Đầu tư trang thiết bị và các phương tiện vật chất phục vụ cho

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Giáo dục thế giới quan duy vật biện chứng cho sinh viên các trường cao đẳng y tế tại Hà Nội hiện nay (Trang 79 - 85)

3.2. Những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng trong việc giáo dục thế

3.2.3. Đầu tư trang thiết bị và các phương tiện vật chất phục vụ cho

việc đổi mới nội dung và phương pháp giảng dạy

Trong giai đoạn hiện nay, để đáp ứng được mục tiêu giáo dục đào tạo thì không thể không thực hiện đổi mới nội dung, phương pháp giảng dạy, mà muốn thực hiện được điều này thì không thể không đầu tư trang thiết bị và các phương tiện vật chất khác để phục vụ cho quá trình này. Vẫn biết rằng, hiện nay các trường Cao đẳng y tế tại Hà Nội còn nhiều khó khăn, nhưng muốn thực hiện đổi mới nội dung và phương pháp giảng dạy các môn khoa học Mác-Lênin để nâng cao hiệu quả giáo dục thế giới quan duy vật biện chứng cho sinh viên thì nhất thiết phải đầu tư cơ sở vật chất đầy đủ, hiện đại, thuận tiện. Để đảm bảo được những yêu cầu trên thì trước hết cần phải quan tâm

Thứ nhất, cần phải trang bị thêm phòng học, để khắc phục tình trạng

thiếu phòng học phải học ghép, và các phương tiện kỹ thuật hiện đại phục vụ cho quá trình dạy và học như: máy vi tính, đèn chiếu, video... để tạo điều kiện học tập và giảng dạy tốt nhất cho sinh viên và giảng viên.

Thứ hai, nhà trường phải chú trọng đến đầu tư kinh phí cho thư viện, để

tối thiểu mỗi sinh viên phải có một bộ giáo trình các môn khoa học Mác- Lênin. Ngoài ra còn phải có đầy đủ các tài liệu tham khảo phục vụ cho môn học như tạp chí lý luận, tạp chí chuyên ngành... tiến tới xây dựng thư viện điện tử, để sinh viên có thể tìm kiếm thông tin trên internet.

Mặt khác, khi đã có được cơ sở vật chất tốt thì chúng ta cần phải đặc biệt quan tâm đến việc đổi mới phương pháp giảng dạy, bởi nó đóng vai trò quyết định cho sự thành công của môn học, vì vậy để việc đổi mới phương pháp giảng dạy đạt hiệu quả cao nhất thì cần phải tập trung vào những vấn đề sau:

Một là, khi đổi mới phương pháp giảng dạy tất yếu phải quán triệt yêu

cầu phát huy tính tích cực, độc lập, sáng tạo của người học. Phát huy tính tích cực, độc lập, sáng tạo của người học là tạo mọi điều kiện để cho người học phát triển trí tuệ, trí thông minh của mình. Muốn vậy cần chuyển giảng dạy theo hướng lấy người học là trung tâm, còn giảng viên đóng vai trò là người tổ chức quá trình dạy học. Đặt người học ở trung tâm của hệ thống giáo dục là làm cho người học tự hiểu mình hơn, hiểu môi trường giáo dục và môi trường lao động và có khả năng tự lựa chọn. Dạy học lấy người học làm trung tâm nhằm mục đích tích cực hoá quá trình dạy học, phát huy cao độ tính tích cực, độc lập, sáng tạo của người học, nhằm mục đích bồi dưỡng năng lực tự lực, năng lực tư duy sáng tạo, năng lực biết đặt và giải quyết vấn đề. Phát huy tính tích cực, độc lập, sáng tạo của người học có tác dụng khơi dậy, phát huy tiềm năng trí tuệ của con người nói chung, tiềm năng sinh viên nói riêng là vô cùng, vô tận và hết sức đa dạng, phong phú. Vì thế, cần biết cách khai thác, bồi dưỡng, rèn luyện, phát triển nó. Để phát huy tính tích cực, độc lập, sáng tạo của người học, giảng viên phải chịu khó tìm tòi suy nghĩ, biết đặt ra những

câu hỏi hấp dẫn, tạo ra những tình huống có vấn đề và một không khí học tập sôi nổi, cuốn hút, thoải mái. Giảng viên cần tạo dựng cho sinh viên sự say mê, lòng ham học và phương pháp tự học, tự nghiên cứu. Cần dạy cho sinh viên không chỉ kiến thức mà cả phương pháp học tập mà trong đó cốt lõi là phương pháp tự học. Mục đích dạy học không chỉ là truyền thụ kiến thức mà điều quan trọng hơn là rèn luyện cho người học cách học, cách tổ chức và thực hiện quá trình học tập một cách có hiệu quả nhất.

Nhằm giáo dục thế giới quan duy vật biện chứng cho sinh viên, trong quá trình giảng dạy các môn khoa học Mác-Lênin, giảng viên nhất thiết phải rèn luyện cho họ năng lực vận dụng phương pháp luận. Ở đây, cách thức hoạt động của giảng viên không những nhằm truyền thụ kiến thức cơ bản cho sinh viên, mà còn phải làm cho người học có thể vận dụng được những kiến thức đó vào quá trình học tập, nghiên cứu chuyên ngành và lý giải những vấn đề của thực tiễn. Muốn vậy trong quá trình giảng dạy giảng viên cần vận dụng linh hoạt, sáng tạo các phương pháp dạy học như: thuyết trình, nêu vấn đề, giảng giải, lấy ví dụ chứng minh, thảo luận nhóm… kết hợp với sử dụng các phương tiện hiện đại hỗ trợ dạy học để hấp dẫn sinh viên.

Hai là, đổi mới phương pháp thảo luận. Thảo luận là hình thức cơ bản,

hết sức thiết thực đối với sinh viên và nếu giảng viên có được phương pháp tốt sẽ phát huy được hiệu quả trong việc giáo dục thế giới quan duy vật biện chứng cho sinh viên. Vì vậy, giảng viên các môn khoa học Mác-Lênin cần chú trọng đổi mới nội dung, cũng như cách thức thảo luận. Để có được giờ thảo luận thực sự mang lại hiệu quả, cần phải làm tốt các khâu, các bước tiến hành như chuẩn bị đề cương và tổ chức thảo luận.

Chuẩn bị đề cương thảo luận là khâu rất quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng giờ thảo luận vì chính khâu này buộc người học phải nghiên cứu và xử lý tài liệu, vận dụng tổng hợp những tri thức để trình bày, phân tích, luận chứng các vấn đề nêu ra. Do đó, các vấn đề người học chuẩn bị cho giờ thảo luận phải là những vấn đề mà họ cảm thấy khó, còn băn

khoăn, gây nhiều tranh cãi, đồng thời có tác dụng củng cố, mở rộng kiến thức và rèn luyện năng lực vận dụng các nguyên lý, phạm trù, quy luật để giải quyết các vấn đề nhận thức và thực tiễn. Giảng viên cần hướng dẫn, giúp đỡ và thường xuyên kiểm tra, giám sát việc chuẩn bị đề cương của sinh viên; phân bổ thời gian hợp lý và giới thiệu cho người học những tài liệu cần thiết phục vụ cho các chủ đề thảo luận.

Tổ chức thảo luận trên lớp là khâu có tính chất quyết định đối với chất lượng, hiệu quả thảo luận. Để làm tốt khâu này, trước hết phải làm tốt việc tổ chức lớp học, chia thành các nhóm nhỏ và cử ra một nhóm trưởng để duy trì thảo luận, đồng thời ghi lại, tổng hợp lại những ý kiến của các thành viên trong nhóm.

Trong giờ thảo luận, giảng viên chỉ là người tổ chức, hướng dẫn, còn sinh viên là người trình bày, tranh luận vấn đề, do đó, lời dẫn vào đề của giảng viên yêu cầu phải ngắn gọn, rõ ràng, làm nổi bật trọng tâm. Để không khí buổi thảo luận trở nên sôi nổi, lôi cuốn mọi người tham gia, cần có những sinh viên mở đầu và tạo ra những tình huống có vấn đề. Người thầy giỏi là phải biết đặt ra những câu hỏi, tạo ra những tình huống buộc mọi người phải tham gia, phải suy nghĩ, tìm tòi. Trong quá trình thảo luận, giảng viên phải theo dõi các ý kiến của sinh viên để nắm được quan niệm đúng, sai của họ và để tránh tình trạng đi xa, chệch các vấn đề cần thảo luận. Cần phát hiện và uốn nắn kịp thời cách tiếp cận vấn đề mang tính máy móc, phiến diện, giáo điều… của sinh viên.

Kết thúc buổi thảo luận, ngoài việc tổng kết những ý kiến xung quanh chủ đề thảo luận, giảng viên còn phải giải đáp những khúc mắc của sinh viên, đồng thời gợi mở vấn đề để sinh viên tiếp tục nghiên cứu.

Để có được những buổi thảo luận thực sự có hiệu quả, đòi hỏi thầy và trò phải nỗ lực cao, phải đầu tư nhiều thời gian và công sức. Người thầy phải thật sự tâm huyết với nghề, thường xuyên học hỏi kinh nghiệm, làm chủ kiến thức và có phương pháp sư phạm tốt.

Ba là, đổi mới cách thức đánh giá kết quả học tập của sinh viên. Đánh

giá kết quả học tập là khâu quan trọng trong hoạt động giảng dạy, ảnh hưởng trực tiếp đến thái độ và phương pháp học tập của sinh viên, từ đó ảnh hưởng đến việc thực hiện hiện mục tiêu, yêu cầu giảng dạy. Đổi mới cách thức đánh giá kết quả học tập của sinh viên cần hướng tới phát huy tính tích cực, độc lập, sáng tạo của người học. Phương thức đánh giá kết quả nhằm thực hiện yêu cầu: giúp người học vừa củng cố, vừa mở rộng kiến thức; điều chỉnh kịp thời những nhận thức sai lầm, đặc biệt là cách tư duy máy móc, rập khuôn, phiến diện… Thông qua đánh giá kết quả học tập của sinh viên, rèn cho họ năng lực vận dụng lý luận, phương pháp luận biện chứng duy vật để học tập, nghiên cứu chuyên ngành và phân tích các vấn đề thực tiễn.

Hình thức thi có thể là thi tự luận, vấn đáp, hoặc kết hợp hình thức tự luận với trắc nghiệm (theo hướng kết cấu của một đề thi cần phải có 60% phần tự luận và 40% phần trắc nghiệm), đặc biệt tăng cường cho sinh viên viết tiểu luận.

Các khâu này có mối quan hệ biện chứng với nhau. Do đó, trong quá trình đổi mới phương pháp giảng dạy các môn khoa học Mác-Lênin chúng ta phải thực hiện một cách đồng bộ, thống nhất. Đặc biệt muốn đổi mới có hiệu quả các trường phải đầu tư cơ sở vật chất cần thiết đáp ứng yêu phương pháp giảng dạy hiện đại này.

Ngoài ra trong quá trình giảng dạy các môn khoa học Mác-Lênin chúng ta phải kết hợp học chính khoá trên lớp với các hình thức ngoại khoá, giúp cho sinh viên kiểm chứng những nguyên lý của chủ nghĩa Mác-Lênin trong thực tiễn qua đây củng cố những kiến thức đã học.

Tuy nhiên, để phát huy hết vai trò của các yếu tố trên thì không thể không kể đến đội ngũ giảng viên. Như chúng ta đã biết cán bộ giảng dạy ở các trường Cao đẳng y tế tại Hà Nội nói chung và cán bộ giảng dạy các môn Khoa học Mác-Lênin nói riêng có vai trò vô cùng quan trọng trong sự nghiệp giáo dục - đào tạo của nhà trường. Do đó, muốn nâng cao chất lượng đào tạo

thì một trong những yếu tố có tính quyết định là đội ngũ giảng viên phải có phẩm chất, trình độ, năng lực và phương pháp tốt. Đặc biệt, trong thời đại bùng nổ thông tin, khoa học và công nghệ phát triển mạnh mẽ, nền kinh tế tri thức lan tỏa rộng khắp toàn cầu thì công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ giảng dạy cần được tiến hành thường xuyên, liên tục. Thực tế cho thấy trong giai đoạn hiện nay để giảng dạy các môn khoa học Mác-Lênin gắn với giáo dục thế giới quan duy vật biện chứng cho sinh viên đạt hiệu quả cao, giảng viên các môn khoa học Mác-Lênin phải đạt được những yêu cầu sau: Phải là người có kiến thức rộng, chuyên môn giỏi, phải nắm vững các phương pháp giảng dạy, có hiểu biết thực tiễn sinh động, có kỹ năng sư phạm, có trình độ giác ngộ lý luận chính trị, phải là người mẫu mực về tư cách, phẩm chất đạo đức.

Để có được đội ngũ giảng viên các môn khoa học Mác-Lênin đáp ứng được những yêu cầu trên thì cần phải có các biện pháp như:

Tạo điều kiện thuận lợi để đội ngũ giảng viên các môn khoa học Mác- Lênin được đi học cao học, nghiên cứu sinh trong và ngoài nước.

Bộ môn sắp xếp lịch sao cho việc thảo luận chuyên đề, trao đổi kinh nghiệm giảng dạy được diễn ra thường xuyên.

Tiếp tục bồi dưỡng cho đội ngũ giảng viên phương pháp sư phạm tốt, khẳ năng truyền thụ hấp dẫn, lôgíc... giúp sinh viên nắm chắc kiến thức qua đó mà thế giới quan duy vật biện chứng của họ ngày càng được củng cố và nâng cao.

Cần tạo điều kiện cho giảng viên đi thực tế 10 ngày/ năm học. Đây là một yêu cầu cần thiết để đảm bảo nguyên tắc thống nhất giữa lý luận với thực tiễn mà mỗi một giảng viên Mác-Lênin cần có.

Cần phải đảm bảo số lượng biên chế giảng viên cho từng môn học để giảng viên được đào tạo chuyên ngành nào thì giảng dạy đúng chuyên ngành ấy nhằm khắc phục tình trạng giảng viên phải dạy nhiều môn, dạy vượt giờ quá nhiều so với quy định, tạo điều kiện cho giảng viên có thời gian nghiên

cứu khoa học, chuẩn bị bài giảng phong phú hơn, bổ sung những kiến thức cập nhật cho sinh viên, nâng cao trình độ chuyên môn của giảng viên.

Tạo điều kiện để cán bộ trẻ đi đầu trong việc nâng cao trình độ ngoại ngữ, tin học nhằm sử dụng tốt hệ thống máy tính, mạng internet, chủ động cho việc giáo dục trong môi trường hiện đại hóa.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Giáo dục thế giới quan duy vật biện chứng cho sinh viên các trường cao đẳng y tế tại Hà Nội hiện nay (Trang 79 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)