Vai trò của nhận thức luận trong hiện tượng học Husserl

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nhận thức luận trong hiện tượng học Edmund Husserl (Trang 39 - 41)

1.4. Khái lược về hiện tượng học Husserl và vai trò của nhận thức luận

1.4.3. Vai trò của nhận thức luận trong hiện tượng học Husserl

Hiện tượng học được coi là cơ sở của các môn khoa học cụ thể, là môn triết học khoa học, trong đó nội dung trung tâm của nó chính là nhận thức luận. Nhận thức luận là vấn đề có tầm quan trọng đặc biệt trong hiện tượng học Husserl. Ông có cách tiếp cận độc đáo đối với nó.

Nhận thức luận trong hiện tượng học Husserl chú trọng nhiều đến nghiên cứu phương thức nhận thức, nghiên cứu khả năng của nhận thức. Nhận thức được hiểu như những hình thức trí năng của con người, được thể hiện cụ thể trong các bước khác nhau của phương pháp hiện tượng học. Husserl đã trình bày cụ thể phương pháp hiện tượng học này trong nhiều tác phẩm nghiên cứu và các bài giảng của mình như: Nghiên cứu lôgic hay Những tưởng của hiện tượng học.

Phương pháp hiện tượng học theo Husserl thực chất là phương pháp phê phán nhận thức. Phê phán nhận thức để đạt tới nhận thức chân thực, nhận thức tinh túy. Theo tác giả của nó, quá trình nhận thức phải đề cập được ba vấn đề lớn. Một là, xác định đối tượng của quá trình nhận thức. Đây là đối

tượng độc lập với ý thức, tồn tại tự nó hay bản thân đối tượng cũng thuộc về ý thức. Hai là, làm cách nào để ý thức thực sự đạt tới được đối tượng nhận thức. Sự mô tả của nhận thức có phù hợp thực sự với đối tượng hay không. Ba là, chủ thể của quá trình nhận thức cuối cùng đạt được cái gì từ quá trình nhận thức đối tượng. Husserl đã đưa ra phương pháp quy giản hiện tượng học khi giải quyết vấn đề này. Theo ông, đó là một khoa học về bản chất sự vật, là lý thuyết nhận thức với nguyên lý chính là sự quy giản. Sự quy giản này áp dụng cho mọi loại hình nhận thức. Với ý nghĩa đó, nhận thức luận hiện tượng học Husserl luôn được hiểu là sự nghiên cứu về bản chất của đối tượng nhận thức. Hiện tượng học tổng quát luôn là khoa học về nhận thức các giá trị bản chất xác thực của đối tượng, là khoa học về bản thân quá trình nhận thức đó.

Kết luận chương 1:

Hiện tượng học Edmund Husserl ra đời là một tất yếu, nó không nằm ngoài quy luật phát triển của triết học nói riêng và tư tưởng nói chung mà chủ nghĩa Mác Lênin đã khẳng định. Sức mạnh của học thuyết này có được không chỉ là sự kế thừa những tư tưởng của những nhà triết học trước đó mà còn là những ảnh hưởng quan trọng của khoa học - kỹ thuật thời đó và các điểu kiện lịch sử của xã hội phương Tây lúc bấy giờ. Đó là một xã hội duy lý hóa mà thời đại máy móc với những phát minh đã biến con người trở nên xa cách, ích kỉ và tàn bạo làm mất dần những giá trị truyền thống tốt đẹp.

Thực tại đó đã gióng lên hồi chuông báo động. Hiện tượng học của Husserl ra đời là nỗ lực của ông để xây dựng một nền tảng mới của khoa học để thoát khỏi cuộc khủng hoảng trên. Để hiểu điểu này, chúng ta sẽ đi sâu vào vấn đề trọng tâm, cốt lõi nhất làm nguyên lý nền tảng và phương pháp đặc thù cho học thuyết này là nhận thức luận của nó. Với cách tiếp cận của riêng mình, Husserl sẽ làm mới lại những vấn đề xưa cũ của nhận thức như ý thức, chủ thể tư duy, quá trình tư duy, phương pháp tư duy v.v.

CHƯƠNG 2

NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA NHẬN THỨC LUẬN TRONG HIỆN TƯỢNG HỌC EDMUND HUSSERL

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nhận thức luận trong hiện tượng học Edmund Husserl (Trang 39 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)