhất của con người trong những trường hợp cần sự tỉnh táo, cần một điểm dừng. Nhân vật tôi (Lộc trời) đã không cưỡng nổi sự tò mị giới tính của tuổi mười tám, đôi mươi nên dám cãi luật của người nuôi hươu, dám làm trái nề nếp gia phong của gia đình tìm đến gái làng chơi để tìm hiểu sự khối cảm của chuyện ân ái, mây mưa. Nhà văn Bóp Bi, anh chủ tịch xã Thực Lễ (Những người nổi tiếng) khi thấy vẻ đẹp con gái mơn mởn của Mận thì người đè ra toan cưỡng hiếp, kẻ thì trắng trợn đòi một cuộc trao đổi bằng thân xác để có được tấm giấy tạm vắng. Nhà văn Hách (Bản thảo bị xé) mặc dù có vợ con đang hoàng nhưng khi ở trong phịng khơng với một người con gái đẹp thì cũng đành “có lỗi” với u nó ở q. Bố cu Cị (Sen trái mùa) hễ cứ có thời gian rảnh là lại bế mẹ cu Cò vào buồng trong làm chuyện “vợ chồng” theo nghĩa bóng của hai từ này. Nhân vật tơi (Đêm sang mùa) trong đêm tối đã địi bằng được người mình yêu trao cho mình cái ngàn vàng của người con gái mặc dù tương lai của hai người cịn bấp bênh vì mối thù hằn giữa hai gia đình. Khơng chỉ khi trưởng thành mà ngay ở độ tuổi thiếu niên mới bắt đầu “trổ mã”, các nhân vật nam của Nguyễn Thế Hùng cũng đã bị ám ảnh bởi tình dục. Tơi (Chuyến ngược ngàn) từ khi còn nhỏ tuổi đã bị ám ảnh bởi sắc đẹp của chị Linh. Sự ám ảnh trong tôi lớn đến nỗi sau này tôi không thể ân ái với người mình yêu vì hình ảnh chị Linh cứ hiển hiện trong đầu. Chỉ đến sau này trong một tình huống trớ trêu tơi đã đạt được mục đích (ẩn giấu) trong lịng từ thuở nhỏ là được mây mưa với người mình thầm mong trộm nhớ. Nhân vật tơi (Đàn chim về sau bão) cũng bị sắc đẹp, bị những cuộc ân ái giữa chị Thơm và người tình để rồi ám ảnh trong suốt một đời. Khi đến tuổi già, nhân vật nam trong truyện ngắn Nguyễn Thế Hùng vẫn cịn tràn trề sinh lực. Ơng Hào (Hoa thủy sinh) mỗi khi có người phụ nữ đến xin ơng một đứa con thì ơng cũng khơng nỡ lịng nào mà từ chối. ồi sau này khi có chức có quyền mỗi khi có dịp đi cơng tác ơng lại tranh thủ đi tìm những bơng hoa hương rừng gió nội để thưởng thức…

Khơng chỉ nhân vật nam mà những người phụ nữ của Nguyễn Thế Hùng cũng có nhu cầu sinh lý rất mạnh. Mặc dù có chồng đang rất sung sức, nhưng vợ cậu Suy (Người về làng Lòi) vẫn khát khao sự lịch lãm của ơng Bình và cứ thứ bảy

nào mợ cũng đi chùa để rồi tranh thủ “vào thăm” nhà ông bạn ở thành phố về. Người yêu nhân vật tôi (Chuyến ngược ngàn) khi trưởng thành đã bỏ tơi vì ngỡ tơi là người sinh lý yếu, khơng đáp ứng được nhu cầu của mình. Len (Khu độc thân) khi chồng đi công tác xa dài ngày cũng rậm rực trong người không yên, hàng đêm phải ra giếng tắm.

Với những nhân vật hừng hực sức sống xuất hiện trên khắp các trang giấy, nên không ngạc nhiên khi chúng ta bắt gặp trong hầu hết truyện ngắn của Nguyễn Thế Hùng đều có những cảnh làm tình, ân ái nhiều hơn hẳn nếu so với truyện ngắn của các đồng nghiệp xét tới trong luận văn này. Tuy nhiên điều đáng nói là những cảnh ân ái này thực sự có ý đồ nghệ thuật chứ không phải là những pha “câu khách rẻ tiền”. Ẩn đằng sau cảnh trai gái trong các truyện Lộc trời, Người về làng Lịi là

sự phê phán thói đĩ điếm làm bại hoại gia phong của “những kẻ khốn nạn”. Những hệ lụy mà nhân vật tơi cùng gia đình cậu Suy, cậu Thoái phải gánh chịu sau đó chính là lời cảnh báo nghiêm khắc của tác giả cho những ai định đem hạnh phúc gia đình ra đùa với thói trăng hoa. Trong khi đó những cảnh ân ái trong các truyện ngắn

Hoa thủy sinh, Chuyến ngược ngàn, Đàn chim về sau bão, Đêm sang mùa… lại gợi

nên những thân phận, những khát khao chính đáng của người phụ nữ. Những người

đàn bà tìm đến ơng Hào trong truyện ngắn Hoa thủy sinh không phải để thỏa mãn

nhu cầu tình dục mà chỉ để xin một đứa con cho cuộc sống đỡ hưu quanh sau này. Đặt trong bối cảnh toàn bộ con trai ra trận hết, ở hậu phương chỉ toàn phụ nữ với nhau thì hành động ân ái đó là một “mã nghệ thuật” nhằm gợi nên sự xót xa thương cảm cho thân phận người phụ nữ trong lòng bạn đọc. Những cảnh mây mưa trong các truyện ngắn Đêm sang mùa, Chuyến ngược ngàn là biểu hiện cao nhất của tình yêu. Người phụ nữ trao thân như một minh chứng cho tình yêu mình dành cho người đàn ơng của đời mình mà không hề hay biết về những trắc trở, gập ghềnh của tình u đang đợi mình ở phía trước. Với những cảnh ân ái này, nhà văn Nguyễn Thế Hùng muốn nhắc lại một chân lý phổ quát rằng phụ nữ muôn đời vẫn khờ dại như thế, lấy tình dục để níu kéo tình u mà đâu biết đàn ơng lại lấy tình yêu để được tình dục.

Khai thác bản năng tính dục của nhân vật đang là một xu thế tương đối phổ biến trong đời sống văn học hiện nay. Vì thế việc nhà văn Nguyễn Thế Hùng chú trọng xây dựng kiểu nhân vật bản năng trong sáng tác của mình cũng là việc bình thường. Điều đáng quan tâm hơn cả là mặc dù những nhân vật bản năng này đều hàm chứa trong mình một ý nghĩa nào đó nhưng xét về tồn cục, những nhân vật này chưa thực sự gây được ấn tượng mạnh với độc giả. Đây là điểm nhà văn Nguyễn Thế Hùng cần khắc phục trong tương lai.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Truyện ngắn các cây bút trẻ quân đội (Qua Nguyễn Thế Hùng, Đỗ Tiến Huy, Nguyễn Đình Tú) (Trang 66 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)