Nguyên nhân, kinh nghiệm

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Xây dựng tiêu chuẩn chức danh cán bộ công chức Sở Nội vụ tỉnh Hưng Yên (Trang 75 - 78)

9. Kết cấu Luận văn

2.4. Đánh giá nguyên nhân, kinh nghiệm

2.4.2. Nguyên nhân, kinh nghiệm

2.4.2.1. Nguyên nhân

Phạm vi điều chỉnh của Luật cán bộ, công chức khá rộng (gồm đối tượng thuộc cơ quan Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội), lại giao cho nhiều cơ quan có thẩm quyền khác nhau quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật nên chế độ, chính sách ban hành khác nhau, gây khó khăn trong việc thực hiện tuyển dụng, quản lý, đánh giá, bổ nhiệm cán bộ, công chức; không bảo đảm sự liên thông trong công tác tổ chức cán bộ trong hệ thống chính trị.

- Ở một số phòng, ban của sở, cán bộ, công chức chưa được tuyển đủ, có phòng phải bố trí cả người có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ không phù hợp với chức năng của phòng, ban đảm nhiệm các chức danh của công chức, dẫn đến tình trạng cán bộ công chức chưa đạt chuẩn về chất lượng.

- Quá trình định lượng công việc của Sở ở các phòng ban chưa chính xác dẫn tới tình trạng xin thừa chỉ tiêu biên chế nên dẫn tới tình trạng tuyển dụng ồ ạt nên số lượng công chức tăng nhanh, ko đạt tiêu chuẩn về chất lượng..

- Việc tuyển dụng, quy hoạch, chính sách đãi ngộ, sử dụng và đánh giá cán bộ có lúc làm chưa tốt ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động đào tạo, bồi dưỡng. Việc đãi ngộ, đánh giá cán bộ, công chức chưa thực sự xuất phát từ năng lực công tác đã làm giảm động lực học tập nâng cao trình độ, năng lực công tác của đội ngũ cán bộ, công chức, giảm hiệu quả sử dụng cán bộ, công chức, viên chức sau khi được đào tạo, bồi dưỡng.

- Công tác thanh tra, kiểm tra trong quản lý nhà nước về cán bộ, công chức, viên chức chưa được sâu sát, thường xuyên nên còn có những hiện tượng tiêu cực nhưng chưa được phát hiện, xử lý kịp thời; làm kỷ luật công chức, công vụ chưa được thực hiện nghiêm trong bộ máy cơ quan nhà nước và các tổ chức sự nghiệp công lập.

2.4.2.2. Kinh nghiệm

Một là, Trong quá trình tổ chức thực hiện, cần vận dụng các quy định của pháp luật phù hợp với địa phương, đồng thời rà soát, kiến nghị sửa đổi, bổ sung hoàn thiện các quy định về chế độ, chính sách, các tiêu chuẩn cụ thể trong việc tuyển dụng, quản lý, đánh giá, bổ nhiệm cán bộ, công chức bảo đảm sự liên thông trong công tác tổ chức cán bộ.

Hai là, Rà soát, bãi bỏ các thủ tục hành chính không cần thiết trong công tác tuyển dụng, đào tạo, bổ nhiệm đối với cán bộ, công chức, viên chức; bổ sung quy định cụ thể về tiêu chuẩn bổ nhiệm đối với từng chức danh lãnh đạo quản lý góp phần giảm thiểu chi phí, tốn kém và hạn chế tiêu cực, tham nhũng.

Ba là, Ban hành chính sách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức bảo đảm công bằng, phù hợp với từng đối tượng đảm bảo tính thống nhất.

Bốn là, Cần nghiên cứu, đổi mới việc tổ chức thi cạnh tranh, phương thức thi, ra đề thi, đáp án chấm thi và việc tổ chức chấm thi để bảo đảm đánh giá đúng, khách quan, nâng cao chất lượng của các kỳ thi nâng ngạch công chức; đồng thời, ban hành hệ thống tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp để thực hiện việc tổ chức thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp.

Năm là, Cần tổng kết, đánh giá việc thực hiện tinh giản biên chế theo chủ trương của Đảng để tìm ra nguyên nhân, khắc phục tình trạng tăng bộ máy, biên chế như hiện nay. Tổng kết thực hiện cơ chế tự chủ để có biện pháp khắc phục tình trạng lạm thu và chi tiêu không đúng chế độ gây mất cân bằng trong đội ngũ cán bộ, công chức, ảnh hưởng đến chế độ, chính sách của Nhà nước.

Sáu là, Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra, phát hiện và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật về cán bộ, công chức; có các biện pháp kịp thời nâng cao chất lượng công tác tuyển dụng, đào tạo và bổ nhiệm để đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức thực hiện tốt nhiệm vụ, quyền hạn, đáp ứng yêu cầu công việc được giao.

* Tiểu kết chương 2

Như vậy, với phần trình bày ở trên, tác giả đã trình bày khái quát về các chủ trương chỉ đạo của Tỉnh ủy, Ủy ban Nhân dân tỉnh Hưng Yên về xây dựng tiêu chuẩn chức danh cán bộ, công chức; thực trạng việc thực hiện tiêu chuẩn chức danh cán bộ, công chức của Sở Nội vụ tỉnh Hưng Yên đồng thời phân tích, đánh giá những ưu điểm, hạn chế, nguyên nhân và kinh nghiệm trong việc thực hiện tiêu chuẩn chức danh cán bộ công chức của Sở Nội vụ tỉnh Hưng Yên từ năm 2005 đến nay.

Có thể nói, đánh giá chung so với các địa phương khác trong cả nước, việc thực hiện các chủ trương về xây dựng tiêu chuẩn chức danh cán bộ công chức được Tỉnh ủy, Ủy ban Nhân dân tỉnh Hưng Yên tập trung lãnh đạo, chỉ đạo từ Tỉnh đến cơ sở, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và sự đồng thuận của đội ngũ cán bộ công chức trong tỉnh nói chung và Sở Nội vụ nói riêng, tình hình triển khai thực hiện về xây dựng tiêu chuẩn chức danh cán bộ, công chức trên địa bàn tỉnh nói chung và Sở Nội vụ nói riêng trong thời gian qua đã đạt được nhiều kết quả tích cực. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, trong quá trình tổ chức thực hiện việc xây dựng tiêu chuẩn chức danh cán bộ, công chức còn gặp một số khó khăn, vướng mắc. Công tác chỉ đạo và tổ chức thực hiện các kết luận của Trung ương và Bộ Nội vụ về thực hiện tiêu chuẩn chức danh cán bộ, công chức không thường xuyên, sâu sát, thiếu quyết liệt; các cơ chế, chính sách, các văn bản hướng dẫn thực hiện tiêu chuẩn chức danh cán bộ, công chức chậm được ban hành và chưa đồng bộ; công tác tuyên truyền thiếu chiều sâu; nhận thức về xây dựng tiêu chuẩn chức danh cán bộ, công chức của lãnh đạo tỉnh và đội ngũ cán bộ, công chức còn hạn chế, chưa rõ ràng. Để thúc đẩy việc xây dựng tiêu chuẩn chức danh cán bộ, công chức của tỉnh nói chung và của Sở Nội vụ nói riêng trong thời gian tới rất cần có những giải pháp phù hợp nhằm khắc phục được những khó khăn vướng mắc và những tồn tại, hạn chế nêu trên.

Chương 3

PHƢƠNG HƢỚNG, GIẢI PHÁP THỰC HIỆN TIÊU CHUẨN CHỨC DANH CÁN BỘ, CÔNG CHỨC SỞ NỘI VỤ TỈNH HƢNG YÊN

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Xây dựng tiêu chuẩn chức danh cán bộ công chức Sở Nội vụ tỉnh Hưng Yên (Trang 75 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)