Ngôn ngữ thơ táo bạo và phá cách

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ý thức phái tính trong thơ nữ đương đại (khảo sát qua hai tác giả tuyết nga và phạm thị ngọc liên) (Trang 91 - 101)

6. Cấu trúc luận văn

3.4. Ý thức phái tính và ngôn ngữ

3.4.2. Ngôn ngữ thơ táo bạo và phá cách

Nếu ngôn ngữ dịu dàng nữ tính nhằm khẳng định thiên tính nữ vĩnh hằng của giới thì ngôn ngữ thơ táo bạo và phá cách được các nhà thơ nữ như Tuyết Nga và Phạm Thị Ngọc Liên sử dụng như một phương tiện để khẳng định bản lĩnh giới và cá tính của chính mình. Tính chất mở cửa của thơ ca đương đại càng tạo điều kiện cho các nhà thơ nữ thoả sức tung bút để khẳng định chính mình. Cách sử dụng ngôn ngữ như vậy của các nhà thơ nữ đã xoá nhoà ranh giới ngôn ngữ giữa hai giới, tạo nên sự độc đáo và sức sáng tạo không giới hạn cho thơ nữ.

Trong thơ mình, Tuyết Nga đã tạo nên một loạt ngôn ngữ có sức nặng, tạo nghĩa mờ và tính hàm ngôn. Ngôn ngữ thơ Tuyết Nga được lựa chọn và

gia công kĩ, gọt đẽo tạo nhiều góc cạnh. Đôi khi người ta thấy thơ Tuyết Nga không còn vẻ mượt mà êm đềm của ca dao nữa:

Hóa thạch những bí mật

Mỗi ngày một cánh dơi treo ngược Lam nham vách thời gian

Ai thắt mình dấu trong ban mai từng ẩn ức cô tròn cuộn sỏi

Những ẩn ức lăn mình gượng gạo một bình minh nhật thực bán phần

(Như đá)

Những sự kết hợp "hóa thạch bí mật", "lam nham vách thời gian", "ẩn ức cô tròn cuộn sỏi","ẩn ức lăn mình gượng gạo"… tạo nên nhiều góc cạnh cho thơ. Với sự kết hợp ngôn ngữ như vậy, trí tưởng tượng cho phép giác quan này có thể tiếp nhận đối tượng của giác quan kia và ngược lại, tạo nên sự cộng hưởng của cảm giác, biến đổi chất lượng của cảm xúc. Ngôn ngữ ấy đòi hỏi người đọc phải bớt đi một chút sự tỉnh táo của lí trí, gia tăng thêm trí tưởng tượng và liên tưởng. Ở một góc độ nào đó, có thể nói ngôn ngữ ấy đã mã hoá thế giới theo cách riêng của nhà thơ, đôi lúc tạo nên những hình ảnh lạ lùng được kiến tạo từ một nhãn quan độc đáo riêng biệt.

Phạm Thị Ngọc Liên lại thể hiện cá tính của chính mình bằng cách quăng vào thơ những từ ngữ không cần gọt giũa, trần trụi và thô mộc gai góc như chính tính cách của cô:

ta ngồi yên để thấy chết lần mòn từng tế bào bệnh hoạn đang gầm gừ vùng vẫy hỡi Liên (Tự khúc 2)

Người đọc không còn tìm thấy một Ngọc Liên trầm tĩnh thuở nào, mà chỉ nhìn thấy sau những ngôn từ sắc và lạnh kia một Ngọc Liên gai góc. Phạm

Thị Ngọc Liên rất hay sử dụng những động từ mạnh trong thơ mình. Khi thể hiện con người cá tính, Ngọc Liên thôi nên thơ mà thay vào đó là trần trụi:

ta chẳng biết đã say

hay ngấm rồi cơn sốt điên ái tình vồ vập gió cứ hú những câu yêu đương ngây ngất và gối chăn bịt mắt quay đầu

(Biển tương tư)

Ngôn ngữ táo bạo hay cũng là một cách nhà thơ giải thoát cho cái tôi nổi loạn của chính mình. Khát khao giải phóng thân xác được phơi bày trên câu chữ, tạo ấn tượng về cá tính mạnh và khẳng định bản năng giới một cách không che giấu. Việc sử dụng ngôn ngữ một cách táo bạo như thế này không còn xa lạ với thơ nữ đương đại. Các nhà thơ nữ đưa ngôn từ thô nhám vào tác phẩm một cách hết sức tự nhiên bởi dường như thứ ngôn ngữ ấy đã ăn sâu vào tiềm thức của họ. Điều đó thể hiện rất rõ ý thức phái tính muốn khẳng định chính mình và nữ quyền của Tuyết Nga, Phạm Thị Ngọc Liên nói riêng và các nhà thơ nữ đương đại nói chung, khi họ đập vỡ những lối mòn trong ngôn ngữ và tìm kiếm đến những hình thức mới.

Tiểu kết

Qua tìm hiểu những đặc trưng nghệ thuật thơ Tuyết Nga và Phạm Thị Ngọc Liên trên một số phương diện: hệ thống biểu tượng, thể thơ, giọng điệu và ngôn ngữ, có thể thấy được bên cạnh những nét riêng về phong cách, ở những điểm chung, cả hai nhà thơ nữ đều tìm về và nằm trong sự chảy trôi của mạch nguồn nghệ thuật thơ ca truyền thống, đồng thời tìm đến những cách tân mới mẻ và táo bạo nhằm khẳng định cá tính nghệ thuật của riêng mình.

Khi khẳng định nghệ thuật đặc trưng trong thơ nữ đương đại nói chung và thơ Tuyết Nga, Phạm Thị Ngọc Liên nói riêng, chúng tôi quan niệm đó là những khám phá bước đầu về phái tính trong thơ. Bên cạnh tính nữ truyền

thống trong nghệ thuật, sự lệch chuẩn về mặt hình thức chính là những bứt phá riêng của họ trên con đường tìm kiếm và khẳng định chính mình, khẳng định quyền lực giới. Đó không chỉ nỗ lực đổi mới nghệ thuật trong văn chương nói chung, còn thể hiện rõ ý thức phái tính của nhà thơ, góp phần đem lại thế cân bằng cho văn học nữ và bình quyền nữ giới ở lĩnh vực sáng tạo ngôn ngữ.

KẾT LUẬN

Cuộc chuyển mình của văn học kể từ sau năm 1975 đã thổi vào thơ ca nói chung và thơ nữ nói riêng một làn gió mới, khi các nhà thơ nữ dám tự cởi trói cho mình khỏi những tiết chế và định kiến về giới đã ràng buộc thơ ca qua nhiều thời kỳ. Thơ cả kể từ đó có cơ hội mở rộng biên độ phản ánh và khám phá con người ở tất cả mọi chiều kích. Vị trí của người phụ nữ được xác lập lại trong cuộc sống và trong văn học, tạo cơ hội cho các nhà thơ nữ khẳng định chỗ đứng của mình và khẳng định quyền lực giới. Ý thức phái tính dần được khẳng định và khắc sâu trong thơ nữ, trở thành một địa hạt rộng lớn cho các tác giả khai thác và tìm hiểu bởi bản thân giới nữ vẫn luôn là một bí ẩn lớn của tạo hoá. Với bản lĩnh của phụ nữ hiện đại, bằng tài năng và những trải nghiệm cuộc sống, các nhà thơ nữ đương đại dám nghĩ, dám làm, dám khẳng định cái tôi nữ giới với một vị trí vững chắc trên văn đàn. Một lối viết nữ từ đó đã được hình thành với muôn màu vẻ và thanh âm như một bản hoà âm đa giọng điệu cùng cất lên để khẳng định phái tính và xác lập nữ quyền.

Tuyết Nga và Phạm Thị Ngọc Liên không phải là hai cây bút quá trẻ hay những hiện tượng lạ gây chấn động trong thơ ca đương đại như các tác giả: Vi Thuỳ Linh, Phan Huyền Thư, Bùi Khương Hà, Ly Hoàng Ly, Trương Quế Chi,.. Nhưng chúng tôi lựa chọn tìm hiểu hai tác giả này như một thế hệ đi trước của thơ nữ đương đại, mở đường cho một lối nghĩ mới và dám thể nghiệm mình, khám phá phái tính trong thơ. Một Tuyết Nga dịu dàng nữ tính nhưng đầy mạnh mẽ và thức thời. Một Phạm Thị Ngọc Liên đắm say, nồng nàn, dám yêu, dám nghĩ và ồn ào sôi nổi. Hai tính cách thơ vừa nữ tính, vừa mạnh mẽ, hai tiếng nói, hai con đường thơ riêng biệt không nhoè lẫn nhưng cùng gặp nhau ở những khám phá chiều sâu bản thân và bản thể giới.

Nhìn từ những khám phá nội dung, thơ Tuyết Nga và Phạm Thị Ngọc Liên là những tiếng nói đại diện cho giới về chính mình, về tình yêu và cuộc

sống. Nằm trong dòng chảy văn học dân tộc, thơ Tuyết Nga và Phạm Thị Ngọc Liên trước hết vẫn là những tiếng nói nữ tính và dịu dàng của một người mẹ, người chị, một người phụ nữ trong tình yêu. Hơn thế nữa, đó là những diễn ngôn về phái tính nhằm đóng góp những tiếng nói riêng và bản hợp ca chung của văn học. Đó là những tư tưởng tự do và khát khao giải phóng, dám sống hết mình và dâng hiến hết mình, tôn trọng khát khao dục tính và tôn trọng vẻ đẹp thân xác. Trước cuộc sống, họ dám đứng vững và nhìn thẳng, dám chất vấn và giễu nhại, dám trải nghiệm và khẳng định cái tôi của chính mình. Tất cả những thái độ đó không ngoài mục đích đi tìm và khẳng định lại giá trị giới. Họ dám sống, yêu thương, khao khát, đam mê và dâng hiến. Quan trọng hơn cả, họ là chính mình, không phụ thuộc vào nam giới và xác lập cho mình những vẻ đẹp riêng.

Trên phương diện nghệ thuật, Tuyết Nga và Phạm Thị Ngọc Liên, bên cạnh việc tiếp nối vẻ đẹp của lối viết truyền thống đã phá bỏ những rào cản nghệ thuật để tìm đến một hình thức mới đủ khả năng chuyên chở cái tôi không ngừng tìm tòi và khám phá. Qua việc đưa vào thơ hệ thống biểu tượng mang tính nữ, các nhà thơ đã khoác cho thơ mình một bộ cánh riêng của giới, một thế giới riêng. Thế giới ấy khi đầy bao dung của tính Mẫu, khi lại đầy nhục cảm của dục tính. Bên cạnh đó, sự phá cách về thể thơ, ngôn ngữ thơ cũng đưa thơ nữ đương đại nói chung và thơ Tuyết Nga, Phạm Thị Ngọc Liên nói riêng đến gần hơn với cuộc sống, góp phần thể hiện được lăng kính cuộc sống vừa mạnh mẽ, vừa mang những đặc trưng riêng của phái nữ.

Qua những nghiên cứu trên, có thể khẳng định ý thức phái tính như là một đặc điểm của tư duy thơ nữ đương đại, một nét nổi trội của cá tính sáng tạo trong thơ của nhiều tác giả nữ. Trong thơ nữ, ý thức phái tính không phải là một hiện tượng tự phát mà tự giác, xuất phát từ sự tìm kiếm cái tôi bản thể không ngừng của nữ giới. Mỗi tác giả nữ, bằng nhân sinh quan và cá tính sáng tạo riêng đã thể hiện vào thơ những cảm nhận riêng của mỗi người về thế giới

phụ nữ đa sắc và về cuộc sống đa sự. Với những gì đã khẳng định được trong thơ, Tuyết Nga, Phạm Thị Ngọc Liên nói riêng và các cây bút nữ đương đại nói chung đã góp phần mang đến một diện mạo mới cho nền văn học dân tộc trong thời đại hội nhập và giao lưu quốc tế.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Sách, tạp chí

1. Aristole (1992), Nghệ thuật thi ca, Nxb Văn học, Hà Nội.

2. Vũ Tuấn Anh (1995), Sự vận động của cái tôi trữ tình trong thơ Việt Nam từ 1945 đến nay, Luận án Phó tiến sĩ, Hà Nội.

3. Vũ Tuấn Anh (1997), Nửa thế kỷ thơ Việt Nam 1945 - 1995, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

4. Roland Barthtes (Nguyễn Ngọc dịch) (1997), Độ không của lối viết, Nxb Hội nhà văn, Hà Nội.

5. Phan Kế Bính (2001), Việt Nam phong tục, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội.

6. Phạm Quốc Ca (2003), Mấy vấn đề thơ Việt Nam 1975 - 2000, Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội.

7. Nguyễn Phan Cảnh (2000), Ngôn ngữ thơ, Nxb Văn học, Hà Nội. 8. Văn Chinh (2012), Đa cực và điểm đến, Nxb Hội nhà văn, Hà Nội. 9. Nguyễn Việt Chiến (2011), Thơ trẻ nhìn từ 4 cây bút nữ thế hệ 8x, Tạp chí Thơ (số 10), Hà Nội.

10. Nguyễn Đăng Điệp (2002), Giọng điệu trong thơ trữ tình, Nxb Văn học, Hà Nội.

11. Trần Xuân Điệp (2004), Sự kì thị giới tính trong ngôn ngữ, Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội.

12. Hà Minh Đức (1997), Thơ và mấy vấn đề thơ Việt Nam hiện đại, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

13. Hà Minh Đức (2002), Lý luận văn học, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 14. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (1992), Từ điển thuật ngữ văn học, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

15. Hoàng Ngọc Hiến (2006), Những ngả đường vào văn học, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

16. Đỗ Đức Hiểu (2000), Thi pháp hiện đại, Nxb Hội nhà văn, Hà Nội. 17. Paul Hoover (Hoàng Hưng dịch) (2003), Thơ hậu hiện đại, Phụ bản thơ, Báo Văn nghệ (số 4) , Hà Nội.

18. Bùi Công Hùng (1990), Thơ đổi mới như thế nào, Nhân dân chủ nhật (số 10), Hà Nội, tr.141.

19. Bùi Công Hùng (2000), Tiếp cận nghệ thuật thơ ca, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội.

20. Inrasara (2004), Chất liệu ngôn ngữ mới của nhà thơ đương đại,

Phụ bản Thơ, Báo Văn nghệ (số 11) , Hà Nội.

21. Inrasara (2008), Thơ nữ trong hành trình cắt đuôi hậu tố nữ, Song thoại với cái mới, Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội.

22. Mã Giang Lân (2000), Tiến trình thơ hiện đại Việt Nam, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

23. Phạm Thị Ngọc Liên (1990), Biển đã mất, Nxb Hội nhà văn, Hà Nội.

24. Phạm Thị Ngọc Liên (1989), Những vầng trăng chỉ mọc một mình, Nxb Trẻ, Hà Nội.

25. Phạm Thị Ngọc Liên (1992), Em muốn giăng tay giữa trời mà hét, Nxb Hội nhà văn, Hà Nội.

26. Phạm Thị Ngọc Liên (2004), Thức đến sáng và mơ, Nxb Văn nghệ thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh.

27. Nguyễn Văn Long (2006), Văn học Việt Nam sau 1975 - Những vấn đề nghiên cứu và giảng dạy, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

28. Thiếu Mai (1983), Thơ, những gương mặt, Nxb Tác phẩm mới, Hà Nội.

29. Lê Minh (1995), Chân dung nữ văn nghệ sĩ Việt Nam, Nxb Văn hoá Thông tin, Hà Nội.

30. Bùi Văn Nguyên, Hà Minh Đức (2006), Thơ ca Việt Nam, hình thức và thể loại, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

31. Tuyết Nga (1992), Viết trước tuổi mình, Nxb Nghệ An, Nghệ An. 32. Tuyết Nga (2002), Ảo giác, Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội.

33. Tuyết Nga (2008), Hạt dẻ thứ tư, Nxb Văn học, Hà Nội.

34. Lê Lưu Oanh (1992), Thơ trữ tình Việt Nam, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội.

35. Nguyễn Trọng Tạo (1998), Văn chương và cảm luận, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội.

36. Trần Ngọc Thêm (2000), Cơ sở văn hoá Việt Nam, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

37. Hoàng Bá Thịnh (2008), Giáo trình xã hội học về giới, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

38. Lưu Khánh Thơ (2005), Thơ và một số gương mặt thơ Việt Nam đương đại, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

39. Chu Thị Thơm (2002), Nằm nghiêng – báo động về tính thẩm mỹ của một tập thơ, Báo Giáo dục và thời đại, số đặc biệt (tháng 8) , Hà Nội.

40. Hồ Khánh Vân (2002), Ý thức nữ quyền và sự phát triển bước đầu của văn học nữ Nam bộ trong tiến trình hiện đại hóa văn học dân tộc đầu thế kỷ XX, Tạp chí Văn học (số 7), Hà Nội, tr. 81-94.

41. Nguyễn Như Ý (chủ biên) (1999), Đại từ điển tiếng Việt, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội.

42. Lê Thu Yến (chủ biên) (2003), Văn học trung đại Việt Nam những công trình nghiên cứu, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

43. Phạm Thu Yến (1998), Những thế giới nghệ thuật ca dao, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

Tài liệu mạng 44.http://www.tienve.org/home/viet/viewVietJournals.do?action= viewArtwork&artworkId=279 45.http://www.tienve.org/home/viet/viewVietJournals.do?action= viewArtwork&artworkId=276 46. http://gas.hoasen.edu.vn/vi/gas-page/van-de-phai-tinh-va-am- huong-nu-quyen-trong-van-hoc-viet-nam-duong-dai 47. http://antgct.cand.com.vn/Nhan-vat/Nguoi-tho-mot-minh-goc- khuat-311354/ 48. http://lenamlinh.violet.vn/entry/show/entry_id/898346 49.https://vi.wikipedia.org/wiki/Ch%E1%BB%A7_ngh%C4%A9 a_n%E1%BB%AF_quy%E1%BB%81n 50. http://giaitri.vnexpress.net/tin-tuc/gioi-sao/trong-nuoc/nha- tho-vi-thuy-linh-tra-loi-ban-doc-vnexpress-1873406.html 51. http://www.bichkhe.org/home.php?cat_id=147&id=1106

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ý thức phái tính trong thơ nữ đương đại (khảo sát qua hai tác giả tuyết nga và phạm thị ngọc liên) (Trang 91 - 101)