9. Kết cấu Luận văn
2.4. Đánh giá nguyên nhân, kinh nghiệm
2.4.1. Ưu điểm, hạn chế
2.4.1.1. Ưu điểm
- Về phẩm chất chính trị: Đội ngũ cán bộ, công chức của Sở Nội vụ tỉnh Hưng Yên có bản lĩnh chính trị vững vàng, kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và Chủ nghĩa xã hội; có ý thức trách nhiệm, nhiệt tình trong công tác. Trung thực, ít chịu tác động từ những mặt trái của cơ chế kinh tế thị trường. Từng bước cải tiến lề lối làm việc, đưa hoạt động quản lý điều hành ở cơ sở đi vào nề nếp.
- Về trình độ văn hóa, lý luận chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ: Chủ yếu cán bộ, công chức của Sở đã tốt nghiệp Đại học. Đa số cán bộ, công chức đã có trình độ Sơ cấp và Trung cấp lý luận chính trị. Trình độ chuyên môn của cán bộ công chức trong Sở ngày càng được nâng cao. Trong nhiệm kỳ 2005 -
2010, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã xây dựng Kế hoạch về đào tạo chuyên môn, lý luận chính trị, bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước, quản lý kinh tế, tin học, ngoại ngữ và nghiệp vụ công tác. Củng cố kiện toàn Trường Chính trị tỉnh để đảm nhiệm có hiệu quả việc đào tạo, đào tạo đội ngũ cán bộ, công chức.
Công tác đào tạo, bồi dưỡng đã được các cấp, các ngành chủ động thực hiện, khắc phục dần tình trạng mất cân đối về cơ cấu đào tạo trong thời gian trước; đào tạo cán bộ đa ngành, đa lĩnh vực, gắn đào tạo chuyên môn với đào tạo về lý luận chính trị và rèn luyện kiến thức thực tiễn cho cán bộ. Cùng với đào tạo cán bộ lãnh đạo, quản lý, đã chú trọng đào tạo đội ngũ cán bộ, công của Sở nhằm tạo nguồn, xây dựng đội ngũ cán bộ đủ tiêu chuẩn.
Hiện nay, cán bộ, công chức của Sở với độ tuổi còn trẻ, đa số có trình độ chuyên môn được đào tạo cơ bản, họ đã biết tìm cái mới trong giải quyết công việc, họ dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm, không bị phụ thuộc vào những cái trước đó, biết vận dụng sáng tạo đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước vào thực tiễn cuộc sống. Họ tự tin trong giao tiếp với nhân dân, hoàn thành tốt nhiệm vụ.
Thực hiện Nghị quyết số 11-NQ/TU ngày 25/01/2002 của Bộ Chính trị, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hưng Yên đã ban hành Kế hoạch số 38-KH/TU ngày 15/10/2002; Kế hoạch số 44-KH/TU ngày 03/10/2007 về công tác phụ nữ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; Kế hoạch số 70-KH/TU ngày 14/7/2008 tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 3 (khóa VIII) về chiến lược cán bộ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã thực hiện luân chuyển cán bộ diện cấp ủy tỉnh quản lý và chỉ đạo các cấp, các ngành luân chuyển cán bộ thuộc thẩm quyền quản lý. Thực hiện luân chuyển cán bộ giữa ngành và cấp, giữa tỉnh, huyện và cơ sở, giữa các lĩnh vực công tác nhằm phát huy năng lực, sở trường của cán bộ, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong từng giai đoạn. Ban Thường vụ Tỉnh ủy khóa XIV đã xây dựng kế hoạch luân chuyển cán bộ đến năm 2010;
thực hiện luân chuyển cán bộ đảm bảo công bằng, công tâm, công khai, có lý, có tình; được cán bộ, đảng viên và Nhân dân đồng tình ủng hộ.
2.4.1.2. Hạn chế
Công tác ban hành văn bản quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật cán bộ, công chức chức của Sở còn chậm so với hiệu lực thi hành của Luật; một số quy định chưa được ban hành hoặc đã có nhưng không phù hợp với thực tế; chưa đồng bộ, thiếu nhất quán, gây khó khăn cho việc thực hiện chính sách, pháp luật đối với cán bộ, công chức trên thực tế. Sự phối hợp giữa các bộ, ngành trong ban hành văn bản quy phạm pháp luật chưa đồng bộ, ảnh hưởng đến công tác tuyển dụng, đào tạo, bổ nhiệm đối với đội ngũ cán bộ, công chức thời gian qua. Chất lượng văn bản ban hành còn thấp, chưa phù hợp với văn bản của cấp trên, gây khó khăn cho tra cứu, sử dụng.
Về tuyển dụng công chức của Sở: Chưa xây dựng được ngân hàng câu hỏi và ngân hàng đề thi môn nghiệp vụ nên đề thi tuyển dụng công chức không sát với yêu cầu của vị trí cần tuyển dụng. Chưa có cơ chế thực sự thỏa đáng để thu hút nguồn nhân lực có trình độ cao về làm việc tại Sở, dẫn đến chất lượng cán bộ, công chức không đều, đặc biệt đối với các phòng, ban đòi hỏi cao về năng lực và trình độ chuyên môn. Số lượng công chức tăng nhanh tuy nhiên vẫn chưa đạt chuẩn so với yêu cầu về trình độ chuyên môn. Việc tuyển dụng công chức, viên chức vẫn chú trọng đến bằng cấp và kiến thức về quản lý nhà nước; nội dung thi tuyển chưa phù hợp, chưa thực sự quan tâm đến tiêu chuẩn về năng lực và kỹ năng xử lý vấn đề của người được tuyển dụng. Chất lượng công tác chuyên môn của một số công chức, viên chức sau khi được tuyển dụng còn hạn chế.
Về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức:Việc đào tạo và bồi dưỡng cán bộ, công chức của Sở còn chưa gắn với quy hoạch và yêu cầu nhiệm vụ của từng phòng, ban. Cán bộ, công chức tham gia bồi dưỡng ngắn ngày chưa xuất phát từ nhu cầu nâng cao năng lực làm việc. Một số chương trình đào tạo, bồi dưỡng còn trùng lặp về nội dung, chưa được cập nhật, bổ sung
thường xuyên, chưa sát với yêu cầu công việc của cán bộ, công chức trong tình hình mới. Một bộ phận đội ngũ giảng viên làm công tác đào tạo, bồi dưỡng chưa đáp ứng được yêu cầu về năng lực, phương pháp giảng dạy.
Về luân chuyển cán bộ, công chức: Vẫn còn nhận thức chưa đầy đủ mục đích, ý nghĩa và tầm quan trọng của công tác luân chuyển cán bộ. Số lượng cán bộ được luân chuyển còn ít, chưa phân biệt rõ sự khác nhau giữa luân chuyển cán bộ với điều động cán bộ để kiện toàn tổ chức, bộ máy cơ quan. Không ít trường hợp luân chuyển chưa đủ thời gian để rèn luyện, thử thách. Chưa có chế độ, chính sách cho cán bộ được luân chuyển, nhất là chế độ nhà công vụ, chế độ trợ cấp... nên cán bộ cũng gặp nhiều khó khăn trong quá trình thực hiện nhiệm vụ.
Về bổ nhiệm cán bộ, công chức của sở: Quy định trong một số văn bản của Nhà nước, văn bản của Đảng chưa thống nhất; chưa có quy định cụ thể về tiêu chuẩn bổ nhiệm đối với từng chức danh lãnh đạo quản lý. Vẫn còn xảy ra tình trạng lúng túng khi có yêu cầu bổ nhiệm hoặc thay thế, lẫn lộn giữa công tác quy hoạch với công tác nhân sự, giữa tiêu chuẩn cán bộ bổ nhiệm với tiêu chuẩn cán bộ đưa vào quy hoạch. Việc bố trí, sử dụng cán bộ có lúc, có nơi thiếu hợp lý, sai quy trình, thủ tục. Việc đánh giá cán bộ trong Sở vẫn còn tình trạng chủ quan, cảm tính, nể nang, thiếu tính toàn diện, chưa phản ánh đúng thực chất để làm cơ sở cho công tác bổ nhiệm. Việc bổ nhiệm lại đối với cán bộ lãnh đạo, quản lý mà trong nhiệm kỳ bị xử lý kỷ luật chưa có quy định, hướng dẫn cụ thể gây lúng túng, vướng mắc trong việc thực hiện.
Việc tổ chức thi nâng ngạch cạnh tranh là một vấn đề mới, lần đầu tiên thực hiện ở nước ta, trong điều kiện chưa xây dựng được vị trí việc làm và cơ cấu ngạch công chức trong Sở nên quá trình thực hiện còn lúng túng. Việc tổ chức thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp theo quy định của Luật chưa được thực hiện.
Tỷ lệ lãnh đạo công chức trẻ, công chức nữ còn thấp so với tổng số cán bộ, công chức giữ các chức danh lãnh đạo do chưa tạo được nguồn.