Câu hỏi chính danh có từ hỏi trên bình diện phân tích đối chiếu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích đối chiếu chuyển dịch câu hỏi chính danh anh việt về mặt cấu trúc ngữ nghĩa (trên cơ sở tư liệu loại câu hỏi có từ hỏi) (Trang 33 - 36)

chiếu

Trƣớc đây, việc nghiên cứu câu hỏi đƣợc quan tâm nhiều nhất từ góc độ cấu tạo. Gần đây, có nhiều cơng trình nghiên cứu về câu hỏi trong tiếng Anh cũng

giúp ngƣời học tiếng Anh và tiếng Việt nắm bắt đƣợc các đặc điểm của câu hỏi để giao tiếp có hiệu quả tốt hơn. Trong luận văn thạc sỹ (1996) của mình, Nguyễn Thị Quỳnh Hoa đã nghiên cứu sự chuyển đổi vị trí chủ- vị của câu hỏi Anh- Việt. Cũng thời gian đó, Đào Thị Minh Nguyệt (1996) quan tâm đến chiến lƣợc lịch sự trong dùng câu hỏi Anh – Việt .

Xét về đối chiếu câu hỏi chính danh cũng đã có thử nghiệm. Trần Chi Mai (2000) đã nghiên cứu cấu trúc và phƣơng tiện biểu hiện câu hỏi chính danh trong tiếng Anh và tiếng Việt. Tác giả cho rằng việc thiết lập nội dung mệnh đề của câu hỏi trƣớc hết là sự phản ánh những hồn cảnh có vấn đề trong đó, thơng tin tiền giả định và cái chƣa biết đƣợc tổ chức theo những kiểu tƣơng quan nhất định. Nội dung mệnh đề của câu hỏi chịu sự tác động của mục đích phát ngơn, phƣơng tiện bổ trợ, đặc trƣng ngữ dụng…

Võ Đại Quang (2000) trong luận án về đối chiếu song ngữ Anh-Việt ở bình diện ngữ nghĩa- ngữ dụng của câu hỏi chính danh đã chỉ ra sự tƣơng đồng và khác biệt về mặt ngữ nghĩa-ngữ dụng của các kiểu loại câu hỏi chính danh Anh- Việt. Tác giả đã phân loại câu hỏi chính danh thành : câu hỏi lựa chọn hiển ngôn, câu hỏi lựa chọn ngầm ẩn và câu hỏi không lựa chọn. Câu hỏi lựa chọn hiển ngôn trong tiếng Anh tồn tại dƣới dạng câu hỏi Yes-No questions có điểm nhấn ở một bộ phận trong câu hỏi, câu hỏi tách biệt tag questions và câu hỏi sử dụng từ

or giữa các bộ phận đƣợc đƣa ra để lựa chọn. Trong tiếng Việt loại câu hỏi này

tồn tại dƣới dạng có….khơng?, đã….chưa?,….có phải khơng? và các câu hỏi sử dụng từ hay/hay là. Kiểu loại câu hỏi này trong tiếng Anh và tiếng Việt có nhiều nét tƣơng đồng về cấu trúc thông báo, khả năng định hƣớng nhận thức …Sự khác biệt nằm ở vai trò của các phƣơng tiện tạo lập tiêu điểm nghi vấn, phƣơng

thức truyền báo nghĩa liên nhân…Câu hỏi lựa chọn ngầm ẩn trong tiếng Anh tồn tại dƣới hình thức câu hỏi declarative questions và yes-no questions . Câu hỏi loại này trong hai thứ tiếng có sự tƣơng đồng ở cấu trúc ngữ nghĩa của câu, cơ chế hình thành nội dung mệnh đề, thang độ ngữ nghĩa của các thông tin luận cứ, hiệu lực tại lời của câu hỏi trong diễn ngôn với tƣ cách là thành phẩm của các hành vi ngôn ngữ trực tiếp hoặc hành vi ngôn ngữ gián tiếp. Trong tiếng Việt tồn tại lớp trợ từ tình thái đƣợc sử dụng ở cuối câu hỏi nhƣ là phƣơng tiện chuyển tải các sắc thái ngữ nghĩa- ngữ dụng đa dạng, còn tiếng Anh các sắc thái này đƣợc truyền qua con đƣờng ngôn điệu. Câu hỏi không lựa chọn trong cả tiếng Anh và tiếng Việt là loại câu hỏi sử dụng các từ nghi vấn nhƣ là tiêu điểm nghi vấn trong cấu trúc thông báo của câu. Sự tƣơng đồng ở loại câu hỏi này trong hai thứ tiếng nằm ở khuôn hỏi, ý nghĩa phạm trù của từ nghi vấn, các nhân tố tác động đến dung lƣợng ngữ nghĩa của từ nghi vấn…Sự khác biệt nằm ở tác tử cấu trúc- tình thái tạo câu hỏi, vị trí từ hỏi…

Nguyễn Đăng Sửu (2002) đã đối chiếu câu hỏi tiếng Anh với câu hỏi tiếng Việt trong luận án tiến sỹ của mình. Dựa vào lý thuyết về hành vi ngôn ngữ, lý thuyết hội thoại …tác giả đã nghiên cứu câu hỏi đích thực và câu hỏi khơng đích thực tiếng Anh trong sự đối chiếu với tiếng Việt. Trong phần đối chiếu câu hỏi đích thực, tác giả đã chia thành bốn tiểu loại nhỏ: yes-no questions (câu hỏi có- khơng), alternative questions (câu hỏi lựa chọn), tag questions (câu hỏi đi) và wh-questions (câu hỏi có từ nghi vấn). Tác giả cũng đã chỉ ra những điểm tƣơng đồng và khác biệt giữa câu hỏi có từ nghi vấn trong tiếng Anh và trong tiếng Việt nhƣng vẫn chƣa chỉ ra cách chuyển dịch loại câu hỏi này trong tiếng Anh sang tiếng Việt.

Nhƣ vậy, dù đã có cơng trình, có chỉ ra một số cách làm, cách đối chiếu nhƣng chuyển dịch cấu trúc- ngữ nghĩa của câu hỏi chính danh Anh- Việt có từ hỏi vẫn cịn là một mảng trống. Cho nên cơng trình của chúng tơi trong lúc tiếp thu những cách làm và kinh nghiệm đã có sẽ thực hiện nghiên cứu câu hỏi chính danh có từ hỏi trên bình diện cấu trúc kết hợp ngữ nghĩa trên định hƣớng đối chiếu chuyển dịch Anh- Việt. Và đây có lẽ là thử nghiệm đầu tiên theo hƣớng này.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích đối chiếu chuyển dịch câu hỏi chính danh anh việt về mặt cấu trúc ngữ nghĩa (trên cơ sở tư liệu loại câu hỏi có từ hỏi) (Trang 33 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)