Kinh nghiệm của tỉnh Cà Mau

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Xây dựng tiêu chuẩn chức danh cán bộ công chức Sở Nội vụ tỉnh Hưng Yên (Trang 41 - 44)

9. Kết cấu Luận văn

1.3. Kinh nghiệm của một số địa phƣơng

1.3.3. Kinh nghiệm của tỉnh Cà Mau

Cà Mau là một tỉnh cuối cùng cực Nam của Tổ quốc, có nhiều dân tộc, tôn giáo cùng sinh sống trên địa bàn, có vị trí địa lý phức tạp (là vùng bán đảo, rừng, biển, đồng bằng và cả hải đảo), là vùng căn cứ kháng chiến nên chịu nhiều hậu quả của chiến tranh, là vùng đất mới, là bán đảo nên chịu nhiều thiên tai. Ngay từ khi tách tỉnh Minh Hải cũ tái lập tỉnh Cà Mau, cùng với những cơ hội và thuận lợi, tỉnh còn thiếu hụt trầm trọng và yếu kém về đội ngũ cán bộ, công chức.

Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Cà Mau lần thứ XIII (2005), được sự quan tâm của Tỉnh ủy, các nghị quyết, chương trình hành động về nâng cao chất lượng cán bộ, công chức của tỉnh Cà Mau được ban hành và triển khai thực hiện. Các cấp, các ngành trên địa bàn tỉnh tập trung thực hiện một số giải pháp, trong đó có một số giải pháp cho đến nay thực sự có hiệu quả, đó là:

- Đặc biệt chú trọng đổi mới các khâu, các bước công tác xây dựng tiêu chuẩn đội ngũ cán bộ, công chức, cụ thể là:

+ Cụ thể hóa tiêu chuẩn các chức danh cán bộ, công chức các cấp

Xác định tiêu chuẩn cán bộ, công chức là khâu đầu tiên của quy trình xây dựng cán bộ, công chức. Bởi vì, có hình thành một hệ thống tiêu chuẩn cán bộ đồng bộ mới có cơ sở để xác định, đánh giá, tuyển chọn, bố trí, sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng, quy hoạch cán bộ kế cận, dự nguồn một cách đúng đắn và chính xác. Tiêu chuẩn còn là mục tiêu cho mỗi cán bộ, công chức phấn

đấu, tự hoàn thiện mình. Bên cạnh đó, tiêu chuẩn cán bộ, công chức giúp cho công tác quản lý cán bộ, công chức đi vào nền nếp, chính quy và hiện đại. Vì vậy, trên cơ sở các quy định của Đảng, Nhà nước và của Bộ Nội vụ về tiêu chuẩn đối với cán bộ, công chức, tỉnh Cà Mau đã cụ thể hóa tiêu chuẩn đối với từng đối tượng cán bộ, công chức của tỉnh Cà Mau. Với quy định cụ thể về tiêu chuẩn cho từng đối tượng cán bộ, công chức của Tỉnh, cho đến nay Cà Mau đã xây dựng được một đội ngũ cán bộ, công chức có trình độ được nâng lên, ngày càng chính quy hơn, góp phần nâng cao chất lượng của đội ngũ cán bộ, công chức của tỉnh.

+ Nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức

Xác định được thực trạng cán bộ, công chức của Tỉnh chưa đáp ứng với yêu cầu, nhiệm vụ trong giai đoạn mới. Một trong những nguyên nhân là công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức của tỉnh chưa được các cấp, các ngành quan tâm đúng mức; nội dung đào tạo, bồi dưỡng chưa đổi mới phù hợp. Cán bộ, công chức chưa của tỉnh được đào tạo cơ bản và có hệ thống về trình độ học vấn, chuyên môn, nghiệp vụ, lý luận chính trị, kiến thức pháp luật, quản lý nhà nước, quản lý kinh tế… Do vậy, phải đẩy mạnh việc nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức theo hướng:

Đổi mới nội dung, chương trình đào tạo, quán triệt phương châm lý luận gắn với thực tiễn, học đi đôi với hành; nội dung đào tạo, bồi dưỡng phải đảm bảo kiến thức toàn diện và chuyên sâu; phải bồi dưỡng kỹ năng, nghiệp vụ và kinh nghiệm giải quyết các tình huống cụ thể.

Các cấp có thẩm quyền chăm lo xây dựng đội ngũ giáo viên, giảng viên, đề cao vai trò chủ động, sáng tạo trong học tập của giảng viên.

Chất lượng công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức được chú trọng, thay đổi phù hợp và có hiệu quả cao thì tất yếu chất lượng cán bộ, công chức được đảm bảo.

Những giải pháp điển hình trên đây, cùng với các giải pháp khác đã góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức của tỉnh Cà Mau trong thời gian gần đây.

* Tiểu kết chương 1:

Chương đầu tiên luận văn trình bày cơ sở lý luận, khung lý thuyết của đề tài. Vì vậy tác giả nêu lên những vấn đề khái quát định nghĩa, cán bộ, công chức và xây dựng tiêu chuẩn chức danh cán bộ, công chức; giới thiệu khái quát và đặc điểm của đội ngũ cán bộ, công chức Sở Nội vụ tỉnh Hưng Yên. Và tiếp theo đó, tác giả giới thiệu những quan điểm, nguyên tắc của Đảng, những yêu cầu, nội dung tiêu chuẩn chức danh cán bộ, công chức và kinh nghiệm của các địa phương trong việc xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức. Như chúng ta đã biết, lý luận luôn gắn liền với thực tiễn, là cơ sở để ta tìm hiểu thực tiễn của vấn đề rõ hơn, sâu sắc hơn. Tác giả đã đưa ra cơ sở thực tiễn, đánh giá tình hình đội ngũ cán bộ, công chức Sở Nội vụ tỉnh Hưng Yên.

Có thể hiểu việc xây dựng tiêu chuẩn chức danh cán bộ công chức là việc bổ sung, hoàn thiện mang tính quy chuẩn những yếu tố về phẩn chất đạo đức, chính trị, trình độ chuyên môn và năng lực thực thi nhiệm vụ của người cán bộ, công chức trong nền hành chính Nhà nước. Xây dựng tiêu chuẩn chức danh cán bộ, công chức là một trong những nội dung quan trọng trong tác xây dựng cán bộ mà Đảng và Nhà nước ta ngày càng quan tâm.

Chương 2

THỰC TRẠNG XÂY DỰNG VÀ THỰC HIỆN TIÊU CHUẨN CHỨC

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Xây dựng tiêu chuẩn chức danh cán bộ công chức Sở Nội vụ tỉnh Hưng Yên (Trang 41 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)