Miền quê nghèo đói, lạc hậu

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Truyện ngắn các cây bút trẻ quân đội (Qua Nguyễn Thế Hùng, Đỗ Tiến Huy, Nguyễn Đình Tú) (Trang 43)

 2.2 Đề tài miền quê

 2.2.1 Miền quê nghèo đói, lạc hậu

Cái nghèo, cái đói ln đeo đẳng người nơng dân từ đời nay sang đời khác. Cách mạng thành cơng, cuộc sống của người dân Việt Nam nói chung và người dân ở nơng thơn đã khơng cịn khó khăn như trước. Nhưng trên mảnh đất Việt Nam hình chữ S này, ở chỗ này chỗ khác vẫn cịn có những vùng q nghèo chịu ảnh hưởng nghiêm trọng của hai “thứ giặc”. Cái đói, cái nghèo đến khơng phải từ sự áp bức bóc lột do địa chủ cường hào gây ra như ngày trước mà xuất phát từ nhiều nguyên

nhân khách quan và chủ quan khác nhau. Đầu tiên là sự đỏng đảnh của thời tiết.

Người nông dân làm ruộng, cấy cày suốt ngày “trông trời, trông đất, trông mây/Trông mưa, trông nắng, trông ngày, trông đêm” nhưng ông trời nhiều lúc cũng không chiều lòng người. Hạn hán, thiên tai là nguyên nhân chính gây cả sự mất

mùa ở nông thôn Việt Nam. Đại hạn làm cho làng Hương trong truyện ngắn Chim

quý về trời của nhà văn Nguyễn Đình Tú: như một màu tơm luộc, lá khơ trút xuống phủ một lớp dày,[15,121] làm cho đường cày sâu như những hốc mắt khắc khổ nhưng khơng có nước nên những hạt giống bé nhỏ rời khỏi kẽ tay rơi vào lòng đất chẳng bật lên được mầm xanh. [15,121]. Hạn hán làm nước con sông Văn (Khơng

có khn mặt cái ác) cạn khô đáy để lộ ra những bờ bãi lở loét, những hang hốc

khô kiệt, những vạt bùn nứt nẻ [15,147]. Thiếu nước, mầm mống đều tiên của mọi

sự sống, dân làng Hương ngày càng kiệt quệ vì đói khát: Sau vụ cháy, ruộng đồng

khơ cạn, dân tình nhớn nhác, có đến nửa làng dắt díu nhau đi ăn mày. Nắng thiêu

đốt triền miên làm ngôi làng trở nên trơ trụi, những mái nhà xiêu vẹo khẳng khiu.

[15,121]. Cùng với hạn hán, nạn lũ lụt cũng là tác nhân gây ra những thảm cảnh ghê gớm cho người dân nông thôn. Nhà văn Nguyễn Thế Hùng lại tập trung miêu tả cái khổ của người dân vùng núi cao khi gặp cảnh mưa lũ đổ về. Thân đê quằn quại kêu

ùng ục. Mối! Mối từng đàn lũ bắt đầu ngoi ra, túa lên trời từng vệt chấp chới….Bờ tre phía ngồi đê giờ chỉ cịn ngoi ngóp ít ngọn chới với lặn ngụp, thỉnh thoảng

gắng sức ngoi lên như muốn chứng tỏ sự tồn tại của chúng.[4, 17-18]. Nguyên nhân

cái nghèo đói của những người dân nơng thơn lại được nhà văn Đỗ Tiến Thụy nhìn nhận ở khía cạnh những sai lầm trong chính sách nơng nghiệp, trong phong tục tập

quán ở con người. Do tư tưởng “nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô”, ăn sâu bén rễ

vào đầu óc nên người bố nhân vật tôi của nhà văn Đỗ Tiến Thụy (Chuyện không

muốn kể) nhất quyết bắt người vợ phải đẻ bằng được con trai sau khi đã đẻ

đến…năm cô con gái. Đã vậy, sau khi có thằng nối dõi, tư tưởng đa đinh gia đình mới mạnh trỗi dậy, người bố lại bắt vợ tháo vịng để tìm kiếm thêm những đứa con

trai. Câu nói của dì nhân vật tơi Suốt ngày chỉ có rượu với tổ tơm… Đẻ nữa thì lấy

gì cho chúng nó ăn?[13,18] như một lời tiên báo về hệ quả tất yếu của việc đơng

con. Đói nghèo còn xuất phát từ những phương thức canh tác lạc hậu của đồng bào vùng cao. Đói nghèo khơng chỉ xuất phát từ những tư tưởng lạc hậu, đói nghèo cịn

đến từ những sai lầm trong chính sách nơng nghiệp ở nơng thơn. Truyện ngắn Gió

đồng se sắt của nhà văn Đỗ Tiến Thụy đưa người đọc về thời điểm trước những

năm đổi mới. Nạn thu thuế một cách quan liêu, cứng nhắc của chính sách nông nghiệp sai lầm và thái độ cư xử hống hách mà ty tiện của những người có chức có quyền như ông chủ tịch xã đã khiến cho tuyệt đại bộ phận người dân làng Bùi lâm vào cảnh cơ hàn. Và sự nghèo đói, cùng khổ của người dân đã dẫn đến những hệ quả đau lòng. Nghèo đói làm con người trở nên ty tiện, độc ác với đồng lồi dù bản thân họ khơng phải là người xấu. Lão Trường (Chim quý về trời) nhà cịn có chút gạo nấu cháo. Lão đang ăn mà cứ nhác thấy Phi gù lảng vảng là lại cất bát lên giường nằm im thin thít [15, 121] để tránh gã hàng xóm vào ăn chực. Cũng vì thiếu

ăn ngày giáp hạt mà cơ Chung (Gió đồng se sắt) nỡ tố cáo với bố Én về tội ăn trộm chút cơm thừa canh cặn nhà mình cho em ăn vì đói q của Én để cô bé bị người cha giáng xuống trận đòn roi thừa sống thiếu chết. Cũng vì đói kém mà lão Phùng (Rừng thiêng) đành tạm lui thời chuyện trăm năm của con gái để làm ăn chuyến

cuối. Cưới là chuyện phụ nhé, chưa cưới tháng sau thì tháng sau nữa, năm sau, thì

năm sa nữa. Phải có tiền đã con ạ [4,12] quả thật chỉ có thời buổi đói kém mới khiến một người cha có suy nghĩ như vậy về chuyện hệ trọng nhất đời cơ con gái.

Đau lịng hơn, Ngoạn (Qua sơng) khơng những phải chịu cảnh kiếp ở đợ để có hạt cơm vào bụng mà cơ cịn phải “đẻ mướn” cho ông chủ giàu có nhưng bà vợ lại không sinh nở được để rồi gạt nước mắt nhìn người khác bế đứa con mình mang nặng đẻ đau đi nơi khác.

Người dân phải ly hương, dời làng lập nghiệp là hệ quả thứ hai của đói

nghèo, lạc hậu. Lão Trường (Chim quý về trời) bỏ làng ra đi để tránh kiếp vận 60 năm một đại hạn, 65 năm một tiểu hạn giáng xuống làng Hương. Cậu bé Tuân (Khơng có khn mặt cái ác) cũng trốn chạy khỏi làng Văn lên thành phố để xua cái

đói đang hành hạ dạ dày. Nhân vật tôi trong truyện ngắn Nhớ về ăn nhãn đầu mùa

của nhà văn Nguyễn Thế Hùng cũng ra thành phố với khát vọng “làm quan” để vĩnh viễn thoát khỏi mảnh đất gió Lào thổi làm chiếc lá cũng khơ rang như cái bánh đa.

[4, 121]. Lời Dổi nói với cơ giáo Du trong truyện ngắn Tiếng T’rưng làng Rấp của

nhà văn Đỗ Tiến Thụy thật làm lòng người đắng nghẹn lại: Ngày xưa giặc đốt mấy

lần, thế mà dân khơng chịu bỏ làng. Bây giờ cái đói bắt dân mình bỏ làng mà đi đấy.[11,39] Dịu trong truyện ngắn Vết thương thành thị cùng các chị em cùng làng

quyết tâm Nam tiến vào Sài Gịn hoa lệ với mong muốn thốt khỏi cảnh quanh năm chân lấm tay bùn, bán mặt cho đất, bán lưng cho trời mà đói vẫn hồn đói, nghèo vẫn hoàn nghèo. Những cuộc ly hương diễn ra thật tê tái, nó lơi kéo từ người già đến trẻ con, từ thanh niên đến phụ nữ. Tất cả đều mong mong chóng chóng dời khỏi nơi chơn rau cắt rốn đặng tìm một miền đất hứa cho mình để lại một làng quê xơ xác, tiêu điều. Sau hơn ba mươi năm giải phóng, thống nhất đất nước, cái nghèo đói, lạc hậu vẫn là nỗi ám ảnh của người nông dân và những người nặng lòng với làng quê Việt Nam. Tuy nhiên những người ra đi là những người cịn có hy vọng. Đã có những người khơng bao giờ có được hạt giống cuối cùng trong chiếc hộp Phangdo huyền thoại ấy vì đã gửi nắm xương tàn trên mảnh đất. Anh tá điền Phi gù (Chim quý về trời) đã nằm chết rũ bên lu nước, ơng Thược (Khơng có khn mặt cái

ác) chết đi trong hoàn cảnh trong nhà khơng cịn một hạt gạo nào. Gia đình lão Phùng với bốn người con trai tuổi ba gãy sừng trâu và cô gái Huệ đang tuổi yêu, tuổi trăng tròn cùng Thành – người yêu cô đã chết bỏ xác vì trận lũ kinh hoàng

trong chuyến đi rừng cuối cùng. Những cái chết đó dù gián tiếp hay trực tiếp đều xuất phát từ nguyên do đói nghèo. Cái chết của họ là nét chấm phá đen đặc đậm nét trên nền bức tranh nông thôn ảm đạm trong sáng tác của ba nhà văn quân đội thế hệ thứ tư. Song đó chưa phải là mảng đen tối cuối cùng, nơng thơn Việt Nam cịn hiện lên với một sắc màu đậm chất bi kịch khác .

2.2.2. Miền q tha hóa trong cơn lốc đơ thị hóa

Hình ảnh một nơng thơn đang trong q trình đơ thị hóa mạnh mẽ xuất hiện tương đối dày trong sáng tác của ba nhà văn Nguyễn Đình Tú, Đỗ Tiến Thụy và Nguyễn Thế Hùng. Đơ thị hóa là q trình đem lại nhiều lợi ích thiết thực, căn bản cho nông thôn và người nông dân. Nhưng bên cạnh những lợi ích là rác rưởi từ thành phố tràn về đầu độc làm ô nhiễm làng quê. Bao nếp nhà, bao con người vốn quen cuộc sống thanh bình, êm đềm nay bỗng táo tác trước vịng xốy của kim tiền và những thứ độc hại do q trình đơ thị hóa mang lại. Khơng hẹn mà gặp, cả ba nhà văn quân đội thế hệ thứ tư đều đi sâu vào miêu tả những mặt trái trong quá trình đơ thị hóa nơng thơn. Dấu hiệu đầu tiên cho biết nơng thơn đã bước vào vịng xốy của cơn lốc đơ thị hóa là sự lên giá mạnh mẽ của đất đai. Những mảnh ruộng bờ ao vốn gắn bó mật thiết, lâu đời với người nơng dân bỗng dưng lên giá vùn vụt. Chỉ qua một đêm, tấc đất đã thành tấc vàng theo đúng nghĩa đen của câu ca dao ngàn đời. Mảnh ao làng của Thuân (Sóng ao làng) trước chỉ bỏ hoang bỗng chốc được người ta định giá năm mươi triệu, một khoản tiền đủ để anh gửi tiết kiệm, lấy lãi phụng dưỡng cha mẹ. Mảnh đất xéo cuối làng Lòi (Người về làng Lòi) trước đây là nơi trú ngụ của mõ – người dân làng ai cũng coi khinh, không thèm dây vào, không ai muốn lấy – nhưng khi đến thời kinh tế thị trường vụt có giá bất ngờ. Trước đống tiền, người dân làng Lòi hoa mắt, quên phắt trước đây là đất của mõ làng, ai cũng đổ xô ra nhận mảnh đất này là của mình. Cuộc tranh giành gay cấn đến mức làng phải tổ chức đấu giá mảnh đất. Ai ra giá cao nhất, người đó là chủ mảnh đất. Tiếp theo sự tăng giá đất, những nếp sống, nếp sinh hoạt thành thị manh nha hiển diện ở nông thôn. Tại những bản làng giờ đây đã xuất hiện quán gội đầu thư giãn, quán karaoke cho người dân đến giải trí sau những phút lao động cực nhọc trên cánh

đồng. Làng quê nơi gia đình nhân vật tơi (Quả tôi chưa thấy bao giờ) cư ngụ mười mấy đời mọc lên nhà máy bia, những ngôi nhà cao tầng, những qn cà phê có mấy

cơ bán qn mặc váy ngắn hơn cả con gái làng tôi xắn quần trước khi lội xuống ruộng sâu [3,121]. Cạnh ngôi làng giáp Lào nơi gia đình nhân vật tơi (Lộc trời) sinh

sống, vốn quanh năm chỉ có gió Lào thơng thống thổi hết ngày đêm từ ngày nằm

trong khu tam giác kinh tế trọng điểm bỗng nhiên xanh đỏ đèn chùm, chộn rộn xốn

xang váy áo, ồn ã giọng Bắc, Trung, Nam, lượn lờ má đỏ, mơi đỏ, móng đỏ, chân dài. [6,11-12]. Cũng từ đó làng q khơng cịn n bình nữa. Sự tàn tạ, điêu đứng

của làng quê được bắt đầu bằng sự xuất hiện của một lớp người khốn nạn trọng tiền bạc hơn tất thảy mọi thứ trên đời. Những lớp người này vốn sinh ra, lớn lên ở nông thơn. Khi q nhà bước vào q trình đơ thị hóa, hoa mắt trước màu kim tiền, họ sẵn sàng làm mọi việc táng tận lương tâm miễn sao thu được càng nhiều tiền càng tốt. Để móc hầu bao của những vị khách về quê du lịch sinh thái càng nhiều càng tốt, cậu Suy, cậu Thối (Người về làng Lịi) sẵn sàng cho khách nằm ngủ ở gian thờ tổ tiên, và nếu khách muốn truy hoan ngay trước ban thờ các cụ thì hai cậu cũng sẵn lịng, miễn là túi tiền của khách đầy. Để nhà mình ra mặt đường làng, gã cán bộ

làng (Liu điu dòng họ) nhẫn tâm nắn quy hoạch trên bản vẽ thiết kế khiến cho đình

làng phải dời vơ ba, bốn mét, đập mất cái cổng đình đã ba trăm mười lăm năm tuổi

[6, 208], để chú mình được trợ cấp Nhà nước, hắn làm giả thẻ thương binh cho chú. Để chiếm mảnh đất ở vị trí đặc địa, lợi dụng chức vụ phó chủ tịch huyện, Quân (Sóng ao làng) dám…dời chùa vào núi. Khơng có chức quyền để cướp đất, khơng có sẵn nhà cửa khang trang để kinh doanh, Hinh (Liu điu dòng họ) kiếm tiền bằng cách bán thịt lợn theo kiểu mua thịt lợn chết về bán giá thịt sống, lợn nhà người bán khơng chết thì lén sức thuốc cho chết để mua giá rẻ. ồi Hinh sẵn sàng cầm dao đâm chém chú ruột mình để tranh chấp quyền thừa kế ngôi nhà ông nội. Không chỉ

mê tiền bạc, loại người khốn nạn ấy còn là những kẻ mê đắm nhục dục, sẵn sàng

làm mọi thứ để thỏa mãn ham hố tầm thường của mình. Cậu Suy, cậu Thối (Người

về làng Lòi), người ngủ với con gái bạn, người ngủ với kẻ hầu. Quân (Sóng ao làng)

trong phim để thỏa mãn nhục dục của mình. Những hành động băng hoại luân thường đạo lý của những kẻ khốn nạn kể trên đã phá hỏng những gì tốt đẹp nhất ở nông thôn. Ở chiều kích ngược lại, những người dân làng vốn xưa nay hiền lành chân chất, chăm chỉ làm ăn bỗng nhiên thân bại danh liệt, tan cửa nát nhà vì một thống sa chân vào những chốn ăn chơi rác rưởi từ thành phố mang về. Sau lần quan hệ với gái mại dâm, tôi (Lộc trời) đã mắc bệnh xã hội, vốn là điều cấm kỵ vời người làm nghề nuôi hươu cao quý. YLinh (Dưới mái nhà rông) là một cô gái dân tộc xinh đẹp. Từ ngày làng cô trở thành làng văn hóa du lịch, YLinh và các trang bạn cùng lứa đi múa xoang phục vụ khách du lịch. Và một trong những lần ấy, cô đã cùng một gã khách Tây làm chuyện vợ chồng. Sau khi thỏa mãn dục vọng, gã khách Tây không chịu cưới cô như lệ làng quy định mà hắn xin nộp phạt bằng tiền. YLinh đau đớn vì bị người tình phản bội, phải bỏ làng đi biệt tích. Tuy khác nhau về bản chất, về hoàn cảnh đưa đẩy đến những hành động bại hoại luân thường đạo lý nhưng chung cục cả hai loại người khốn nạn và đau khổ đều là nguyên nhân

chính gây ra những đau đớn, mất mát, đổ vỡ cho người thân nói riêng và cho miền q thanh bình nơi mình sinh ra nói chung. Gia đình cậu Suy, cậu Thối đã đổ vỡ sau khi chuyện chồng ngoại tình đằng chồng, vợ ngoại tình đằng vợ vỡ lở và làng Lòi sau những nhốn nháo thị phi thì tan tác như cây trong bão, sự tán tác khiến những con người gây ra tình trạng ấy phải tự nhủ rằng: Phải sửa thơi, sửa nhiều thứ

lắm, để như thế này mãi thì nguy lắm [6,136]. Sau khi biết cháu mắc bệnh xã hội,

ông nội nhân vật tôi (Lộc trời) buồn đau mất, kinh tế gia đình lâm vào khó khăn vì nhung hươu không (dám) bán, không ai dám đi làm thợ bắt đầu. ồi mùa tình sau, hươu cũng không nhú lộc. Biết cảnh nhà đã lụi, người cha thả hươu vào rừng, tơi ra

đi tìm lấy một con đường sống mới. Sau khi YLinh ra đi, Già làng Atheo như củ

khổ sâm trên đỉnh Ngok Linh trăm năm hút linh khí núi rừng, giờ bị nhổ bật lên khỏi đất [11,89]. Và ngôi nhà rông – biểu tượng của bn làng hơ hốc như một bộ xương voi [11,88]. Qua những trang viết, ba nhà văn quân đội thế hệ thứ tư bộc lộ

không chỉ nỗi buồn, mà còn nỗi lo lắng thật sự về những biến chuyển xấu của miền quê Việt Nam bao đời nay. Tuy lo lắng, buồn rầu trước những cảnh “trơng thấy mà

đau đớn lịng” nhưng họ vẫn tin tưởng, lạc quan về một tươi sáng cho những mảnh đất ấy vì ở đó vẫn có những con người tốt bụng vẫn cần mẫn ngày đêm gieo mầm nhân nghĩa.

2.2.3. Miền quê ấm áp nghĩa tình

Hình ảnh một miền quê ấm áp nghĩa tình được ba nhà văn Nguyễn Đình Tú, Đỗ Tiến Thụy, Nguyễn Thế Hùng khơi gợi nên từ trang văn nồng thắm thông qua ba đặc trưng dưới đây.

Thứ nhất, hình ảnh miền quê giàu đẹp, trù phú. Miền quê Việt Nam đẹp bởi

những bức tranh thiên nhiên tươi tắn, giàu cảnh sắc và rất mực nên thơ. Nhà văn Đỗ Tiến Thụy đã miêu tả một cảnh chiều thanh bình ở ngơi làng Bắc bộ với những

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Truyện ngắn các cây bút trẻ quân đội (Qua Nguyễn Thế Hùng, Đỗ Tiến Huy, Nguyễn Đình Tú) (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)