Miền quê tha hóa trong cơn lốc đô thị hóa

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Truyện ngắn các cây bút trẻ quân đội (Qua Nguyễn Thế Hùng, Đỗ Tiến Huy, Nguyễn Đình Tú) (Trang 46 - 49)

 2.2 Đề tài miền quê

 2.2.2 Miền quê tha hóa trong cơn lốc đô thị hóa

Hình ảnh một nông thôn đang trong quá trình đô thị hóa mạnh mẽ xuất hiện tương đối dày trong sáng tác của ba nhà văn Nguyễn Đình Tú, Đỗ Tiến Thụy và Nguyễn Thế Hùng. Đô thị hóa là quá trình đem lại nhiều lợi ích thiết thực, căn bản cho nông thôn và người nông dân. Nhưng bên cạnh những lợi ích là rác rưởi từ thành phố tràn về đầu độc làm ô nhiễm làng quê. Bao nếp nhà, bao con người vốn quen cuộc sống thanh bình, êm đềm nay bỗng táo tác trước vòng xoáy của kim tiền và những thứ độc hại do quá trình đô thị hóa mang lại. Không hẹn mà gặp, cả ba nhà văn quân đội thế hệ thứ tư đều đi sâu vào miêu tả những mặt trái trong quá trình đô thị hóa nông thôn. Dấu hiệu đầu tiên cho biết nông thôn đã bước vào vòng xoáy

của cơn lốc đô thị hóa là sự lên giá mạnh mẽ của đất đai. Những mảnh ruộng bờ ao

vốn gắn bó mật thiết, lâu đời với người nông dân bỗng dưng lên giá vùn vụt. Chỉ qua một đêm, tấc đất đã thành tấc vàng theo đúng nghĩa đen của câu ca dao ngàn

đời. Mảnh ao làng của Thuân (Sóng ao làng) trước chỉ bỏ hoang bỗng chốc được

người ta định giá năm mươi triệu, một khoản tiền đủ để anh gửi tiết kiệm, lấy lãi

phụng dưỡng cha mẹ. Mảnh đất xéo cuối làng Lòi (Người về làng Lòi) trước đây là

nơi trú ngụ của mõ – người dân làng ai cũng coi khinh, không thèm dây vào, không ai muốn lấy – nhưng khi đến thời kinh tế thị trường vụt có giá bất ngờ. Trước đống tiền, người dân làng Lòi hoa mắt, quên phắt trước đây là đất của mõ làng, ai cũng đổ xô ra nhận mảnh đất này là của mình. Cuộc tranh giành gay cấn đến mức làng phải tổ chức đấu giá mảnh đất. Ai ra giá cao nhất, người đó là chủ mảnh đất. Tiếp theo sự tăng giá đất, những nếp sống, nếp sinh hoạt thành thị manh nha hiển diện ở nông thôn. Tại những bản làng giờ đây đã xuất hiện quán gội đầu thư giãn, quán karaoke cho người dân đến giải trí sau những phút lao động cực nhọc trên cánh

đồng. Làng quê nơi gia đình nhân vật tôi (Quả tôi chưa thấy bao giờ) cư ngụ mười

mấy đời mọc lên nhà máy bia, những ngôi nhà cao tầng, những quán cà phê có mấy

cô bán quán mặc váy ngắn hơn cả con gái làng tôi xắn quần trước khi lội xuống ruộng sâu [3,121]. Cạnh ngôi làng giáp Lào nơi gia đình nhân vật tôi (Lộc trời) sinh sống, vốn quanh năm chỉ có gió Lào thông thống thổi hết ngày đêm từ ngày nằm

trong khu tam giác kinh tế trọng điểm bỗng nhiên xanh đỏ đèn chùm, chộn rộn xốn

xang váy áo, ồn ã giọng Bắc, Trung, Nam, lượn lờ má đỏ, môi đỏ, móng đỏ, chân

dài. [6,11-12]. Cũng từ đó làng quê không còn yên bình nữa. Sự tàn tạ, điêu đứng

của làng quê được bắt đầu bằng sự xuất hiện của một lớp người khốn nạn trọng tiền

bạc hơn tất thảy mọi thứ trên đời. Những lớp người này vốn sinh ra, lớn lên ở nông thôn. Khi quê nhà bước vào quá trình đô thị hóa, hoa mắt trước màu kim tiền, họ sẵn sàng làm mọi việc táng tận lương tâm miễn sao thu được càng nhiều tiền càng tốt. Để móc hầu bao của những vị khách về quê du lịch sinh thái càng nhiều càng

tốt, cậu Suy, cậu Thoái (Người về làng Lòi) sẵn sàng cho khách nằm ngủ ở gian thờ

tổ tiên, và nếu khách muốn truy hoan ngay trước ban thờ các cụ thì hai cậu cũng sẵn lòng, miễn là túi tiền của khách đầy. Để nhà mình ra mặt đường làng, gã cán bộ làng (Liu điu dòng họ) nhẫn tâm nắn quy hoạch trên bản vẽ thiết kế khiến cho đình làng phải dời vô ba, bốn mét, đập mất cái cổng đình đã ba trăm mười lăm năm tuổi

[6, 208], để chú mình được trợ cấp Nhà nước, hắn làm giả thẻ thương binh cho chú.

Để chiếm mảnh đất ở vị trí đặc địa, lợi dụng chức vụ phó chủ tịch huyện, Quân

(Sóng ao làng) dám…dời chùa vào núi. Không có chức quyền để cướp đất, không

có sẵn nhà cửa khang trang để kinh doanh, Hinh (Liu điu dòng họ) kiếm tiền bằng

cách bán thịt lợn theo kiểu mua thịt lợn chết về bán giá thịt sống, lợn nhà người bán không chết thì lén sức thuốc cho chết để mua giá rẻ. ồi Hinh sẵn sàng cầm dao đâm chém chú ruột mình để tranh chấp quyền thừa kế ngôi nhà ông nội. Không chỉ

mê tiền bạc, loại người khốn nạn ấy còn là những kẻ mê đắm nhục dục, sẵn sàng

làm mọi thứ để thỏa mãn ham hố tầm thường của mình. Cậu Suy, cậu Thoái (Người

về làng Lòi), người ngủ với con gái bạn, người ngủ với kẻ hầu. Quân (Sóng ao làng)

trong phim để thỏa mãn nhục dục của mình. Những hành động băng hoại luân thường đạo lý của những kẻ khốn nạn kể trên đã phá hỏng những gì tốt đẹp nhất ở nông thôn. Ở chiều kích ngược lại, những người dân làng vốn xưa nay hiền lành chân chất, chăm chỉ làm ăn bỗng nhiên thân bại danh liệt, tan cửa nát nhà vì một thoáng sa chân vào những chốn ăn chơi rác rưởi từ thành phố mang về. Sau lần quan hệ với gái mại dâm, tôi (Lộc trời) đã mắc bệnh xã hội, vốn là điều cấm kỵ vời

người làm nghề nuôi hươu cao quý. YLinh (Dưới mái nhà rông) là một cô gái dân

tộc xinh đẹp. Từ ngày làng cô trở thành làng văn hóa du lịch, YLinh và các trang bạn cùng lứa đi múa xoang phục vụ khách du lịch. Và một trong những lần ấy, cô đã cùng một gã khách Tây làm chuyện vợ chồng. Sau khi thỏa mãn dục vọng, gã khách Tây không chịu cưới cô như lệ làng quy định mà hắn xin nộp phạt bằng tiền. YLinh đau đớn vì bị người tình phản bội, phải bỏ làng đi biệt tích. Tuy khác nhau về bản chất, về hoàn cảnh đưa đẩy đến những hành động bại hoại luân thường đạo lý nhưng chung cục cả hai loại người khốn nạnđau khổ đều là nguyên nhân chính gây ra những đau đớn, mất mát, đổ vỡ cho người thân nói riêng và cho miền quê thanh bình nơi mình sinh ra nói chung. Gia đình cậu Suy, cậu Thoái đã đổ vỡ sau khi chuyện chồng ngoại tình đằng chồng, vợ ngoại tình đằng vợ vỡ lở và làng Lòi sau những nhốn nháo thị phi thì tan tác như cây trong bão, sự tán tác khiến những con người gây ra tình trạng ấy phải tự nhủ rằng: Phải sửa thôi, sửa nhiều thứ

lắm, để như thế này mãi thì nguy lắm [6,136]. Sau khi biết cháu mắc bệnh xã hội,

ông nội nhân vật tôi (Lộc trời) buồn đau mất, kinh tế gia đình lâm vào khó khăn vì nhung hươu không (dám) bán, không ai dám đi làm thợ bắt đầu. ồi mùa tình sau, hươu cũng không nhú lộc. Biết cảnh nhà đã lụi, người cha thả hươu vào rừng, tôi ra

đi tìm lấy một con đường sống mới. Sau khi YLinh ra đi, Già làng Atheo như củ

khổ sâm trên đỉnh Ngok Linh trăm năm hút linh khí núi rừng, giờ bị nhổ bật lên

khỏi đất [11,89]. Và ngôi nhà rông – biểu tượng của buôn làng hơ hoác như một bộ

xương voi [11,88]. Qua những trang viết, ba nhà văn quân đội thế hệ thứ tư bộc lộ

không chỉ nỗi buồn, mà còn nỗi lo lắng thật sự về những biến chuyển xấu của miền quê Việt Nam bao đời nay. Tuy lo lắng, buồn rầu trước những cảnh “trông thấy mà

đau đớn lòng” nhưng họ vẫn tin tưởng, lạc quan về một tươi sáng cho những mảnh đất ấy vì ở đó vẫn có những con người tốt bụng vẫn cần mẫn ngày đêm gieo mầm nhân nghĩa.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Truyện ngắn các cây bút trẻ quân đội (Qua Nguyễn Thế Hùng, Đỗ Tiến Huy, Nguyễn Đình Tú) (Trang 46 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)