Biểu tượng thân thể

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ý thức phái tính trong thơ nữ đương đại (khảo sát qua hai tác giả tuyết nga và phạm thị ngọc liên) (Trang 76 - 78)

6. Cấu trúc luận văn

3.1. Hệ thống biểu tƣợng mang tính nữ

3.1.4. Biểu tượng thân thể

Nghệ thuật là sản phẩm sáng tạo của trực giác, mà trực giác luôn luôn gắn liền với thân thể. Trước đây, theo quan niệm Nho giáo, người phụ nữ không được phép phô bày vẻ đẹp thân thể của mình. Nhằm dỡ bỏ đi bức bình phong đó, các nhà thơ nữ đương đại ồ ạt đưa vào thơ những biểu tượng về thân thể như một sự phản kháng trực tiếp và mạnh mẽ, đồng thời khẳng định ý thức phái tính của mình. Họ viết để phô bày vẻ đẹp thân thể mình một cách nhiệt tình và đam mê. Thơ họ khẳng định thân xác là sự hiện hữu và thân thể người phụ nữ là vẻ đẹp tạo hoá ban cho, xứng đáng để ngợi ca.

Cũng là những biểu tượng thân thể, nhưng thơ Tuyết Nga không phô ra vẻ đẹp rạo rực sức sống của ngươì thiếu nữ đang tuổi yêu và cháy hết mình mà là những mắt, môi, ngực, tóc… của một người thiếu phụ đã kinh qua bao biến cố cuộc đời:

Mắt thiếu phụ

giọt cà phê sau chót

vẻ hững hờ ánh lên nhạt đen … Môi thiếu phụ

nụ cười trăng lạnh

đêm vũ hội tàn trăng buông thinh không"

(Ký hoạ)

Ý thức phái tính ở người phụ nữ không chỉ là sự tự hào về tâm hồn và những vẻ đẹp bên trong của giới mà vẻ đẹp thân xác cũng là niềm tự hào của phái nữ. Bên cạnh bộ ngực là biểu tượng cho bản nguyên nữ, mắt và môi vốn là hai biểu tượng cho sự gợi cảm và nữ tính của người phụ nữ. Tuyết Nga

không nói gì nhiều, mà hai hình ảnh mắt và môi tự thân nó đã là một thứ ngôn ngữ và mang khả năng biểu đạt về sự dịu dàng của tính nữ. Dù người phụ nữ không còn vẻ thanh xuân của tuổi trẻ, thì vẻ đẹp của nữ tính vĩnh hằng vẫn trường tồn với thời gian.

Khoả thân là hình ảnh được lặp đi lặp lại nhiều lần trong thơ Phạm Thị Ngọc Liên. Hình ảnh người khoả thân trước hết là biểu tượng của giới với sự phô bày tất cả những gì đẹp đẽ và tinh tuý nhất của con người. Hơn thế nữa, khoả thân tượng trưng cho ước vọng được lột trần lớp vỏ bọc bên ngoài và được là mình vẹn nguyên nhất, thật nhất, bản năng nhất. Nó cũng bộc lộ khát khao tính dục và giải phóng thân xác như một nhu cầu cơ bản và công bằng của giới.

Phạm Thị Ngọc Liên miêu tả người phụ nữ khoả thân trong thơ đẹp như một bức tranh giữa biển khơi:

Biển đêm giương mắt ngó em xuống biển trần truồng vòng hông loang ánh bạc như thuỷ thần rung chuông

(Trăng và biển)

Đôi lúc thơ Ngọc Liên sắc nhọn và đanh thép, đôi lúc lại tình và nên thơ tới tan chảy cả câu chữ. Ngọc Liên phác nên một bức tranh có biển, màn đêm và cơ thể người phụ nữ. Cả ba nhân vật trong bức tranh của cô đều đẹp và bí ẩn. Phạm Thị Ngọc Liên đã hoàn toàn trút xuống tất cả những vỏ bọc bên ngoài, để lộ ra hết những vẻ đẹp mà tạo hoá ban tặng cho thiên nhiên và người nữ. Lời thơ đẹp hay là lời mà nhà thơ tụng ca vẻ đẹp giới.

Và trên một lần trong thơ, Phạm Thị Ngọc Liên thèm cảm giác khoả thân:

Biển vẫn xanh như mắt ngư dân ta thèm khoả thân dưới nắng

sóng vẫn dập dồn rì rào như tiếng ru thèm ngủ yên trên cát

(Biển tương tư)

Khát khao khoả thân hay chính là khát khao được một lần trút bỏ tất cả những vỏ bọc bên ngoài, được giải thoát khỏi những điều chật hẹp và được sống đúng là chính mình của cái tôi trữ tình trong thơ Phạm Thị Ngọc Liên. Người phụ nữ muốn được rũ bỏ tất cả những điều chật hẹp quẩn quanh, khoả thân giữa bầu trời, sống tự do và không bị giàng buộc bởi bất cứ khuôn khổ nào. Khoả thân là khi người phụ nữ sống với chính bản năng của mình, sống một cách tự tại và hồn nhiên nhất với những gì tạo hoá ban cho giới.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ý thức phái tính trong thơ nữ đương đại (khảo sát qua hai tác giả tuyết nga và phạm thị ngọc liên) (Trang 76 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)