9. Kết cấu Luận văn
2.2. Các chủ trƣơng chỉ đạo của Tỉnh ủy, Ủy ban Nhân dân tỉnh Hƣng
Hƣng Yên về xây dựng tiêu chuẩn chức danh cán bộ công chức
Thực hiện Nghị quyết Trung ương 3 (khóa VIII), Ban Chấp hành lâm thời Đảng bộ tỉnh đã ban hành Nghị quyết số 10-NQ/TU ngày 09/10/1997 về kế hoạch thực hiện Nghị quyết Trung ương 3 (khóa VIII); Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã ban hành 02 Nghị quyết, 10 quy định, quy chế, 03 kế hoạch về đánh giá, quy hoạch, luân chuyển, đào tạo, bồi dưỡng, bố trí, sử dụng cán bộ; Uỷ ban Nhân dân tỉnh đã ban hành trên 15 quyết định, quy định, quy chế về công tác cán bộ.
Các huyện, thành ủy, đảng ủy trực thuộc đã ban hành quy định về phân cấp quản lý cán bộ; Quy chế bổ nhiệm cán bộ, giới thiệu cán bộ ứng cử và các văn bản hướng dẫn tổ chức thực hiện các nhiệm vụ về công tác cán bộ. Một số cấp ủy cơ sở đã ban hành các quy định, văn bản cụ thể hóa các quy định, quy chế của cấp trên về công tác cán bộ phù hợp với tình hình của địa
phương, đơn vị. Các quy định, quy chế của cấp ủy và chính quyền các cấp đã thể chế hóa, cụ thể hóa được nguyên tắc của Đảng về công tác cán bộ và quản lý đội ngũ cán bộ, phù hợp với điều kiện thực tiễn; đồng thời phát huy trách nhiệm của các tổ chức trong hệ thống chính trị và người đứng đầu trong công tác cán bộ.
Trong những năm gần đây, Đảng bộ tỉnh Hưng Yên luôn tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác cán bộ đặt biệt là không ngừng xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa của tỉnh và của đất nước. Nhiệm vụ cấp bách trong công tác cán bộ hiện nay của tỉnh là: Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động của đội ngũ cán bộ, công chức hướng vào phục vụ dân, sát với dân, được dân tin cậy”, “thực hành dân chủ thực sự trong nội bộ các tổ chức của hệ thống chính trị ở cơ sở theo nguyên tắc tập trung dân chủ và phát huy quyền làm chủ của nhân dân” [22, tr.167], xây dựng một đội ngũ cán bộ, công chức “có năng lực và vận động nhân dân, thực hiện đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước, công tâm, thạo việc, tận tụy với dân, biết phát huy sức dân, không tham nhũng, ức hiếp dân; trẻ hóa đội ngũ, chăm lo công tác đào tạo, bồi dưỡng, giải quyết hợp lý và đồng bộ chính sách đối với cán bộ cơ sở” [22, tr.167-168].
Xác định vấn đề cán bộ là then chốt trong công tác xây dựng Đảng, là nhân tố quyết định đến thành công của sự nghiệp đổi mới, ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương. Tỉnh ủy Hưng Yên đã có nhiều văn bản quán triệt và chỉ đạo thực hiện các nghị quyết của Trung ương về vấn đề cán bộ và công tác cán bộ trong thời kỳ cách mạng mới, như: Nghị quyết số 10-NQ/TU ngày 09/10/1997 của Ban Chấp hành lâm thời Đảng bộ tỉnh về kế hoạch thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 3 Ban Chấp hành Trung ương (khóa VIII); Quy định số 147-QĐ/TU ngày 09/8/1999 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về phân công, phân cấp quản lý cán bộ (đã ban hành Quyết định số 444-QĐ/TU ngày 10/4/2008 thay thế); Quy chế đánh giá cán bộ ban hành kèm theo Quyết định số 148-QĐ/TU ngày 09/8/1999 của Ban
Thường vụ Tỉnh ủy về đánh giá, tuyển chọn, đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng cán bộ từ tỉnh đến cơ sở; Hướng dẫn số 02-HD/QHCB ngày 19/5/1998; Nghị quyết số 24-NQ/TU ngày 03/11/2005 của Tỉnh uỷ về công tác quy hoạch lãnh đạo, quản lý thời kỳ đẩy mạnh CNH-HĐH đất nước; Kế hoạch số 38-KH/TU ngày 15/10/2002 về triển khai thực hiện Nghị quyết 11-NQ/TƯ của Bộ chính trị về luân chuyển cán bộ; Quy chế về bổ nhiệm cán bộ ban hành kèm theo Quyết định số 149-QĐ/TU ngày 09/8/1999 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy (đã ban hành Quyết định số 445-QĐ/TU ngày 10/4/2008 thay thế) về bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, từ chức, miễn nhiệm, điều động, luân chuyển cán bộ; Quyết định số 466-QĐ/TU ngày 02/7/2008 ban hành quy chế tuyển dụng cán bộ, công chức cơ quan đảng, đoàn thể...
Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Hưng Yên lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2010 – 2015 đã xác định nhiệm vụ trọng tâm trong công tác cán bộ đó là “Chăm lo đội ngũ cán bộ; chú trọng công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, luân chuyển, sử dụng, khen thưởng, kỷ luật và chính sách cán bộ; trong đó tăng cường luân chuyển cán bộ, đảm bảo tính liên tục, kế thừa, phát triển và trẻ hóa. Nêu cao trách nhiệm của cấp ủy đảng về quản lý cán bộ và vai trò của người đứng đầu trong công tác cán bộ. Chăm lo xây dựng đội ngũ cán bộ, nhất là cán bộ lãnh đạo quản lý, cán bộ nữ, cán bộ chuyên môn đầu ngành có kiến thức và năng lực hoạt động, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao”.
Ngày 19/8/2014, Ủy ban Nhân dân tỉnh Hưng Yên ban hành Quyết định số 09/2013/QĐ-UBND kèm theo Quy chế về việc “Quy hoạch, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, từ chức, miễm nhiệm, điều động và luân chuyển đối với công chức, viên chức lãnh đạo, quản lý diện Ban cán sự Đảng UBND tỉnh quản lý và các Sở, ngành quản lý” trong đó quy định các điều kiện, tiêu chuẩn đưa vào quy hoạch bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, điều động và luân chuyển. Theo đó công chức, viên chức lãnh đạo, quản lý từ Phó trưởng phòng tương đương trở lên ở các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp Nhà nước thuộc diện Ban
cán sự Đảng UBND tỉnh quản lý và các sở, ban ngành, đơn vị quản lý thực hiện công tác quy hoạch, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, từ chức, miễm nhiệm, điều động và luân chuyển phải tuân thủ các nguyên tắc về tiêu chuẩn và điều kiện, đảm bảo khách quan, dân chủ.
Thực hiện kiểm điểm, tự phê bình và phê bình theo Nghị quyết Trung ương 4 (Khóa XI) về xây dựng Đảng một cách nghiêm túc, trách nhiệm, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hưng Yên đã phân tích, chỉ rõ những khuyết điểm, yếu kém, đề ra các nhóm giải pháp khả thi để khắc phục; tạo những chuyển biến quan trọng bước đầu trong công tác cán bộ của tỉnh. Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã giao cho Ban Tổ chức Tỉnh ủy tham mưu, đề ra các giải pháp trong công tác cán bộ và soát quy hoạch nhiệm kỳ 2015-2020 và các nhiệm kỳ tiếp theo, gắn với thực hiện Đề án số 01, ngày 6-2-2009 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hưng Yên về quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý trẻ. Đây là cơ sở rất quan trọng để thực hiện các khâu trong công tác cán bộ, bước đầu chuẩn bị cán bộ phục vụ nhân sự Đại hội Đảng bộ tỉnh nhiệm kỳ tới.
Công tác đào tạo, bồi dưỡng, điều động, bổ nhiệm, giới thiệu cán bộ ứng cử thực hiện theo quy định về phân cấp quản lý cán bộ và quy chế bổ nhiệm cán bộ và giới thiệu cán bộ ứng cử theo đúng quy định, trình tự của Trung ương và của tỉnh. Từ tháng 10-2012 đến 7-2013, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã bổ nhiệm, giới thiệu ứng cử 34 đồng chí trưởng, phó ngành của tỉnh, trong đó có 6 đồng chí cán bộ trẻ; điều động 13 cán bộ trực thuộc sở, 02 cán bộ ở huyện, thành phố... Tỉnh ủy Hưng Yên đã xây dựng ban hành đề án Tiếp tục đổi mới hệ thống chính trị từ tỉnh đến cơ sở, nhấn mạnh việc thực hiện bố trí một số chức danh chủ chốt không phải là người địa phương, bổ nhiệm lãnh đạo cấp trên nói chung phải kinh qua chức vụ chủ chốt cấp dưới; đây là một bước thực hiện chính sách cán bộ nhất quán, tạo tính chủ động cho cấp ủy đảng, chính quyền cơ sở, góp phần thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 (Khóa XI) về đổi mới, nâng cao chất lượng hệ thống chính trị xã, phường, thị trấn.
Thực hiện lấy phiếu tín nhiệm hằng năm đối với thành viên lãnh đạo cấp ủy và cán bộ lãnh đạo các cơ quan trong tỉnh;
Có thể nói, sự phát triển kinh tế - xã hội mà tỉnh Hưng Yên đạt được hôm nay chính là có sự quan tâm chỉ đạo sát sao của các cấp ủy Đảng một cách toàn diện trên nhiều lĩnh vực, trong đó có vấn đề cán bộ và công tác cán bộ. Trong giai đoạn hiện nay, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, các cấp ủy của tỉnh Hưng Yên nổi lên một số vấn đề cần quan tâm, chú ý sau:
- Cùng với việc chăm lo quán triệt các nghị quyết của Đảng và đẩy mạnh việc thực hiện chính sách, pháp luật của Nhà nước, các cấp ủy Đảng tỉnh Hưng Yên phải chú trọng xây dựng các phương án, biện pháp phát triển kinh tế - xã hội nói chung, công tác tổ chức cán bộ nói riêng, để các cấp ủy cơ sở vận dụng vào việc xác định nhiệm vụ chính trị và kế hoạch công tác của mình.
- Cần tổng kết đánh giá về cán bộ và công tác cán bộ một cách thường xuyên. Thông qua đó phát hiện những nhân tố mới, những cách làm mới trong công tác cán bộ. Đánh giá thực chất cán bộ và công tác cán bộ, một mặt vừa tìm ra nguyên nhân, khâu quan trọng của vướng mắc, khó khăn trong công tác cán bộ của từng cấp để có giải pháp tháo gỡ, khắc phục khó khăn, phát huy những thành quả đạt được. Mặt khác, có thể kiểm tra phẩm chất, năng lực của cán bộ, công chức để khẳng định cái đúng, nêu gương những cán bộ tốt, uốn nắn những sơ hở trong công tác cán bộ, ngăn chặn những biểu hiện lệch lạc, thoái hóa, biến chất của cán bộ, công chức.
- Cần cụ thể hóa tiêu chuẩn các chức danh cán bộ, công chức các cấp. Coi việc xác định tiêu chuẩn cán bộ, công chức là khâu đầu tiên của quy trình xây dựng cán bộ, công chức. Bởi vì, có hình thành một hệ thống tiêu chuẩn cán bộ, công chức đồng bộ mới có cơ sở để xác định, đánh giá, tuyển chọn, bố trí, sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng, quy hoạch cán bộ kế cận, dự nguồn một cách đúng đắn và chính xác. Tiêu chuẩn còn là mục tiêu cho mỗi cán bộ, công chức
phấn đấu, tự hoàn thiện mình. Bên cạnh đó, tiêu chuẩn cán bộ, công chức giúp cho công tác quản lý cán bộ, công chức đi vào nền nếp, chính quy và hiện đại. Vì vậy, trên cơ sở các quy định của Đảng, Nhà nước và của Bộ Nội vụ về tiêu chuẩn đối với cán bộ, công chức, tỉnh Hưng Yên cần cụ thể hóa tiêu chuẩn đối với từng đối tượng cán bộ, công chức nhằm từng bước nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức đáp ứng yêu cầu của tình hình mới.
- Cần phải tăng cường sự lãnh đạo tập thể về công tác cán bộ, vì quyết định vấn đề cán bộ có ý nghĩa quan trọng đến việc thực hiện nhiệm vụ chính trị và ảnh hưởng đến sinh mệnh chính trị của từng cá nhân. Nhưng cũng đồng thời phải đề cao tính chịu trách nhiệm của cá nhân lãnh đạo.