Biểu tượng Nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ý thức phái tính trong thơ nữ đương đại (khảo sát qua hai tác giả tuyết nga và phạm thị ngọc liên) (Trang 71 - 74)

6. Cấu trúc luận văn

3.1. Hệ thống biểu tƣợng mang tính nữ

3.1.2. Biểu tượng Nước

Nước là nguồn sống tự nhiên quan trọng bậc nhất của loài người, là vật chất khởi thuỷ. Người châu Á thường quan niệm nước là dạng thức thực thể

của thế giới, là nguồn gốc sự sống và là yếu tố tái sinh thể xác và tinh thần. Nước thuộc âm, đặc trưng cho tính nữ bởi nước biểu tượng cho khả năng sinh sôi nảy nở, của tính thanh khiết, tính hiền minh, tính khoan dung và đức hạnh. Theo Từ điển Biểu tượng văn hoá Thế giới, nước không chỉ có tính năng thanh tẩy mà còn thêm cả năng lực tái sinh, khôi phục con người trong một trạng thái hoàn toàn mới. Các nhà thơ lãng mạn phương Tây thường nhắc đến nước như một vẻ đẹp nữ tính, đầy nhục cảm và dịu hiền.Cũng như biểu tượng đất,, biểu tượng nước cũng có nhiều biến thể: dòng sông, cơn mưa, biển cả,…

Trong thơ mình, Tuyết Nga thường nhắc tới những dòng sông:

Dòng sông triệu tuổi ừ thì…

vẫn còn bến bãi vẫn còn phù sa

nhưng mà đã biết nông sâu, đã ra tới biển từ lâu cánh buồm.

(Đi tìm lời ru)

Với đặc tính về sự trôi chảy liên tục của nước, hơn tất cả, dòng sông gợi sự chảy trôi mãi miết của dòng đời. Nói đến dòng sông, Tuyết Nga muốn nhắn nhủ với con gái sông cũng như chính cuộc đời con người, luôn vật lộn đi tìm chính bản thể mình rồi rốt cuộc tìm đến bản chất tận cùng chúng ta chỉ thấy sự vô thường. Sông còn là biểu tượng hướng đến mẫu Mẹ, nuôi dưỡng tinh thần con người. Chính vì thế, trong những lời ru con, Tuyết Nga thường à ơi khúc hát về những dòng sông.

Vẫn với tính cách bạo liệt của mình, Phạm Thị Ngọc Liên không êm đềm như một dòng sông mà đưa vào thơ mình sự ồn ào của biển cả. Thơ Phạm Thị Ngọc Liên ngập tràn hình ảnh biển cả:

Biển đến từ nơi đâu Biển chẳng bao giờ cạn

Nên tình yêu đại dương Càng uống càng khao khát Nên tình yêu tẻ nhạt

Tan dần vào hư không

(Biển em khi trở lại)

Biển với sự bao la rộng lớn, nhiều tầng bậc và mặn mòi là biểu tượng cho những năng lượng vô thức, cho những sức mạnh không định hình của tâm hồn, cho những động cơ thầm kín và không cảm nhận thấy. Một tâm hồn nữ mãnh liệt như Phạm Thị Ngọc Liên chắc chắn luôn tìm thấy sự đồng điệu với những cơn gầm gào của biển cả, với sự bí ẩn và bao la của một tình yêu càng uống càng khao khát như tình yêu của biển. Hơn thế nữa, khi đứng trước biển, người phụ nữ lại thấy mình nhỏ bé và được chở che, ôm ấp:

Vẫn sóng ấy đập vào hồn ta bọt tình yêu ngầu đục

đêm dài vẫn một chút mưa qua ta sẽ khóc với biển một lần nữa thương hại trái tim mình

nỗi cô đơn buốt giá

biển đời đời im lặng nghe ta

(Trở lại biển)

Biển vẫn dù không bao giờ đứng yên, nhưng vẫn mang đặc tính chở che của nước. Nên biển bao bọc con người, lắng nghe và bao bọc cái tôi trữ tình trong thơ Phạm Thị Ngọc Liên sau những bão giông của tình yêu và cuộc sống. Trong thơ Ngọc Liên, cứ những phút người phụ nữ yếu đuối, muốn gục ngã sau những tan vỡ của tình yêu, biển lại xuất hiện và che chở, ôm ấp lấy trái tim tan vỡ và xoá nhoà những tổn thương. Con người trở về khóc với biển như khóc với mẹ. Biển thanh tẩy con người. Đức tính đó của biển cũng giống như tấm lòng người mẹ, đón những đứa con trở về và xoa dịu vết thương sau những bão táp cuộc đời, tái sinh, tiếp thêm sự sống cho những đứa con.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ý thức phái tính trong thơ nữ đương đại (khảo sát qua hai tác giả tuyết nga và phạm thị ngọc liên) (Trang 71 - 74)