Tiêu chuẩn chức danh cán bộ, công chức

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Xây dựng tiêu chuẩn chức danh cán bộ công chức Sở Nội vụ tỉnh Hưng Yên (Trang 29 - 31)

9. Kết cấu Luận văn

1.1. Khái niệm cán bộ, công chức, tiêu chuẩn, chức danh và tiêu chuẩn

1.1.6. Tiêu chuẩn chức danh cán bộ, công chức

- Theo pháp luật Nhà nước hiện hành thì có hai loại chức danh: Chức danh công chức và Chức danh viên chức.

+ Công chức Nhà nước:

Nghị định 169/HĐBT ngày 25/5/1991 của Hội đồng Bộ trưởng ban hành xác định : “Công chức nhà nước Việt Nam là công dân Việt Nam được tuyển dụng hoặc bổ nhiệm giữ một công vụ thường xuyên trong một công sở của nhà nước ở trung ương hay địa phương; ở trong hay ngoài nước; đã được xếp vào một nghạch hưởng lương do ngân sách Nhà nước cấp”. Công chức bao gồm:

- Những người làm việc trong các cơ quan hành chính Nhà nước ở Trung ương, ở các tỉnh, huyện và cấp tương đương.

- Những người làm việc trong các trường học, bệnh viện, cơ quan nghiên cứu khoa học, cơ quan báo chí, phát thanh, truyền hình của Nhà nước và nhận lương từ ngân sách.

- Những người làm việc trong các đại sự quán, lãnh sự quán của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài.

- Những người được tuyển dụng và bổ nhiệm giữ một công vụ thường xuyên trong bộ máy của các cơ quan toà án viện kiểm soát cấp cao.

Các chức danh khi xây dựng phải có các yêu cầu sau:

+ Chức danh thể hiện rõ phạm vi của chuyên môn kỹ thuật của một hoạt động quản lý nào đó và phải gắn với một chuyên ngành cụ thể.

+ Chức danh thể hiện rõ trình độ của chuyên môn kỹ thuật và gắn với trình độ đào tạo chuyên ngành nào đó trong xã hội.

+ Chức danh phải phân định rõ giới hạn các hoạt động quản lý, không được phép xảy ra các hiện tượng trùng lặp hoặc bỏ trống phần nào trong toàn bộ quá trình quản lý.

Muốn đạt được các yêu cầu trên thì mỗi chức danh công việc cần phải xây dựng một bản tiêu chuẩn chức danh.

Tiêu chuẩn chức danh là những qui định về chức năng nhiệm vụ chuyên môn, trình độ chuyên môn và thâm niên công tác cho một chức danh nào đó đã được xác định.

Bản tiêu chuẩn chức danh xây dựng được phải thoả mãn các yêu cầu sau: + Tiêu chuẩn chức danh phải thể hiện được phạm vi công việc quản lý mà người lao động thực hiện. Phạm vi này được thể hiện chính xác trong chức năng và nhiệm vụ của chức danh.

+ Tiêu chuẩn chức danh phải qui định rõ trình độ tối thiểu về chuyên môn kỹ thuật mà người lao động phải có. Trình độ này phải phù hợp với các cấp đào tạo trong xã hội.

+ Tiêu chuẩn chức danh phải thể hiện rõ kinh nghiệm tối thiểu của người lao động khi thực hiện chức danh này. Kinh nghiệm này thường được đánh giá bằng năm công tác thực tế cho chuyên môn đã được qui định trong tiêu chuẩn chức danh. Không được phép lấy theo năm công tác nói chung.

+ Tiêu chuẩn chức danh phải cụ thể, dễ hiểu, đơn giản và phù hợp với thực tế của đơn vị.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Xây dựng tiêu chuẩn chức danh cán bộ công chức Sở Nội vụ tỉnh Hưng Yên (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)