Câu hỏi có từ hỏi trong tiếng Việt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích đối chiếu chuyển dịch câu hỏi chính danh anh việt về mặt cấu trúc ngữ nghĩa (trên cơ sở tư liệu loại câu hỏi có từ hỏi) (Trang 26 - 29)

Các đại từ nghi vấn AI, GÌ, NÀO, ĐÂU, BAO GIỜ, THẾ NÀO, SAO….là

những đại từ chuyên dùng cho loại câu hỏi này. Các từ hỏi này đƣợc đặt ở các vị trí thích hợp trong câu. Ngƣời nói xác lập nội dung mệnh đề của câu hỏi trên cơ sở đã dự tính rằng có một khả năng nào đó để ngƣời nghe thiết lập đƣợc câu trả lời. Mục đích phát ngơn của câu hỏi là hƣớng tới nhận câu trả lời của ngƣời đối thoại. Trật tự của từ hỏi có thể tƣơng ứng với từng thành phần câu nhƣ:

Ví dụ:

Ai đang ở ngồi cửa đấy? ( Ai ở vị trí chủ ngữ) Anh đến ai bây giờ? ( Ai ở vị trí bổ ngữ)

Nhƣ vậy không nên căn cứ vào trật tự từ của câu hỏi mà phân loại và cũng không nên nhầm lẫn những câu hỏi có thành phần câu ứng với từ hỏi riêng, cịn câu hỏi chung thì từ để hỏi quan hệ đến toàn câu.

Theo tác giả Diệp Quang Ban, câu nghi vấn có đại từ nghi vấn đƣợc dùng để hỏi vào những điểm xác định trong câu. Điểm hỏi là điểm chứa đại từ nghi vấn do đó ngay cả khi câu tách ra khỏi tình huống nói và ngữ cảnh cũng vẫn có thể xác định đƣợc điểm hỏi. Có thể gọi loại câu này là “câu nghi vấn rõ trọng điểm.” Các đại từ nghi vấn thƣờng gặp đƣợc quy thành nhóm nhƣ sau:

- Hỏi ngƣời: AI

- Hỏi phƣơng thức của hành động, đặc trƣng tính chất của sự vật: NHƢ THẾ NÀO, RA SAO, NÀO

- Hỏi về vị trí trong không gian: ĐÂU, Ở CHỖ NÀO - Hỏi về thời gian: LÚC NÀO, BAO GIỜ, HỒI NÀO… - Hỏi nguyên nhân: SAO, TẠI SAO, VÌ SAO….

- Hỏi số lƣợng: MẤY, BAO NHIÊU….

Các từ hỏi về ngƣời và vật có thể dùng để hỏi cho chủ thể hoặc khách thể. Ví dụ:

Chuyện gì xảy ra ở đây vậy? (Chuyện gì - chủ thể)

Anh lại gây ra chuyện gì nữa vậy? (Chuyện gì - khách thể)

Các từ hỏi phƣơng thức, tính chất, đặc trƣng của sự vật thƣờng kết hợp với GÌ, NÀO. Hai từ này ở chức năng định tố địi hỏi thơng tin chỉ ra đặc trƣng hạn chế cụ thể về ngƣời , vật đƣợc đề cập đến. GÌ chỉ ra tên riêng của cá thể sự vật hoặc chủng loại các đối tƣợng, nó phân loại các đối tƣợng và đƣa đối tƣợng đƣợc hỏi vào một loại khác với những loại khác. NÀO yêu cầu thông tin thiên về chức năng tách vật cần xác định ra khỏi nhóm đã biết hoặc coi là một tập hợp xác định trong thế giới nhận thức.

Ví dụ:

Anh nhốt con gì trong chuồng vậy? Anh cho đứa nào đi học đợt này đấy?

MẤY, BAO NHIÊU đƣợc dùng để hỏi về số lƣợng. Tuy nhiên có sự khác biệt giữa hai từ này. Số lƣợng của MẤY có thể bị hạn định từ mƣời trở xuống. BAO NHIÊU đƣợc dùng để hỏi cho số lƣợng lớn hơn.

Năm nay cháu mấy tuổi?

Bác năm nay đã bao nhiêu tuổi ạ?

BAO GIỜ, LÚC NÀO, HỒI NÀO… đƣợc dùng để hỏi thời gian. Đối với trƣờng hợp của BAO GIỜ là câu hỏi có thể phân biệt đƣợc thời gian quá khứ và tƣơng lai khi đứng ở các vị trí khác nhau trong câu. Khi từ này đứng trƣớc động từ thì chỉ thời tƣơng lai, cịn khi đứng sau động từ thì chỉ thời quá khứ.

Ví dụ:

Bao giờ anh đi? Anh đi bao giờ?

Đối với câu hỏi nguyên nhân thì phần chứa ý hỏi thƣờng hay đứng đầu câu hơn. Ý hỏi về nguyên nhân có thể đƣợc biểu thị bằng một tổ hợp gồm kết từ phụ thuộc chỉ nguyên nhân VÌ, DO, BỞI, TẠI và đại từ nghi vấn SAO hoặc chỉ bằng một đại từ nghi vấn SAO, THẾ NÀO.

Ví dụ:

Vì sao mà họ vẫn chưa đến? Thế nào mà họ vẫn chưa đến?

Từ mà ở đây có tác dụng khơng tách mỗi ví dụ trên thành hai câu nghi vấn hoặc giúp khỏi hiểu đó là những câu ghép gồm hai vế đều có dạng nghi vấn. So sánh với:

Thế nào? Họ vẫn chưa đến? Thế nào, họ vẫn chưa đến?

Khi chuyển phần hỏi ra sau thƣờng thấy xuất hiện trợ từ là:

Ngoài những phần nêu trên, trong tiếng Việt cịn tồn tại một nhóm câu hỏi đặc biệt, những nhóm câu hỏi kiểu này thƣờng xuyên xuất hiện trong đối thoại. Ví dụ:

A- Chị ơi! B- Gì thế?

Những câu hỏi kiểu này bị phụ thuộc vào ngữ cảnh cụ thể và không thể đƣa vào khung phân loại đƣợc, do vậy chúng sẽ không là đối tƣợng đƣợc đƣa vào đối chiếu với loại câu hỏi tiếng Anh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích đối chiếu chuyển dịch câu hỏi chính danh anh việt về mặt cấu trúc ngữ nghĩa (trên cơ sở tư liệu loại câu hỏi có từ hỏi) (Trang 26 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)