Miền quê ấm áp nghĩa tình

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Truyện ngắn các cây bút trẻ quân đội (Qua Nguyễn Thế Hùng, Đỗ Tiến Huy, Nguyễn Đình Tú) (Trang 49 - 52)

 2.2 Đề tài miền quê

 2.2.3 Miền quê ấm áp nghĩa tình

Hình ảnh một miền quê ấm áp nghĩa tình được ba nhà văn Nguyễn Đình Tú, Đỗ Tiến Thụy, Nguyễn Thế Hùng khơi gợi nên từ trang văn nồng thắm thông qua ba đặc trưng dưới đây.

Thứ nhất, hình ảnh miền quê giàu đẹp, trù phú. Miền quê Việt Nam đẹp bởi

những bức tranh thiên nhiên tươi tắn, giàu cảnh sắc và rất mực nên thơ. Nhà văn Đỗ Tiến Thụy đã miêu tả một cảnh chiều thanh bình ở ngơi làng Bắc bộ với những đường nét thật đẹp: Lại chiều. Cánh đồng nhuốm màu đỏ xuộm. Những cánh đò trễ

nãi bay ngang. Vài con diều sáo vi vút trên triền đê tím ngắt cỏ may….Những nàng vịt mái nhẹ nhàng khỏa nước tắm gội kỹ càng… Những chàng vịt đực mỏ vàng đuôi vểnh…vươn những cái cổ dài xanh biếc màu cánh chả lượn ve vé trên mặt đầm làm cồn lên những quầng sóng hào hoa. (14,140-141). Nhà văn Nguyễn Thế Hùng chìm

đắm trong cái yên ả ngàn năm của làng. Làng Lịi trước cơn lốc đơ thị hóa hiện lên

với vẻ đẹp nguyên sơ của những rặng tre đằng ngà liu riu ngủ trong tiếng sáo diều

những trưa hè. Tiếng râm ran gọi mời chè xanh. Những ngôi nhà cổ rũ buồn dưới mái tranh màu khói. Con đường đất nện quẩn lá tre vàng dẫn vào đình mái cong rêu khói [6,128]. Nhà văn Nguyễn Đình Tú lại mê mẩn đầm sen nơi mênh mông ngàn vạn những búp sen xinh xinh đâm lên từ mặt nước xanh trong [17,232].

Thứ hai, tình nghĩa con người ấm áp, nhân hậu. Người dân miền quê Việt

Nam vốn trọng tình, trọng nghĩa, sống có trước có sau, đầu cuối như nhất. Và tình

bạn gắn bó keo sơn là một biểu hiện của tình nghĩa ấy trong cuộc sống. Trung (Nhớ về ăn nhãn đầu mùa) khi đã giàu có, là chủ một trang trại lớn ở thơn q, được lên

chương trình Người đương thời khơng qn người bạn nối khố sinh cùng Năm tý, tháng tý, ngày tý, giờ tý của mình giờ đang sống bơ vơ, vất vưởng trên Hà Nội. Trung đã lặn lộn lên thủ đơ tìm bạn, thuyết phục bạn trở về quê cùng làm ăn với mình, vừa có thể làm giàu, vừa được gần gũi chăm sóc cha mẹ không phải sống vạ

vật, tạm bợ nơi đất khách q người. Tình thầy trị thiêng liêng, cao quý cũng là nét

đẹp ở miền quê Việt Nam. Truyện ngắn Những nốt nhạc xa xanh của nhà văn Đỗ

Tiến Thụy là bài ca ngợi ca tình cảm thầy trị cao đẹp. Thầy Đồn, cơ Hoan dù bữa

ăn hàng ngày chỉ có cơm độn mì với rau muống luộc song vẫn hết lòng truyền thụ

cho học sinh vẻ đẹp của âm nhạc, của tri thức. Thầy dạy khơng thu tiền học thêm của học trị vì thấu hiểu hồn cảnh khó khăn của gia đình thơn q. Cơ Đoan, thậm chí cịn trích từ đồng lương ít ỏi của mình ra một khoản nhỏ mua vở chép nhạc cho học sinh có dụng cụ học tập. Ngồi tình bạn, tình thầy trị, cách đối nhân xử thế giữa con người với con người ở miền thôn quê cũng khiến lịng người thấy ấm áp, cảm động. Khơng muốn thấy con dâu mình chịu cảnh góa búa suốt đời vì chồng chết, bà Lợi (Sang mùa) đã chủ động tác thành cho con dâu lấy người bạn thân của con trai mình. Hai anh chị phục dưỡng bà như mẹ đẻ. Bà coi anh chị như con ruột, lo lắng chuyện sinh con đẻ cái cho hai người dù đêm đêm nước mắt bà vẫn lặn vào trong vì thương con trai chẳng may chết trẻ. Cũng miêu tả tình nghĩa sâu nặng ân tình, hai nhà văn Nguyễn Thế Hùng và Nguyễn Đình Tú lại đi sâu vào đời sống tình cảm của đơi lứa yêu nhau. Đôi bạn trẻ trong truyện ngắn Dịng đời vẫn trơi của nhà văn Nguyễn Đình Tú sinh ra trong hai gia đình căm ghét nhau. Hai ông bố đang kiện nhau ra tịa, họ hàng chú bác hai bên đang tìm cách ám hại lẫn nhau. Mối tình của họ dĩ nhiên bị cấm đoán và phải trải qua những thử thách nghiệt ngã khiến họ đã có lúc nghĩ đến việc quyên sinh để được ở bên nhau mãi mãi. Nhưng rồi bằng tình u chân chính, đơi bạn trẻ đã vượt qua được những thử thách đó, hàn gắn tình cảm giữa hai gia đình và sống hạnh phúc bên nhau. Khác với kết thúc có hậu trong truyện ngắn Nguyễn Đình Tú, các mối tình trong truyện ngắn của nhà văn Nguyễn Thế Hùng phần nhiều là dang dở. Nhưng qua sự dang dở đó lại là cái nền làm nổi bật lên tình cảm con người cao đẹp. Linh (Ngược ngàn) vẫn một lòng chung thủy với Thuyên dù cho anh phải đi tù, dù cho khi ra tù Thuyên dám gọi cô là con điếm một cách ngang nhiên đầy tính sỉ nhục trước mặt đơng người. Linh cam tâm tình nguyện đi theo Thuyên vào rừng lấy gỗ, trong cô khát khao hy vọng một ngày nào đó anh sẽ hồi tâm chuyển ý. Tình yêu của Linh dành cho Thuyên thật khiến người

đọc cảm động vì sự chờ đợi thủy chung son sắt. Tình yêu giữa Hai Được và Út Lành (Gió đồng bưng) tuy khơng thành song lại đẹp theo một cách khác. Vì hiểu nhầm tía ni có ý ép gả Út Lành cho người khác nên mặc dù rất yêu Út Lành, nhưng Hai Được đã vội đứng sang một bên nhìn người yêu đi lấy chồng. Cách cư xử ấy một phần nói lên tính cách có phần nóng vội của Hai Được nhưng nó cũng phản ánh tính cách cao thượng đền ơn trả nghĩa trong người con trai miền sông nước Cửu Long.

Thứ ba, chia sẽ giúp đỡ nhau trong khó khăn hoạn nạn. Đặc trưng này là

bước phát triển cao hơn của đặc trưng thứ hai. “Một miếng khi đói bằng một gói khi no”, “thương người như thể thương thân” đạo lý thấm đẫm tình người của người dân miền quê được phát huy cao nhất trong hồn cảnh khó khăn hoạn nạn. Gia đình Én trong truyện ngắn Gió đồng se sắt của nhà văn Đỗ Tiến Thụy gặp phải tai ương vô vàn. Bố Én bị kẻ xấu trù úm ném thuốc trừ sâu xuống ao cá, tiệt đường làm ăn. Mẹ Én ốm vì bạo bệnh. Nhà khơng cịn hột gạo. Én và đứa em trai nhỏ đói lay lắt. Giữa lúc nguy cấp ấy, người dân làng Bùi đã hết lòng cưu mang giúp đỡ nhà Én trong buổi khó khăn. Ơng nội nhân vật tơi đã bán đi bức hồnh phi gia bảo để lấy tiền giúp đỡ gia đinh Én, mẹ nhân vật tơi vờ mót sót khoai để cho Én có thứ đem về cho em ăn. Cả làng xóm lập một hũ gạo như hũ gạo kháng chiến ngày trước để ni gia đình Én vượt qua khó khăn hoạn nạn. Tình cảm ấy như gia đình Én thừa nhận trong ngày về là: Ơn nghĩa đó làm sao quên, làm sao trả hết được.[11,160] Kíp

(Người trong núi) yêu cô giáo Phương say đắm. Nhưng rồi cô giáo bị kẻ xấu hãm hiếp đến mức có thai với hắn. Q thất vọng, cơ định nhảy sơng tự vẫn. Trước hồn cảnh cùng quấn của cơ giáo, Kíp càng u, càng thương cô hơn. Anh đã trả thù giúp cô, nên duyên vợ chồng cùng cơ và tự tay anh chăm sóc đứa bé hỏn hon từng ngày khi mà mẹ nó vì hận cha nó nên khơng chăm sóc. Kíp lặn lội đến từng nhà cho thằng Lưk – tên đứa bé - bú thép, lên đồn biên phòng nhờ các chiến sĩ bộ đội đổi sữa cho con. Tình u Kíp dành cho Phương, cho đứa con khơng phải giọt máu của mình thể hiện sự cao thượng trong người đàn ông Tây Nguyên mạnh mẽ mà hiền lành, dũng cảm mà chất phác, giản dị mà thâm sâu.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Truyện ngắn các cây bút trẻ quân đội (Qua Nguyễn Thế Hùng, Đỗ Tiến Huy, Nguyễn Đình Tú) (Trang 49 - 52)