tại các trƣờng Cao đẳng Y tế tại Hà Nội hiện nay
2.2.1. Thái độ chính trị, lối sống của sinh viên ở các trường Cao đẳng Y tế tại Hà Nội hiện nay Y tế tại Hà Nội hiện nay
Thái độ chính trị của sinh viên được thể hiện qua thái độ, nhận thức của họ đối với nhiệm vụ học tập, rèn luyện. Sinh viên thể hiện sự nhận thức, thái độ chính trị tích cực là phải phát huy cao độ truyền thống hiếu học của dân tộc, luôn chủ động, tích cực, khắc phục khó khăn, chuyên cần và sáng tạo vươn lên trong học tập và rèn luyện để trở thành những tri thức trẻ có tư duy độc lập, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm trong lao động khoa học, trong công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân, mang hết sức mình ra để phục vụ đất nước, phục vụ nhân dân.
Hiện nay, ở Hà Nội có hai trường Cao đẳng Y tế, với khoảng hơn 3000 sinh viên hệ cao đẳng chính quy đang học tập. Qua khảo sát trên 400 sinh viên các trường Cao đẳng Y tế tại Hà Nội năm 2012, có thể thấy các kết quả như sau:
Khi được hỏi: Bạn quan tâm đến vấn đề gì nhiều nhất? Kết quả: vấn đề việc làm chiếm: 39%; giải trí chiếm: 14,7%; học tập chính khóa chiếm: 46,7%.
Khi được hỏi: Bạn đánh giá như thế nào về thái độ học tập các môn khoa học Mác-Lênin của sinh viên? Kết quả: Bình thường chiếm: 66,7%; nghiêm túc chiếm 24,3%; không nghiêm túc chiếm 2,33%; rất nghiêm túc chiếm 6,67%.
Kết quả trên cho thấy nhiều sinh viên đã có ý thức vươn lên nhằm lĩnh hội những tri thức toàn diện, họ đã không chỉ quan tâm đến những môn chuyên ngành mà cũng quan tâm đến cả các môn khoa học Mác-Lênin. Họ có ý thức, có sự định hướng về nghề nghiệp, việc làm sau khi ra trường. Nhiều sinh viên đã bắt đầu tìm hiểu sâu về những nội dung của các môn khoa học Mác-Lênin, về đường lối chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước.
Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn một bộ phận sinh viên chưa thấy được sự cần thiết phải học tập các môn khoa học Mác-Lênin. Theo tôi, một phần do đó là những môn học bắt buộc, mang tính chính trị, bên cạnh đó, sinh viên chưa thấy được vai trò chi phối của lý luận Mác-Lênin đối với tư duy khoa học, chưa thấy được rằng sự yếu kém của nhận thức lý luận sẽ dẫn đến hạn chế khả năng phát triển toàn diện. Xuất phát từ tinh thần học tập như vậy, nên họ không chuẩn bị bài trước khi nên lớp, trong giờ học thì không tập trung nghe giảng, không tham gia phát biểu xây dựng bài, thái độ học tập này cũng ảnh hưởng không nhỏ đến tâm lý của giảng viên, gây ức chế, làm giảm sự nhiệt huyết và khả năng sáng tạo của người giảng viên.
Qua đó cũng thấy rằng một bộ phận không nhỏ các bạn sinh viên ở các trường Cao đẳng Y tế tại Hà Nội hiện nay chưa hoàn toàn yên tâm với việc học tập, rèn luyện bởi họ còn rất lo lắng cho vấn đề việc làm sau khi ra trường.
Về lối sống của sinh viên được biểu hiện trong sinh hoạt hàng ngày, qua tìm hiểu cho thấy, phần lớn là họ có lối sống tích cực, không ngừng học tập mở mang kiến thức, rèn luyện hoàn thiện nhân cách, trở thành người có ích, xác định lý tưởng, mục đích sống đúng đắn. Thể hiện ở kết quả học tập và rèn luyện của sinh viên (xem phụ lục ). Bên cạnh đó, còn tồn tại một bộ phận sinh viên sống ngại khó khăn, thiếu định hướng, thiếu lý tưởng, thực dụng.
2.2.2. Các môn khoa học Mác-Lênin với việc giáo dục thế giới quan duy vật biện chứng cho sinh viên các trường Cao đẳng Y tế tại Hà Nội duy vật biện chứng cho sinh viên các trường Cao đẳng Y tế tại Hà Nội
Trong các trường Cao đẳng Y tế tại Hà Nội hiện nay, việc giáo dục thế giới quan duy vật biện chứng cho sinh viên được thực hiện chủ yếu là thông qua các môn khoa học Mác-Lênin. Bên cạnh đó, cũng có sự tham gia của các môn khoa học khác, vì, các nhà khoa học khi trình bày những nội dung khoa học họ đã đứng trên lập trường thế giới quan duy vật biện chứng. Do đó, các môn khoa học khác cũng góp phần giáo dục thế giới quan duy vật biện chứng cho sinh viên. Tuy vậy, luận văn này tập trung nghiên cứu thực trạng của việc giáo dục thế giới quan duy vật biện chứng cho sinh viên các trường Cao đẳng Y tế tại Hà Nội thông qua việc giảng dạy và học tập các môn khoa học Mác-Lênin.
* Về nội dung chương trình
Trong công cuộc xây dựng và đổi mới đất nước, việc giảng dạy các môn khoa học Mác-Lênin là một trong những nhiệm vụ quan trọng. Vì vậy, các môn khoa học Mác-Lênin cũng thường xuyên có sự thay đổi bổ sung để bắt kịp với sự thay đổi của thực tiễn. Theo Quyết định số 52/2008/QĐ- BGDĐT ngày 18/9/2008 gần đây nhất của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo dành cho trình độ đại học, cao đẳng dùng cho sinh viên khối không chuyên ngành Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, chương trình các môn lý luận chính trị đã được rút gắn từ 5 môn còn 3 môn gồm các môn học sau: Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin; Tư tưởng Hồ Chí Minh; Đường lối cách mạng của Đảng Cộng Sản Việt Nam.
Trên cơ sở bộ giáo trình chuẩn của Hội đồng Lý luận Trung ương, Bộ Giáo dục - Đào tạo đã tổ chức biên soạn bộ giáo trình các môn khoa học Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh dùng cho các trường Đại học, Cao đẳng trong cả nước, đi kèm với mỗi cuốn giáo trình là một đề cương chi tiết. Trong đó Bộ Giáo dục - Đào tạo yêu cầu các giảng viên các môn khoa học Mác-Lênin phải thực hiện giảng dạy lý thuyết 2/3 số tiết và dành 1/3 cho thời gian thảo luận cho sinh viên trong tổng số tiết quy định của từng môn học và coi đây là yêu cầu bắt buộc đối với việc giảng dạy và học tập các môn khoa học Mác-Lênin.
Như vậy, kết cấu môn học thành 3 môn và giảng theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục - Đào tạo như trên cho sinh viên không chuyên cho thấy, nó cũng có những ưu điểm và hạn chế sau:
Ưu điểm:
Chương trình mới cho phép khắc phục được sự trùng lặp giữa các môn học, cấp học, và tạo khả năng tinh lọc kiến thức, giảm tải được thời lượng học tập của sinh viên khối không chuyên Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Với sinh viên các trường Cao đẳng y tế thì đây là ưu điểm lớn, bởi ngoài giờ học trên lớp, họ phải thực tập tại bệnh viện, tối phải trực sáng hôm sau lại phải đi học ngay. Vì vậy, việc giảm tải này giúp các em có điều kiện tăng cường học chuyên ngành mà vẫn đảm bảo đạt được mục tiêu học tập lý luận chính trị trong nhà trường.
Việc kết cấu lại hệ thống môn học là cơ hội giúp chúng ta rà soát nội dung lý luận, loại bỏ những nội dung đã lạc hậu, bổ sung những thành tựu lý luận mới.
Chương trình này cho phép phân định rõ các quan điểm chân thực của các nhà kinh điển với các quan điểm do các thế hệ sau bổ sung, phát triển, trong đó có cả những sự bổ sung, phát triển sai lệch, từ đó, hạn chế
được sự hiểu sai , hiểu lầm, thổi phồng, ngộ nhận, sự xuyên tạc, bóp méo chủ nghĩa Mác-Lênin.
Chương trình mới tạo điều kiện thuận lợi hơn cho việc trình bày chủ nghĩa Mác-Lênin theo một lôgic thống nhất, chặt chẽ.
Chương trình mới làm nổi bật hơn đặc điểm và vai trò của tư tưởng Hồ Chí Minh đối với Việt Nam.
Đường lối của Đảng được trình bày thành hệ thống tương đối độc lập theo trật tự lôgíc chặt chẽ, toàn diện, thống nhất giữa quá khứ và hiện tại. Đây là khối kiến thức cực kỳ quan trọng đối với sinh viên, nhất là cho tương lai sau khi ra trường, khắc phục tình trạng “mù” về đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước của sinh viên.
Hạn chế:
Nội dung kiến thức của ba môn học trước đây bị “dồn nén” vào một môn học nên rất khó tránh được sự nặng nề, khiên cưỡng, mất cân đối so với các môn học khác. Trong khi cắt bỏ nội dung này hay nội dung khác để khắc phục sự trùng lặp, chắc chắn sẽ bỏ mất một số nhân tố có giá trị... Hơn nữa, chương trình và giáo trình chưa thực sự bám sát từng đối tượng người học; trong các giáo trình vẫn còn nặng nêu các quan điểm chính trị, hàm lượng khoa học chưa cao, chủ yếu là yêu cầu sinh viên thừa nhận một cách xuôi chiều; tính phê phán chiến đấu còn thấp. Trích kinh điển còn mang tính tầm chương trích cú mà chưa làm rõ ý nghĩa, giá trị của từng luận điểm đối với thực tiễn Việt Nam. Do đó, các vấn đề lý luận và thực tiễn còn chưa có sự thống nhất, lý luận chưa có sự thuyết phục cao đối với người học, chưa gây được cảm xúc tình cảm đối với môn học, bởi vấn đề thực tiễn cuộc sống đang đặt ra chưa được giải quyết; nội dung giữa các cuốn giáo trình vẫn còn có nhiều chỗ trùng lặp nên gây cho người học sự nhàm chán.
* Về đội ngũ giảng viên
Cơ cấu giảng viên, số lượng, chất lượng giảng viên đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả giảng dạy nói chung và giáo dục thế giới quan duy vật biện chứng nói riêng. Hiện nay, số lượng, chất lượng đội ngũ giảng viên ở các trường Cao đẳng Y tế Hà Nội còn nhiều hạn chế.
Về số lượng: theo điều tra đến đầu năm học 2012 - 2013 các trường Cao đẳng Y tế tại Hà Nội có 10 giảng viên giảng dạy các môn khoa học Mác- Lênin, số lượng của các trường nhìn chung chưa đảm bảo cho việc giảng dạy, với số lượng sinh viên lớn, trong đó có giảng viên vẫn phải kiêm nhiệm ở các phòng ban, vì vậy, hàng năm hầu hết giảng viên đều dạy vượt giờ chuẩn, trung bình mỗi người giảng hơn 1000 giờ/năm, gấp ba lần so với số giờ tiêu chuẩn, cho thấy sự thiếu hụt về giảng viên ở các môn khoa học Mác-Lênin.
Về trình độ: nhìn chung đội ngũ giảng viên của các trường cao đẳng y tế tại Hà Nội có trình độ cử nhân vẫn chiếm tỉ lệ cao, chỉ có 03 thạc sĩ, và 07 cử nhân. Tuy nhiên nhận thức được trách nhiệm của bản thân trong công cuộc trồng người và được sự quan tâm của Đảng ủy, Ban giám hiệu nhà trường, trong những năm gần đây đội ngũ giảng viên Mác-Lênin đã và đang nỗ lực phấn đấu, học tập, rèn luyện để nâng cao trình độ chuyên môn, số lượng giảng viên đi học cao học đang ngày càng tăng để ngày càng đáp ứng yêu cầu nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy các môn khoa học Mác-Lênin trong nhà trường.
* Về phương pháp giảng dạy
Phương pháp là một trong những yếu tố quan trọng và ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng đào tạo. Một phương pháp giảng dạy khoa học, phù hợp sẽ tạo điều kiện để giáo viên, và người học phát huy hết khả năng của mình trong việc truyền đạt, lĩnh hội kiến thức và phát triển tư duy. Một phương pháp giảng dạy khoa học sẽ làm thay đổi vai trò của người thầy đồng thời tạo nên sự hứng thú, say mê và sáng tạo của người học. Vì vậy, phương pháp dạy
học càng hiện đại, càng phù hợp với đối tượng và môn học bao nhiêu thì kết quả, chất lượng của quá trình dạy học càng cao bấy nhiêu. Khi xác định được mục tiêu, xây dựng xong nội dung chương trình thì phương pháp dạy học sẽ quyết định chất lượng của quá trình đào tạo. Chính vì vậy các nước có nền giáo dục tiên tiến thường xuyên tìm cách đổi mới phương pháp dạy học theo hướng hiện đại, thiết thực, hiệu quả.
Hiện nay, các trường Cao đẳng Y tế tại Hà Nội đang giảng dạy các môn khoa học Mác-Lênin với nhiều phương pháp khác nhau, tuy nhiên phương pháp chủ đạo vẫn là thuyết trình, trong quá trình giảng thì có sử dụng phương tiện khoa học kỹ thuật hỗ trợ, đó là 100% giảng viên sử dụng Powerpoint trong thiết kế bài giảng, nếu so sánh với phương pháp dạy học truyền thống trước đây thì rõ ràng việc sử dụng máy vi tính trong quá trình giảng dạy cũng đem lại những lợi ích nhất định như: tiện ích, tạo ra được nhiều hiệu ứng sinh động và trực quan giúp cho bài giảng trở nên rất sinh động. Nhưng nó cũng có những hạn chế nhất định, và nếu như không khéo sử dụng thì nó cũng không thể được gọi là đổi mới phương pháp giảng dạy, bởi thay vì trước đây sử dụng bảng phấn thì nay sinh viên quan sát trên Powerpoint.
Một trong những hoạt động hỗ trợ cho việc mở rộng kiến thức bắt buộc mà giảng viên phải áp dụng đối với sinh viên hiện nay, đấy là phải có những buổi Xêmina - thảo luận, và nó cũng đang được áp dụng trong các trường Cao đẳng y tế tại Hà Nội hiện nay. Trong quá trình thảo luận cũng đòi hỏi phải có các cách thức phương pháp tiến hành phù hợp thì mới đem lại cho sinh viên những cảm giác hứng thú trong việc tìm tòi tri thức.
Hiện nay, theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, thời gian thảo luận và tự học của sinh viên chiếm số lượng không nhiều chỉ 30% trong tổng số thời lượng của chương trình. Trong khi đó, hoạt động xêmina có một ý nghĩa quan trọng bởi nó cho người học thấy rằng, học không có nghĩa là “nhồi nhét” kiến thức mà còn cần được bàn luận, trao đổi, để tiếp thu, thừa nhận chân lý trên cơ
sở chủ động, không áp đặt. Thời gian thảo luận và tự học có ý nghĩa như một thời gian “mở”, dành cho sinh viên chỉ ra những vấn đề còn băn khoăn, vướng mắc trong nội dung kiến thức, về thực tiễn cuộc sống. Nhờ hoạt động xêmina mà sinh viên thấy được vai trò của những môn khoa học Mác-Lênin trong hoạt động thực tiễn của con người. Từ đó, hiểu hơn về tầm quan trọng của việc nhận thức thế giới quan duy vật biện chứng, đặc biệt là với môn Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin, bởi đây là môn học cần sự bàn luận hơn bất cứ một môn khoa học nào, vì đây là những tri thức cơ bản về thế giới, có tính khái quát và trừu tượng cao. Bàn luận, lật đi lật lại vấn đề để đi tới khẳng định chân lý mới tạo được niềm tin vào chân lý đó.
Quan khảo sát sinh viên tại các Trường Cao đẳng Y tế tại Hà Nội về thời gian thảo luận của các môn khoa học Mác-Lênin cho thấy, chỉ 25% sinh viên cho rằng giờ Xêmina của các môn học này hấp dẫn, 60,7% cho rằng bình thường, còn 14,3% cho rằng không hấp dẫn. Như vậy, có thể khẳng định, hiện nay ở các trường Cao đẳng y tế tại Hà Nội việc tổ chức xêmina của các môn học này chưa gây được hứng thú cho phần lớn sinh viên. Chủ đề thảo luận mà giảng viên đưa ra chưa hấp dẫn, mới mẻ, mang tính “có vấn đề” mà phần lớn sinh viên quan tâm. Trước khi thảo luận giảng viên cũng chưa giới thiệu một cách cụ thể các tài liệu có liên quan đến nội dung cần thảo luận cho sinh viên tham khảo để có được kiến thức sâu rộng hơn kiến thức được trang bị trong sách giáo khoa. Qua khảo sát có thể thấy rằng vấn đề thảo luận thường là được lặp lại nội dung kiến thức trong sách giáo khoa, vì thế hoạt động thảo luận đôi khi trở thành thời gian ôn tập kiến thức, chưa mở rộng vấn đề, những