Giọng điệu trong truyện ngắn Đỗ Tiến Thụy

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Truyện ngắn các cây bút trẻ quân đội (Qua Nguyễn Thế Hùng, Đỗ Tiến Huy, Nguyễn Đình Tú) (Trang 82 - 85)

 3.3 Giọng điệu trong truyện ngắn của ba cây bút trẻ quân đội

 3.3.2 Giọng điệu trong truyện ngắn Đỗ Tiến Thụy

Trong một vài tác phẩm của mình, nhà văn Đỗ Tiến Thụy cũng có sử dụng giọng điệu hài hước, song theo chúng tơi đều khơng đạt. Ví như giọng điệu hài hước trong truyện ngắn Có cha: Tuổi ngót bảy mươi, con trai, con gái, dâu rể đủ đầy,

chưa đại thọ nhưng chết cũng đẹp rồi. Bà Nhắt đã nhờ các vãi chùa tụng hết kinh

Kim Cương, Bát Nhã…; chiếc quan tài đỏ hoét đặt cạnh giường ván thiên kênh lên tựa cánh cửa thuyền rồng rộng mở chỉ chờ dong chui vào là thong dong xuôi Tây

Trúc. Nhưng mà ông vẫn chưa đi đấy, làm gì được ơng nào [13,36]. Khi viết về một người đã khuất, dù cho người đó là nhân vật “tệ” đến thế nào theo chúng tôi cũng không nên viết với giọng pha chút bỡn cợt như vậy. Người Việt Nam ta xưa nay vẫn có câu “Nghĩa tử là nghĩa tận”. Mặc dù ở đoạn sau, giọng điệu hài hước tỏ

đơi kính cận. Nhưng khổ, tuổi thơ chăn trâu cắt cỏ trong gió đồng khống đạt trong lành, lớn lên đọc chưa hết dăm cuốn sách thì cận làm sao? Mới đeo kính được mấy ngày mắt anh đã sưng đã buốt, anh đành phải vít trễ nó xuống sống mũi cốt tạo dáng, cịn nhìn thì vẫn phải qua đơi mắt sáng lịe thị lực mười trên mười cả hai bên phải trái [13, 47] song lại không mấy ăn nhập với giọng điệu buồn bã thương cảm ở

cuối truyện trong cái chết của cô gái điên tên Bủng. Công an cửa khẩu L thơng báo

tìm thấy một nạn nhân trên đường biên, đề nghị người nhà lên làm thủ tục nhận xác. Kèm theo thư có một tấm ảnh. Bủng! Đúng là Bủng, khơng lẫn vào đâu được. Khuôn mặt bầu bĩnh, ngây ngô, đôi mắt nhắm nghiền nhưng miệng vẫn như cười

[13,56]. õ ràng, chỉ bằng một đoạn văn sau cuối, cảm giác thương cảm lấn át những nụ cười mỉm mà Đỗ Tiến Thụy dụng công tạo dựng trong suốt chiều dài câu

chuyện. Theo dõi giọng điệu hài hước xuất hiện trong một vài truyện khác như Nơi

khơng có sống Xì phơn, Đồng đất q cha có thể thấy anh khơng hợp với giọng điệu

này. Khơng phải vì anh khơng có tài văn chương mà đơn giản vì tạng người, tạng văn của Đỗ Tiến Thụy không hợp. Ở các phần nhân vật và kết cấu, chúng tơi đã trình bày về kiểu nhân vật tha hương và những cái kết ngang trái trong truyện ngắn Đỗ Tiến Thụy. Với kiểu nhân vật như thế, với kết thúc như thế cho phép chúng ta đi đến một suy luận rằng, giọng điệu trong truyện ngắn Đỗ Tiến Thụy thiên về những bi ai, trúc trắc. Và qua khảo sát, chúng tôi nhận thấy giọng điệu cơ bản trong truyện

ngắn Đỗ Tiến Thụy là trữ tình buồn bã. Cái trữ tình buồn bã được lột tả qua những

đoạn văn miêu tả thiên nhiên đẹp nhưng gợi cảm giác buồn bã, ghê ghê. Đó là cảnh hoa cúc q vàng ruộm trời đất Tâ Nguyên: Đứng trên đỉnh núi nhìn xuống ln thấy một biển cúc quì rờm rợp cuộn sóng vàng. Càng vào mùa khơ, cúi q càng vàng ngợp. Nhìn đẹp đến nao người những cũng khiến người nhìn có một cảm giác

sờ sợ, ngại ngần nếu phải đi xuyên qua rừng hoa ấy [14,15]. Đó là cảnh đêm tĩnh

lặng, trăng soi đầm nước: Trăng suông buông, mặt đầm bãng lãng hơi sương. Những cụm lau lách mọc loi thoi rải rác trong đầm gió lay phơ phất. Tiếng chim nước kêu nho nhỏ liu riu trong các bụi râm ven bờ. Mặt nước sủi bong bóng khắp nơi. Phao phảo mùi đáy bùn tanh ngái. Những con rắn dài ngoẵng lội uốn éo trên

mặt nước làm những con gọng vó cuống cuồng nhảy thia lia khiến bóng trăng trên mặt đầm phút chốc bị xóa nhịa.[14,55] Khơng chỉ ở những câu văn miêu tả thiên

nhiên, giọng điệu trữ tình buồn bã được thể hiện ở những câu văn miêu tả tâm lý nhân vật. Ở những câu văn này đượm những tính từ tả tâm trạng buồn, những hình ảnh so sánh gợi cảm giác nao nao lòng dạ. Đây là tâm trạng của nhà văn trong truyện ngắn Chênh vênh cầu treo: Anh bình thản như một kẻ trúng gió thật sự, nhưng trong lòng đang tả tơi như vừa trải qua một cơn lũ xiết. Cơn lũ xiết gặp phải cù lao chia làm hai dịng, một dịng cuồn cuộn bão giơng, một dòng hững hờ phẳng lặng. Một lần nữa anh cay đắng nhận ra rằng, mỗi cơn lũ đi qua, dẫu chẳng vơ tình nhưng hạt phù sa khơng bao giờ đọng vào bên lở [11,142]. Và đây là tâm trạng của

cặp nhân vật chính trong các truyện ngắn Ngẩng đầu lên đi em, Tiếng T’rưng làng

Rấp:

- Cô Nhâm chống nạng đưa tơi ra tận bến đị. Những vết nạng cắm vào bờ

sông sâu hút. Con đị trịng trành rời bến. Gió sơng thổi lộng. Tóc cơ trị sổ tung, sợi xanh, sợi bạc vương nhau. Sóng cồn cào. Tơi đã tự nhủ là mình sẽ khơng khóc nữa, vậy mà khi đị vừa cấp bến, tôi lại gục đầu vào vai cô Nhâm nấc lên. [13,155]

-Trời đất chao nghiêng, Du lảo đảo ôm lấy cột nhà sàn, mắt đờ đẫn vô hồn hướn về phía đơng. Trên ngơi làng chênh vênh cao một ngàn mét so với biển ở mái tây Trường Sơn, hồng hơn đang dần bng tím lịm. Tưmp. Từmp, tưmp…từ phía nhà rơng tiếng t’rưng lại cất lên. Tao tác…[13,224].

Chúng ta thấy những câu văn trên sự gắn kết giữa nỗi buồn mênh mang, có sự gắn kết chặt chẽ giữa cảnh thiên nhiên và tâm trạng con người. Cảnh thì buồn mênh mơng xa xăm, tâm hồn con người thì cơ độc, buồn chán. Bên cạnh những câu văn miêu tả tâm trạng nhân vật, lời người dẫn chuyện cũng mang nỗi buồn sâu lắng.

Lời người dẫn truyện trong truyện ngắn Dưới mái nhà rơng có nhiều trường đoạn

âm u trầm mặc như nỗi buồn lắng sâu tận đáy lòng: Hai người cứ ngồi như thế cho

đến khi trong nhà rông chuyển lạnh, những mái tơn co mình tấm tức… Vẫn là già A Theo, nhưng hôm nay giọng kể của già không âm trầm như vọng ra từ vách núi, mà lại xao xác như lá rụng cuối mùa khô.[13,113]. Buồn bã, cảm thương là lời người

dẫn truyện trong truyện ngắn Gió đồng se sắt: Đêm ấy, gà gáy canh ba cụ Đồ vẫn ngồi lặng phắc như pho tượng. Nước mắt thầm thĩ chảy qua râu rồi giọt giọt xuống chõng che thon thót. Gần sáng thì cụ Đồ lấy mực ra mài. Tiếng thỏi mực xốy xìn xịt vào đêm đen kịt. Rồi cụ chấm bút…. Một chữ nho to tướng gục đầu bi phẫn trên nền tường trắng lạnh. Rồi chẳn hiểu sao cụ vung tay hắt cả nghiên mực đè lên chữ

vừa mới viết. Những dòng mực chảy ngoằn ngoèo như những giọt nước mắt đen.

[11,151]. Những trích đoạn trên phản ánh rõ giọng điệu trữ tình buồn bã trong văn Đỗ Tiến Thụy. Giọng điệu này hợp với kiểu nhân vật tha hương tạo cho Đỗ Tiến Thụy một lượng độc giả nhất định và một vị trí ngày cảng được củng cố trên văn đàn văn trẻ Việt Nam đương đại.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Truyện ngắn các cây bút trẻ quân đội (Qua Nguyễn Thế Hùng, Đỗ Tiến Huy, Nguyễn Đình Tú) (Trang 82 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)