Giáo dục thế giới quan duy vật biện chứng

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Giáo dục thế giới quan duy vật biện chứng cho sinh viên các trường cao đẳng y tế tại Hà Nội hiện nay (Trang 28)

1.2.1. Khái niệm giáo dục

“Giáo dục là quá trình đào tạo con người một cách có mục đích, nhằm chuẩn bị cho con người tham gia đời sống xã hội, tham gia lao động sản xuất, nó được thực hiện bằng cách tổ chức việc truyền thụ và lĩnh hội những kinh nghiệm lịch sử - xã hội của con người” [17, tr.120].

Như vậy, “giáo dục là một hiện tượng xã hội đặc trưng của xã hội loài người. Giáo dục nảy sinh cùng với xã hội loài người, trở thành một chức năng sinh hoạt không thể thiếu được và không bao giờ mất đi ở mọi giai đoạn phát triển của xã hội. Giáo dục là một bộ phận của quá trình tái sản xuất mở rộng sức lao động xã hội, một trong những nhân tố quan trọng nhất thúc đẩy xã hội phát triển về mọi mặt. Giáo dục mang tính lịch sử cụ thể, tính chất, mục đích, nhiệm vụ, nội dung, phương pháp và tổ chức giáo dục biến đổi theo các giai đoạn phát triển của xã hội, theo các chế độ chính trị - kinh tế của xã hội” [18, tr.120].

Trong xã hội có giai cấp, giáo dục cũng mang tính giai cấp nhằm đào tạo ra lớp người phục vụ và bảo vệ lợi ích của giai cấp thống trị xã hội và của chế độ xã hội mà họ xây dựng. Tính giai cấp được bộc lộ rất đa dạng trong nền giáo dục của mỗi quốc gia khác nhau, mỗi chế độ khác nhau.

“Giáo dục theo quan điểm phong kiến là đề cao giáo dục đạo đức, phẩm chất cho người học hình thành ở người học ý thức, thái độ, tinh thần trách nhiệm đối với xã hội nhưng chưa chú trọng đến khoa học tự nhiên, kỹ thuật, nội dung giáo dục chưa gắn liền với sự phát triển của xã hội” [49, tr.37].

Giáo dục ở nước ta hiện nay, trong Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011) đưa ra định hướng phát triển giáo dục và đào tạo trong thời kỳ quá độ: “Giáo dục và

đào tạo có sứ mệnh nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, góp phần quan trọng phát triển đất nước, xây dựng nền văn hóa và con người Việt Nam. Phát triển giáo dục và đào tạo cùng với phát triển khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu, đầu tư cho giáo dục và đào tạo là đầu tư cho phát triển. Đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo theo nhu cầu phát triển của xã hội, nâng cao chất lượng theo yêu cầu chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế, phục vụ đắc lực sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đẩy mạnh xây dựng xã hội học tập, tạo cơ hội và điều kiện cho mọi công dân được học tập suôt đời” [10, tr.77].

Như vậy, để đạt được mục tiêu trên, chúng ta cần phải có sự đổi mới mạnh mẽ hơn nữa về nội dung, phương pháp giáo dục đào tạo. Nội dung giáo dục phải toàn diện cả dạy chữ, dạy nghề, dạy người. Cần quan tâm đến giáo dục phẩm chất đạo đức làm người, giáo dục lòng yêu nước và ý thức làm chủ của người lao động, tinh thần trách nhiệm và lương tâm nghề nghiệp, tinh thần đồng đội, hợp tác trong công việc, chí tiến thủ và độc lập sáng tạo và tính trung thực của người lao động. Để làm được điều này, phải chuẩn hóa chương trình và giáo trình đào tạo đảm bảo phù hợp với yêu cầu của thực tiễn xã hội. Tăng việc rèn luyện phương pháp tư duy, năng lực độc lập sáng tạo, khả năng giải quyết vấn đề thực tiễn và khả năng tự đào tạo, bồi dưỡng và tự hoàn thiện của mỗi cá nhân người lao động để thích nghi với sự biến đổi nhanh chóng của hiện thực xã hội, và đặc biệt quan trọng là cần phải chú ý đến giáo dục thế giới quan duy vật biện chứng cho sinh viên.

1.2.2. Giáo dục thế giới quan duy vật biện chứng

Như chúng ta đã biết trong thế hệ thanh niên thì sinh viên là lực lượng tiêu biểu nhất. Ăgghen đã từng viết: “Giai cấp vô sản lao động tri óc phải được hình thành từ hàng ngũ sinh viên, giai cấp đó có sứ mệnh phải kề vai sát cánh và cùng đứng trong một đội ngũ với người anh em của họ, những người công nhân lao động chân tay, đóng vai trò quan trọng trong cuộc cách mạng sắp tới

đây” [35, tr.613]. Có thể thấy rằng, ở đây Ăngghen đã đánh giá rất cao vai trò của sinh viên với tư cách là đội dự bị của giai cấp vô sản lao động trí thức.

Ở nước ta các đồng chí lãnh đạo Đảng Nhà nước cũng coi trọng vai trò của sinh viên, có thể khẳng định rằng, sinh viên Việt Nam là lực lượng ưu tú nhất trong thanh niên, có tri thức, được đào tạo cơ bản ở trình độ cao, có nhiệt tình của tuổi trẻ. Qua thực tế cho thấy, trong bất cứ một trong trào nào của thanh niên, sinh viên luôn luôn là lực lượng xung kích đi đầu. Sinh viên Việt Nam đã, đang và sẽ là nguồn nhân lực vừa “hồng” vừa “chuyên” của nước ta.

Sinh viên trường Cao đẳng y tế Hà Nội cũng vậy, họ cũng đang từng ngày học tập thật tốt để kế thừa và làm vẻ vang hơn nữa sự nghiệp cứu người mà ông cha để lại.

Nhưng hạn chế chủ yếu của sinh viên Việt Nam hiện nay nói chung của sinh viên các trường Cao đẳng y tế Hà Nội nói riêng là ở chỗ dù được đánh giá là thông minh và ham học hỏi, nhưng trong quá trình học tập phần lớn họ chỉ quan tâm đến môn chuyên ngành, cố gắng có được năng lực thực hành tay nghề thật tốt mà quên đi việc trang bị cho mình một thế giới quan duy vật biện chứng được học qua các môn khoa học cơ bản, đặc biệt là các môn của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Đây là những môn học cơ sở nền tảng cho việc hình thành thế giới quan duy vật biện chứng. Hơn nữa, các môn học này còn hình thành nên những phẩm chất y đức cần thiết đối với những người cán bộ y tế trong tương lai. Vì vậy, cần phải cho sinh viên thấy được tầm quan trọng của việc bồi dưỡng thế giới quan duy vật biện chứng thông qua giáo dục.

Giáo dục thế giới quan duy vật biện chứng nhằm làm cho sinh viên nắm được những nội dung cơ bản của thế giới quan duy vật biện chứng và hướng dẫn sinh viên vận dụng lý luận đó vào thực tiễn một cách sáng tạo. Từ đó, sinh viên sẽ phát triển nhân cách một cách hài hòa: Biết lĩnh hội tri thức

đã học, biết biến tri thức đó thành niềm tin và lý tưởng cao cả của mình, tức là vận dụng tri thức đó vào cải tạo thế giới hiện thực.

Bản chất của giáo dục thế giới quan duy vật biện chứng là quá trình tác động đồng bộ, tích cực, có định hướng, có kế hoạch vào ý thức của sinh viên, nâng cao khả năng nhận thức, mục tiêu cụ thể, xác định nào đó. Giáo dục thế giới quan duy vật biện chứng là một bộ phận của giáo dục xã hội nhằm phát triển con người toàn diện.

Con đường trực tiếp, năng động và sáng tạo nhất để hình thành thế giới quan khoa học và cách mạng cho sinh viên là con đường giáo dục. Mục tiêu của giáo dục không chỉ là cung cấp những tri thức về nội dung, đặc điểm, vai trò, ý nghĩa của thế giới quan duy vật biện chứng mà còn làm cho chúng thâm nhập vào cấu trúc nội tại của chủ thể - sinh viên và biến kiến thức khoa học mà sinh viên đã tiếp nhận thành giá trị, niềm tin, lý tưởng, lập trường thế giới quan tương ứng. Nhờ đó, sinh viên hình thành thế giới quan khoa học và cách mạng của chính mình, hình thành phương hướng tu dưỡng, rèn luyện thành những phẩm chất chính trị, đạo đức của chính sinh viên.

Việc giáo dục thế giới quan duy vật biện chứng phải được đảm bảo cả ba thành tố cấu trúc cơ bản của nó. Thứ nhất là hệ thống tri thức khoa học cơ bản, toàn diện, hiện đại và phương pháp tư duy biện chứng; thứ hai là hệ thống niềm tin vào chân lý, vào những giá trị xã hội nhân đạo; thứ ba là hình thành lý tưởng sống cao đẹp, tiến bộ và tính tích cực; sẵn sàng hành động vì lý tưởng đó.

Như vậy, trong nội dung, chương trình giáo dục thế giới quan duy vật biện chứng phải giáo dục những nguyên tắc cơ bản, những nguyên lý quy luật và các cặp phạm trù của phép biện chứng duy vật, để sinh viên nắm chắc thực chất tính cách mạng và tính khoa học của phép biện chứng duy vật và những biểu hiện sinh động, phong phú của chúng trong đời sống hiện thực, các nguyên lý quy luật phạm trù của triết học Mác-Lênin là hạt nhân của thế giới

quan duy vật biện chứng. Thế giới quan duy vật biện chứng là một thế giới quan duy vật hoàn chỉnh, vì vậy, cùng với giáo dục những tri thức triết học Mác-Lênin, cần phải giáo dục những tri thức của môn kinh tế chính trị Mác- Lênin và chủ nghĩa xã hội khoa học. Bởi vì, môn học kinh tế chính trị Mác- Lênin giúp cho sinh viên nhận thức hệ thống lý luận khoa học của Mác và Ăngghen về sự vận động của xã hội tư bản chủ nghĩa, thấy rõ được bản chất của giai cấp tư sản trong nền kinh tế tư bản chủ nghĩa là bóc lột giá trị thặng dư. Nhờ bóc lột giá trị thặng dư do giai cấp công nhân tạo ra, giai cấp tư sản đã đẩy mạnh phát triển kinh tế và bước vào cuộc cách mạng công nghệ làm tăng năng suất lao động, nhưng đồng thời cũng làm cho lực lượng sản xuất mang tính chất xã hội hóa ngày càng cao, mâu thuẫn với tính chất hẹp của chế độ chiếm hữu tư nhân, tư bản chủ nghĩa. Chủ nghĩa tư bản càng phát triển thì càng làm cho mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất càng gay gắt. Mâu thuẫn đó chỉ giải quyết triệt để khi cuộc cách mạng giành những tư liệu sản xuất chủ yếu vào tay xã hội quản lý, làm cho quan hệ sản xuất phù hợp với tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất. Người có sứ mệnh lịch sử thực hiện quá trình cách mạng đó là giai cấp công nhân, con đẻ của nền đại công nghiệp, đại diện cho lực lượng sản xuất và phương thức sản xuất tiên tiến của thời đại mới.

Trong thời đại hiện nay, chủ nghĩa tư bản toàn cầu hóa được coi là giai đoạn mới của chủ nghĩa tư bản độc quyền quốc tế, nó có những cách thức tồn tại và hình thức thống trị mới nhưng không thay đổi về bản chất. Bàn về cuộc khủng hoảng kinh tế- tài chính toàn cầu vừa xảy ra, tác giả Nguyễn Hoàng Giáp viết: “Việc bảo đảm cho người lao động có công ăn việc làm ổn định, yên tâm đối với cuộc sống tương lai theo thân phận người lao động của mình thì chủ nghĩa tư bản toàn cầu hóa không thể làm được. Nỗi lo lắng cho ngày mai trở thành nỗi lo lắng thường trực hơn, không chỉ đối với người lao động chân tay, mà cả đối với người lao động trí óc. Điều đó có liên quan đến đặc

điểm của khủng hoảng kinh tế, cái tất yếu kinh tế của chủ nghĩa tư bản” [15]. Như vậy, những biện pháp điều chỉnh của chủ nghĩa tư bản không làm thay đổi bản chất của nó. Tuy nhiên, xu hướng vận động khách quan của chủ nghĩa tư bản trong xu thế toàn cầu hóa tiếp tục chuẩn bị tiền đề không chỉ vật chất - kỹ thuật, mà cả những nhân tố hợp lý trong thiết chế chính trị, nhà nước cho chủ nghĩa xã hội. Trên góc nhìn này, xây dựng chủ nghĩa xã hội cũng chính là sự hiện thực hóa cái lô-gic phát triển của lực lượng sản xuất và nền văn minh mà nhân loại đạt được trong chủ nghĩa tư bản. Toàn bộ tình hình như đã nêu làm cho việc thay thế chế độ tư bản để mở đường cho sự phát triển xã hội trở thành vấn đề thời sự của lịch sử đương đại. Bước đi tùy thuộc hoàn cảnh cụ thể, nhưng đó là xu thế lịch sử không thể đảo ngược.

Môn chủ nghĩa xã hội khoa học là môn học mà hệ thống tri thức của nó dựa trên cơ sở triết học và kinh tế chính trị học Mác-Lênin, vừa bổ sung và hoàn tất các học thuyết ấy, làm cho chủ nghĩa Mác-Lênin mang tính hoàn chỉnh cân đối, làm cho thế giới quan duy vật biện chứng thực sự khoa học. Bởi vì, chủ nghĩa xã hội khoa học chứa đựng những nội dung tri thức khoa học đề cập đến các vấn đề cải tạo thế giới theo những quy luật khách quan của cách mạng xã hội chủ nghĩa. Chủ nghĩa xã hội khoa học làm rõ mục tiêu cuối cùng và con đường giải phóng xã hội, giải phóng con người, đồng thời luận giải một cách khoa học về lực lượng chủ đạo trong quá trình cách mạng, đó là giai cấp công nhân với sứ mệnh lịch sử của mình là xây dựng chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa công sản.

Chính vì vậy, ba môn học cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin mà đặc biệt là môn chủ nghĩa xã hội khoa học là cơ sở để tăng cường giáo dục lý tưởng cách mạng cho sinh viên ngày nay. Ngoài ra, cần phải giáo dục môn Lịch sử Đảng Cộng Sản Việt Nam và Tư tưởng Hồ Chí Minh đó là những môn học vận dụng lý luận chủ nghĩa Mác-Lênin vào thực tiễn cách mạng Việt Nam. Do đó, được trang bị kiến thức về Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, về tư

tưởng Hồ Chí Minh, sinh viên tự hào về lịch sử đấu tranh cách mạng, về sự nghiệp giải phóng dân tộc, về chủ nghĩa xã hội, về con người sẽ giúp cho họ củng cố và nâng cao niềm tin vào thắng lợi của sự nghiệp đối mới do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo, tin vào con đường xã hội chủ nghĩa mà Đảng, Bác Hồ và nhân dân ta đã lựa chọn. Đồng thời, cũng cần phải giáo dục cả những tri thức khoa học tự nhiên, xã hội bởi vì, những tri thức đó đã chứa đựng nội dung của thế giới quan khoa học và đã được khoa học tự nhiên và khoa học xã hội chứng minh tính đúng đắn của nó. Những kiến thức của khoa học tự nhiên và khoa học xã hội sẽ góp phần làm cho sự hiểu biết về thế giới quan duy vật biện chứng thêm sâu sắc. Việc giáo dục thế giới quan duy vật biện chứng đòi hỏi phải giáo dục cả về đường lối, chính sách của Đảng, các tư tưởng tiến bộ của nhân loại khác hợp thành một thế giới quan khoa học và cách mạng nhất.

Trong hệ thống giáo dục thế giới quan duy vật biện chứng, ngoài nội dung chương trình còn cần phải có phương pháp giáo dục, hình thức giáo dục, tiến trình thực hiện giáo dục và phải có cả những phương tiện vật chất kỹ thuật phục vụ cho công tác giáo dục, tạo ra hệ các điều kiện tốt phục vụ cho công tác giáo dục.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 1

Thế giới quan là toàn bộ những quan niệm của con người về thế giới, về bản thân con người, về cuộc sống và vị trí của con người trong thể giới đó.

Những quan niệm của con người về thế giới hiện thực đã xuất hiện từ xa xưa và được bổ sung trong từng điều kiện lịch sử cụ thể khác nhau, Như: Thời nguyên thủy, thế giới quan thần thoại là hinh thức đầu tiên của con người về thế giới, về bản thân con người lúc bấy giờ và cùng với nó đã xuất hiện thế giới quan tôn giáo

Khi triết học ra đời, thế giới quan triết học đã trở thành một khoa học hợp nhất của toàn bộ tri thức của nhân loại và ngày càng được bổ sung. Nó trở thành thế giới quan và phương pháp luận cho tất cả các lĩnh vực hoạt động xã

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Giáo dục thế giới quan duy vật biện chứng cho sinh viên các trường cao đẳng y tế tại Hà Nội hiện nay (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)