Quan điểm, nguyên tắc, yêu cầu, nội dung tiêu chuẩn, chức danh cán

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Xây dựng tiêu chuẩn chức danh cán bộ công chức Sở Nội vụ tỉnh Hưng Yên (Trang 33 - 37)

9. Kết cấu Luận văn

1.2. Vị trí, vai trò của cán bộ, công chức; quan điểm, nguyên tắc xây

1.2.2. Quan điểm, nguyên tắc, yêu cầu, nội dung tiêu chuẩn, chức danh cán

danh cán bộ, công chức

Thứ nhất: Đảng và Nhà nước ta có nhận thức sâu sắc về vị trí, vai trò của cán bộ, công chức và luôn đặt công tác xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức lên hàng đầu trong mọi giai đoạn cách mạng. Từ Đại hội VI, VII, VIII, Đảng đã chủ trương tiến hành công cuộc đổi mới toàn diện tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, trong đó có cải cách bộ máy Nhà nước theo tinh thần kiên quyết sắp xếp lại tổ chức và tinh giản biên chế các cơ quan hành chính, sự nghiệp làm cho bộ máy gọn nhẹ và hoạt động có hiệu quả đã đặt ra yêu cầu xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức có phẩm chất chính trị, tinh thần trách nhiệm cao và thành thạo nghiệp vụ.

Nghị quyết Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương 3 (khóa VIII) về chiến lược cán bộ của thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đã đề cập tương đối cơ bản mang tính tổng kết các vấn đề về cán bộ và công tác cán bộ, có ý nghĩa chỉ đạo cho cả một thời kỳ quan trọng - thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Đồng thời, nghị quyết đã khẳng định một hệ thống các quan điểm cơ bản chỉ đạo xây dựng đội ngũ cán bộ, đề ra các chính sách và giải pháp lớn xây dựng đội ngũ cán bộ trong thời gian trước mắt cũng như cho cả thời kỳ đến năm 2020.

Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương (khóa VIII) tháng 8/1999 ra nghị quyết chuyên đề về một số vấn đề về tổ chức, bộ máy của hệ thống chính trị và tiền lương, trợ cấp xã hội thuộc ngân sách Nhà nước, trong đó nêu một số chủ trương, quan điểm thể hiện nhận thức mới về chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức trên tinh thần cải cách hành chính.

Đại hội IX, X của Đảng nhấn mạnh một số chủ trương, biện pháp nhằm tiếp tục đổi mới công tác cán bộ, xây dựng đội ngũ cán bộ trước hết là cán

bộ lãnh đạo và quản lý các cấp phải vững vàng về chính trị, gương mẫu về đạo đức, trong sạch về lối sống, có trí tuệ, kiến thức và năng lực hoạt động thực tiễn, gắn với nhân dân.

Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương lần thứ 5 (khóa X) đề ra Nghị quyết số 17-NQ/TW ngày 01/8/2007 "về đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của bộ máy nhà nước" với mục tiêu:

Đẩy mạnh cải cách hành chính nhằm tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa; xây dựng một nền hành chính dân chủ, trong sạch, vững mạnh, từng bước hiện đại; đội ngũ cán bộ, công chức có đủ phẩm chất và năng lực; hệ thống các cơ quan nhà nước hoạt động có hiệu lực, hiệu quả, phù hợp với thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập kinh tế quốc tế; đáp ứng tốt yêu cầu phát triển nhanh và bền vững của đất nước [31].

Có thể nói, Đảng ta đã xác định một hệ thống đồng bộ các quan điểm và nguyên tắc cơ bản chỉ đạo đổi mới công tác cán bộ của cả hệ thống chính trị; từng bước cụ thể hóa thành những quan điểm, nguyên tắc chỉ đạo đổi mới cán bộ và công tác cán bộ ở từng bộ phận, nhất là trong cải cách bộ máy Nhà nước, cải cách hành chính, cải cách tư pháp. Tạo cơ sở cho việc xác định phương hướng cơ bản, các chính sách, giải pháp lớn nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức cho cả hệ thống chính trị và cán bộ, công chức hành chính nói riêng.

Quán triệt tinh thần đó, Chính phủ đã có chủ trương và các biện pháp đẩy mạnh việc sắp xếp lại tổ chức biên chế hành chính sự nghiệp theo hướng tinh giản và bố trí những công chức tiếp tục làm việc trong biên chế hành chính sự nghiệp vào đúng ngạch bậc phù hợp với trình độ năng lực cụ thể của từng người trên cơ sở chức danh tiêu chuẩn nghiệp vụ của công chức. Đến Pháp lệnh cán bộ, công chức năm 1998, đội ngũ cán bộ, công chức đã phát triển đáng kể cả về số lượng và chất lượng. Chính những thay đổi tích

cực đó của đội ngũ cán bộ, công chức đã góp phần không nhỏ vào những thành tích trong công cuộc đổi mới, phát triển của đất nước.

Chương trình tổng thể cải cách hành chính giai đoạn (2001 -2010) ban hành kèm theo Quyết định số 136/2001/QĐ-TTg ngày 17/9/2001 của Thủ tướng Chính phủ đề ra mục tiêu chung: xây dựng một nền hành chính dân chủ, trong sạch, vững mạnh, chuyên nghiệp, hiện đại hóa, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả theo nguyên tắc của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa dưới sự lãnh đạo của Đảng; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức có phẩm chất và năng lực đáp ứng yêu cầu của công cuộc xây dựng, phát triển đất nước. Kết quả triển khai Chương trình giai đoạn I (2001 - 2005) bước đầu đã đem lại những khả quan: chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan trong hệ thống hành chính dần được làm rõ, điều chỉnh phù hợp hơn; bộ máy hành chính gọn hơn, hoạt động hiệu quả hơn; trách nhiệm, thẩm quyền quản lý cán bộ, công chức của các cơ quan được phân công và phân cấp khá rõ. Công tác đào tạo cán bộ, công chức được đổi mới phù hợp về chương trình, phương pháp. Qua đó góp phần vào việc xây dựng đội ngũ công chức hành chính có phẩm chất năng lực, đáp ứng yêu cầu của công cuộc xây dựng, phát triển đất nước trong thời kỳ mới.

Thứ hai: Hệ thống pháp luật về cán bộ, công chức đang ngày càng hoàn thiện. Sự thể chế hóa đường lối, chính sách cán bộ của Đảng trong tình hình mới, được đánh dấu từ Pháp lệnh cán bộ, công chức do Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua ngày 26/02/1998 được sửa đổi hai lần năm 2000, 2003 là cơ sở pháp lý để xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức có phẩm chất đạo đức tốt, có tài năng hết lòng phục vụ nhân dân. Trên cơ sở đó Chính phủ đã tập trung chỉ đạo xây dựng hoàn thiện khung văn bản pháp quy để hướng dẫn thực hiện; gồm các nghị định, quyết định, chỉ thị về công tác quản lý, tuyển dụng, đề bạt, bổ nhiệm, nâng ngạch công chức; về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức; về tiền lương, chế độ chính sách đối với cán bộ, công chức...

Bộ Nội vụ và các bộ, ngành liên quan cũng kịp thời ban hành các quyết định, thông tư hướng dẫn tổ chức, thực hiện tạo điều kiện thuận lợi cho công tác quản lý và sử dụng cán bộ, công chức, góp phần xây dựng, phát triển đội ngũ cán bộ, công chức hành chính ngày càng trong sạch vững mạnh.

Luật Cán bộ, công chức năm 2008 là cơ sở quan trọng để phân định rõ đối tượng và địa vị pháp lý cán bộ, công chức tạo điều kiện cho việc hoàn thiện hệ thống pháp luật quản lý cán bộ, công chức nói chung.

Như vậy, cho đến nay đã hình thành một hệ thống văn bản quy phạm pháp luật tương đối đồng bộ phục vụ cho công tác quản lý cán bộ, công chức trong khu vực hành chính (bao gồm cả công chức cấp xã), khu vực sự nghiệp; đồng thời giúp cho các cơ quan Nhà nước xây dựng nguồn nhân lực bổ sung (công chức dự bị) cho khu vực hành chính. Cơ chế quản lý cán bộ, công chức, viên chức và dự bị đã được thực hiện trong phạm vi cả nước. Nhiều Bộ, ngành đã thực hiện phân cấp quản lý cán bộ, công chức, viên chức và triển khai chế độ công chức dự bị trong các cơ quan hành chính, chế độ hợp đồng làm việc trong các đơn vị sự nghiệp, công chức cấp xã đã được tổ chức sắp xếp, bố trí lại theo quy định mới. Kết quả cụ thể như sau: phân loại rõ đối tượng công chức hành chính với viên chức sự nghiệp; đưa cán bộ cơ sở cấp xã, phường vào thuộc diện đối tượng điều chỉnh của Pháp lệnh cán bộ, công chức; đã và đang tiến tới phân cấp mạnh hơn trong việc quản lý, sử dụng đội ngũ cán bộ, công chức. Bên cạnh việc phân loại đối tượng, phân cấp quản lý cán bộ, công chức là việc cụ thể hóa các quy định tuyển dụng, sử dụng, đề bạt, bổ nhiệm đối với đội ngũ công chức và ban hành mới các tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ gắn với từng ngành, từng loại công chức, góp phần từng bước nâng cao hiệu quả quản lý và nâng cao chất lượng của đội ngũ cán bộ, công chức.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Xây dựng tiêu chuẩn chức danh cán bộ công chức Sở Nội vụ tỉnh Hưng Yên (Trang 33 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)