Kinh nghiệm của tỉnh Thái Bình

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Xây dựng tiêu chuẩn chức danh cán bộ công chức Sở Nội vụ tỉnh Hưng Yên (Trang 39 - 41)

9. Kết cấu Luận văn

1.3. Kinh nghiệm của một số địa phƣơng

1.3.2. Kinh nghiệm của tỉnh Thái Bình

Thái Bình là một tỉnh ven biển, thuộc khu vực Đồng bằng Sông Hồng, nằm trong vùng chịu ảnh hưởng trực tiếp của vùng tam giác tăng trưởng kinh tế Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh. Thái Bình phía Bắc giáp Hưng Yên, Hải Dương và thành phố Hải Phòng, phía Tây và phía Nam giáp tỉnh Nam Định và Hà Nam, phía Đông giáp vịnh Bắc Bộ. Đây là những điều kiện thuận lợi trong chiến lược phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh. Trong những năm qua, đội ngũ cán bộ, công chức của tỉnh đã và đang đóng góp vai trò hết sức quan trọng trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa của tỉnh. Tuy nhiên tình trạng đội ngũ cán bộ, công chức chưa đạt chuẩn, chưa đáp ứng được yêu cầu của nhiệm vụ chuyên môn vẫn còn là một vấn đề bức xúc. Thêm vào đó là tình trạng tiêu cực trong tuyển dụng, sắp xếp, bố trí, đề bạt đội ngũ cán bộ, công chức còn biễn biến phức tạp.

Năm 2012, sau khi kiểm điểm, tự phê bình và phê bình theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI) về xây dựng Ðảng, Ban Thường vụ Tỉnh ủy tỉnh Thái Bình đã chỉ đạo thí điểm thi tuyển công chức khối cơ quan Ðảng và đoàn thể với tổng số 48 chỉ tiêu. Kỳ thi được dư luận đánh giá cao vì đã tạo ra được một cơ chế cạnh tranh công bằng, minh bạch và lành mạnh. Theo ông Đặng Trọng Thăng - Trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy Thái Bình, việc thực hiện tuyển chọn công chức bằng hình thức thi tuyển đã khắc phục được vấn đề cơ bản nhất hiện nay trong tuyển chọn cán bộ là tình trạng tiêu cực, “con ông cháu cha”, ảnh hưởng đến chất lượng “đầu vào”. Những năm trước đây trong khối cơ quan Đảng thường không thu hút được nguồn lực, nhưng năm nay đã có sự chuyển biến rõ rệt. Năm nay dù chỉ có 21 chỉ tiêu cho khối cơ quan Đảng nhưng đã có 239 hồ sơ dự thi, trong đó có 29 hồ sơ tốt nghiệp đại học loại giỏi và nếu chỉ lấy bằng giỏi thì tỷ lệ cạnh tranh giữa các thí sinh đã là 1/1,07. Như vậy, với việc công khai, minh bạch từ khâu công bố các chỉ tiêu trên mọi phương tiện thông tin của tỉnh, đến tổ chức thi nhiều vòng gắt gao và công khai kết quả sẽ giúp quá trình “việc tìm người”, “người tìm việc” được thuận lợi hơn, bảo đảm tuyển chọn được những người có năng lực thực sự vào vị trí công việc thích hợp.

Một nét mới trong công tác tuyển chọn cán bộ năm 2013 phải kể đến là lần đầu tiên tỉnh Thái Bình tiến hành thi tuyển đối với chức danh Hiệu trưởng, Hiệu phó của các trường phổ thông trên địa bàn. Với việc thực hiện thi tuyển lần này, đối tượng dự thi sẽ phải qua vòng lấy phiếu tín nhiệm của tập thể cán bộ công chức, cấp ủy và ban giám hiệu nhà trường nơi công tác. Sau đó thi ba nội dung: thi nhận thức chung về công tác Đảng trong trường học, quản lý Nhà nước về giáo dục, trường học; bảo vệ chương trình hành động xây dựng, phát triển tại cơ sở và tại hội đồng tuyển dụng. Theo ông Đặng Phương Bắc, Giám đốc Sở Giáo dục - Đào tạo Thái Bình, việc thi tuyển sẽ khắc phục được nhiều tồn tại, hạn chế của việc bổ nhiệm nguồn tại chỗ như trước đây. Cụ thể, chất lượng cán bộ nguồn của từng trường khác nhau, nếu bổ nhiệm tại chỗ

không qua thi tuyển sẽ dẫn đến khó tìm được cán bộ lãnh đạo, quản lý có tiêu chuẩn tốt hơn, nhất là ở những trường vùng sâu, vùng xa, nguồn cán bộ quy hoạch còn hạn chế. Mặt khác, thực tế hiện nay ở Thái Bình, cán bộ lãnh đạo, quản lý tại các trường phổ thông hầu hết trong độ tuổi khá trẻ (từ 38 đến 45 tuổi), thời gian công tác còn khá dài, trong khi đó theo quy định cán bộ sau 2 nhiệm kỳ công tác sẽ phải luân chuyển. Việc tổ chức thi tuyển sẽ tạo điều kiện cho cán bộ quản lý được thay đổi vị trí quản lý, đồng thời khắc phục những điểm khó của việc luân chuyển cán bộ.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Xây dựng tiêu chuẩn chức danh cán bộ công chức Sở Nội vụ tỉnh Hưng Yên (Trang 39 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)