Giá trị của nhận thức luận trong hiện tượng học Husserl

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nhận thức luận trong hiện tượng học Edmund Husserl (Trang 65 - 67)

2.6. Đánh giá chung về nhận thức luận trong hiện tượng học Husserl

2.6.1. Giá trị của nhận thức luận trong hiện tượng học Husserl

Thực chất hiện tượng học Husserl là học thuyết về ý thức thuần túy. Trước hết, Husserl đã cố gắng trong việc nghiên cứu để đạt tới chỉnh thể toàn vẹn trong bản thân ý thức con người, bằng cách chỉ ra các cấp độ, các tầng lớp nhận thức trong đó. Chúng không phụ thuộc hoàn toàn vào bản thân con người, vào ý chí, mong muốn của con người. Husserl khẳng định bản thân ý

thức là cơ sở đích thực duy nhất không chỉ với nhận thức mà còn với cả toàn bộ cuốc sống. Ăngghen viết: “Khi ta hiểu “ý thức”, “tư duy” theo kiểu hoàn toàn tự nhiên chủ nghĩa, coi đó là một cái gì có sẵn, đối lập từ lâu với tồn tại, với giới tự nhiên thì kết quả bao giờ cũng sẽ là như vậy. Khi đó người ta ắt phải hết sức ngạc nhiên khi thấy ý thức và giới tự nhiên, tư duy và tồn tại, những quy luật của tư duy và những quy luật của giới tự nhiên, phù hợp với nhau đến thế. Nhưng sau đó, nếu người ta đặt câu hỏi tư duy và ý thức là gì, chúng từ đâu đến, thì người ta sẽ thấy chúng là sản vật của bộ óc con người và bản thân con người, là sản vật của giới tự nhiên, một sản vật đã phát triển trong một môi trường nhất định và cùng với môi trường đó. Vì vậy, lẽ tự nhiên là những sản vật của bộ óc con người - quy đến cùng là những sản vật của giới tự nhiên - không mâu thuẫn mà lại còn phù hợp với mối liên hệ còn lại của giới tự nhiên” [41, tr. 55].

Thứ hai, ảnh hưởng của hiện tượng học đối với các ngành khoa học khác trước hết là ở phương pháp của nó. Hiện tượng học đi sâu nghiên cứu một lĩnh vực quan trọng nhất, khó khăn nhất của triết học là nhận thức. Vì vậy, cả cuộc đời Husserl là quá trình say mê nghiên cứu với mong muốn đưa “triết học là một khoa học đệ nhất”, triết học trở thành “một khoa học chính chặt chẽ”.

Với khát vọng thay đổi nền triết học cũ trước đó, Husserl muốn triết học hoá toán học, muốn biến triết học thành môn khoa học chung không phải bàn cãi tranh luận. Suốt chiều dài lịch sử triết học đã trải qua, có rất nhiều quan điểm, tư tưởng của các triết gia khác nhau; các quan điểm, tư tưởng này đều dựa trên lập trường, vị trí chỗ đứng riêng để bảo vệ lợi ích của giai cấp thống trị. Chúng đều bị ảnh hưởng bởi các điều kiện kinh tế - xã hội, yếu tố khách quan thời đó. Hiện tượng học Husserl so với những tư tưởng triết gia trước đó là một bức phá trong nhận thức. Ông muốn loại trừ, bỏ đi tất cả những ảnh

hưởng thành kiến của các giai cấp, đảng phái. Ông muốn xây dựng toà nhà triết học chung phổ biến cho nhân loại, sử dụng nguyên tắc phi tiền đề.

Thứ ba, hiện tượng học Husserl là quá trình quy giản, tạm gác lại mọi thành kiến về thế giới, về các học thuyết trước đó và về chính bản thân con người. Husserl đã xây dựng một học thuyết chặt chẽ, tiếp thu những giá trị tư tưởng của Descartes, Kant là đặt niềm tin vào cái hiển nhiên, chủ thể tiên nghiệm. Nhưng khác với Descartes, Husserl không đồng nhất cái tôi tư duy với cái tôi tồn tại, khác với Kant chỉ dừng lại ở việc quy giản quá trình nhận thức về cấu trúc tiên nghiệm. Tư tưởng của Husserl đã vươn xa hơn rất nhiều, ông khẳng định cấu trúc bản chất là cái đọng lại sau quá trình quy giản. Hiện tượng trong hiện tượng học Husserl là cái đồng nhất với bản chất. Cho nên năng lực nhận thức của con người là mang tính phổ quát, mang tính liên chủ thể của nhân loại.

Thứ tư, chủ thể nhận thức của Husserl cảm nhận thế giới bằng năng lực trực giác tiến xa so với Kant ở năng lực giác tính. Ở điểm này, tư tưởng của ông gần gũi với tư tưởng Phật học phương Đông. Quá trình nhận thức của con người là quá trình tự cảm nhận, tự ý thức năng lực nội tại trực tiếp bên trong của chính mình.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nhận thức luận trong hiện tượng học Edmund Husserl (Trang 65 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)