9. Kết cấu Luận văn
2.3. Thực trạng việc thực hiện tiêu chuẩn chức danh cán bộ, công chức
2.3.1. Xây dựng tiêu chuẩn cán bộ, công chức trong công cuộc cải cách nền
cách nền hành chính Nhà nước
Thực hiện đường lối đổi mới toàn diện, Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã có nhiều nghị quyết về đổi mới tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa mà trọng tâm là cải cách nền hành chính Nhà nước, bắt đầu từ Nghị quyết Trung ương 8 (khoá VII) năm 1995, Nghị quyết Trung ương 3, 7 (khóa VIII), Đại hội IX và X tiếp tục khẳng định cải cách nền hành chính Nhà nước là nhiệm vụ trọng tâm của công cuộc xây dựng, hoàn thiện Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, dân chủ hóa đời sống xã hội và hội nhập kinh tế quốc tế.
Để thực hiện nghị quyết của Đảng, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 136/2001/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2001-2010. Với Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2001-2010, lần đầu tiên trong quá trình cải cách, Chính phủ có một chương trình có tính chiến lược, dài hạn, xác định rõ bốn nội dung cơ bản của cải cách hành chính là: cải cách thể chế, cải
cách tổ chức bộ máy hành chính, xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ, công chức và cải cách tài chính công. Định rõ các mục tiêu, nhiệm vụ cải cách và các giải pháp thực hiện nhằm bảo đảm thắng lợi công cuộc cải cách. Chương trình tổng thể là công cụ quan trọng để Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành Trung ương và chính quyền địa phương các cấp đẩy mạnh cải cách hành chính.
Mục tiêu chung của Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2001-2010 là: xây dựng một nền hành chính dân chủ, trong sạch, vững mạnh, chuyên nghiệp, hiện đại hóa, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả theo nguyên tắc của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa dưới sự lãnh đạo của Đảng; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức có phẩm chất và năng lực đáp ứng yêu cầu của công cuộc xây dựng, phát triển đất nước. Đến năm 2010, hệ thống hành chính về cơ bản được cải cách phù hợp với yêu cầu quản lý nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
Ngày 08 tháng 11 năm 2011, chính phủ ban hành Nghị quyết 30C/NQ-CP năm 2011 về chương trình cải cách hành chính giai đoạn 2011 – 2020. Mục tiêu của chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011-2020 là: Đến năm 2020 xây dựng được một nền hành chính phục vụ trong sạch, minh bạch, chuyên nghiệp, hiện đại và hoạt động có hiệu lực, hiệu quả đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế thị trường định hướng Xã hội chủ nghĩa và phục vụ người dân, doanh nghiệp và xã hội, trọng tâm của cải cách hành chính là cải cách chế độ công vụ, công chức và nâng cao chất lượng dịch vụ do cơ quan hành chính nhà nước và đơn vị sự nghiệp dịch vụ công cung cấp. Để thực hiện chương trình tổng thể cải cách hành chính Nhà nước đòi hỏi phải xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức nhà nước đủ về số lượng, đảm bảo chất lượng và cơ cấu công chức. Yêu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền và đảm bảo để bộ máy nhà nước hoạt động có hiệu lực, hiệu quả càng đòi hỏi phải xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ, công chức, viên
chức tinh thông về chuyên môn, nghiệp vụ, có đủ năng lực, trình độ và phẩm chất đạo đức để hoàn thành nhiệm vụ được giao.
Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Hưng Yên lần thứ XVII (nhiệm kỳ 2010-2015) là sự kế thừa của Đại hội lần thứ XV và XVI trong công tác cán bộ đã xác định mục tiêu chiến lược “Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức có phẩm chất tốt, tận tuỵ phục vụ nhân dân, có tính chuyên nghiệp cao” là một giải pháp quan trọng nhằm hoàn thiện bộ máy hành chính Nhà nước của tỉnh, tạo bước chuyển biến mạnh về cải cách hành chính [43].
Để thực hiện thắng lợi mục tiêu trên Tỉnh Hưng Yên cần thiết phải phát triển nhanh nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao. Đây là một trong ba khâu đột phá chiến lược đã được khẳng định trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2020. Ngày nay, nguồn nhân lực trở thành nguồn lực đầu tiên để phát triển kinh tế - xã hội; sự cạnh tranh giữa các quốc gia trở thành sự cạnh tranh về sức mạnh nhân tài, trong đó đặt trọng tâm vào trình độ phát triển nguồn nhân lực.
Từ thực trạng đội ngũ cán bộ, công chức của Sở Nội vụ tỉnh Hưng Yên, chúng ta thấy để đạt được mục tiêu xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức theo yêu cầu mà Nghị Quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Hưng Yên lần thứ XVII đã đề ra là một thách thức không nhỏ, đòi hỏi phải có định hướng đúng và những bước đi phù hợp cho từng giai đoạn.
Đổi mới công tác quản lý, phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực mà trọng tâm là xây dựng các tiêu chuẩn của đội ngũ cán bộ, công chức. Đây là một trong những nội dung cơ bản của công cuộc cải cách hành chính mà tỉnh đã đề ra. Tuy vậy trong thời gian qua kết quả đạt được còn khiêm tốn, chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức của Sở Nội vụ tỉnh Hưng Yên vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu quản lý Nhà nước trong thời kỳ mới. Việc xây dựng Nhà nước pháp quyền với xu hướng chuyển đổi vai trò của nền hành chính sang phục vụ là chủ yếu, thì việc đổi mới quản lý, phát triển đội ngũ công chức là một yêu cầu có tính khách quan, vừa cấp thiết vừa lâu
dài, đây là một nội dung trong tổng thể các kế hoạch chiến lược lớn của Đảng bộ tỉnh Hưng Yên nói chung và của Sở Nội vụ tỉnh Hưng Yên nói riêng.