2.3. Những vấn đề được đặt ra trong việc giáo dục thế giới quan duy vật
2.3.4. Sự quá tải của nhu cầu thực tập, thực tế cao của sinh viên tại các
các Bệnh viện và cơ sở y tế ở Hà Nội hiện nay và ảnh hưởng của nó đến việc giáo dục thế giới quan duy vật biện chứng cho sinh viên
Nghề y là nghề liên quan đến mạng sống của con người, vì vậy, đòi hỏi sinh viên phải nhuần nhuyễn các kỹ năng trước khi bắt tay vào thực tế. Quá trình học tập tại trường Cao đẳng Y tế Hà Nội là 3 năm, thì thời gian đi thực tập của sinh viên chiếm khoảng 2/3. Ở bệnh viện, sinh viên không chỉ được thực tập về tay nghề, về chuyên môn mà qua đó họ cũng được giáo dục, rèn luyện y đức, dần dần hoàn thiện quá trình giáo dục thế giới quan duy vật biện chứng. Nhưng một thực tế hiện nay, các bệnh viện không chỉ quá tải về bệnh nhân mà còn quá tải cả sinh viên thực tập, dẫn đến việc đi thực tập lâm sàng của sinh viên gặp nhiều khó khăn, kéo theo sự khó khăn của việc giáo dục thế giới quan duy vật biện chứng.
Thực tế, theo khảo sát ở một số bệnh viện mà sinh viên các trường Cao đẳng Y tế tại Hà Nội thực tập cho thấy, như tại các khoa phòng Bệnh viện Nhi
Trung ương thì mỗi phòng có đến chục sinh viên, thậm chí còn kín cả cửa phòng và tràn ngoài hành lang, nhiều sinh viên không biết phải làm việc gì. Và hiện tượng này cũng dễ dàng thấy được ở một số bệnh viện khác ở Hà Nội như: Bệnh viện Xanhphôn, Đống Đa, Việt Đức, Thanh Nhàn, Viện E...
Bởi ở các bệnh viện trên địa bàn Hà Nội hiện nay không chỉ có sinh viên trường các Cao đẳng Y tế tại Hà Nội, mà sinh viên trường Đại học Y, các trường trung cấp khác nữa cũng có rất nhiều. Tình trạng này dẫn đến kết quả là sinh viên đông, thầy không thể theo sát hết, không thể bắt tay chỉ việc mà chỉ giảng chung, nên mạnh ai nấy nghe, sinh viên nào chăm chỉ, có ý thức thì sẽ học nhanh, còn không thì chỉ có nghe câu được câu mất.
Vì vậy, nhiều sinh viên mong muốn rằng có nhiều cơ sở để thực hành hơn, đặc biệt là giảm tải số lượng sinh viên cùng thực tập tại một khoa, về phía bệnh viện nên tạo điều kiện tốt nhất cho sinh viên học hỏi kinh nghiệm trước khi ra ngoài làm nghề. Một sinh viên tâm sự: “Tôi hy vọng có thêm thời gian để thực tập bởi thực tế và lý thuyết khác xa nhau, còn quá nhiều thứ để học hỏi, rèn luyện”.
Với những sinh viên mà họ được thực tập thực sự, thì qua đó họ cũng cho thấy có những trải nghiệm rất quý giá, một sinh viên chia sẻ: “chúng em còn trẻ đã phải chứng kiến bệnh nhân, người thân đau đớn, vật vã giữa sự sống và cái chết mới hiểu hết giá trị cuộc sống. Vì thế, ai cũng cảm thấy vui khi người bệnh qua cơn nguy kịch, cũng đau đớn khi bất lực nhìn bệnh nhân ra đi. Qua đợt thực tập, em thêm yêu cuộc sống và những người xung quanh”.
Như vậy, với sinh viên trường y nói chung và sinh viên các trường Cao đẳng Y tế Hà Nội nói riêng quá trình thực tập tại bệnh viện đóng vai trò đặc biệt quan trọng. Nếu như quá trình đó được thực hiện đúng, nghiêm túc thì nó thực sự đem lại hiệu quả cao không những cho việc đào tạo tay nghề, mà còn giáo dục được cả y đức, từ đó đạt được mục tiêu giáo dục là đào tạo ra những con người toàn diện vừa “hồng”, vừa “chuyên”. Góp phần rất lớn trong quá
trình giáo dục thế giới quan duy vật biện chứng trong nhà trường. Nhưng, ngược lại nếu quá trình đó diễn ra chỉ là “cưỡi ngựa xem hoa” do tình trạng quá tải về số lượng sinh viên thực tập tại các bệnh viện ở Hà Nội hiện nay thì thật đáng lo ngại, sinh viên không thể rèn luyện kỹ năng, khó học hỏi được y đức, ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình giáo dục thế giới quan duy vật biện chứng trong nhà trường. Đây thực sự là nỗi lo của ngành Y tế và của toàn xã hội.
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2
Thế giới quan duy vật biện chứng có vai trò to lớn trong việc hình thành nhân cách mỗi cá nhân. Nó không tự nhiên mà có, mà phải thông qua quá trình giáo dục, rèn luyện, tu dưỡng của bản thân mỗi cá nhân. Do đó, để đạt được mục tiêu trên phải có những quan điểm chung và giải pháp đúng đắn nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục nói chung, giáo dục thế giới quan duy vật biện chứng nói riêng.
Vấn đề đặt ra hiện nay là các trường cần phải có những quan điểm chung và giải pháp hữu hiệu để giáo dục, qua đó hình thành cho sinh viên không chỉ kiến thức, kỹ năng mà cả những phẩm chất y đức cần phải có. Bởi lẽ, bên cạnh những sinh viên có hoài bão, niềm tin, lý tưởng, có ý chí vì ngày mai lập thân, lập nghiệp; do những đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi chưa có nhiều kinh nghiệm trong cuộc sống, hay nản chí khi gặp khó khăn, dễ bị các phần tử xấu trong xã hội lôi kéo, mua chuộc, thực hiện những hành vi không lành mạnh, một số ít sinh viên chưa thể hiện hết sự quyết tâm phấn đấu trong học tập và rèn luyện.
Với việc phân tích thực trạng và những vấn đề đặt ra của việc giáo dục thế giới quan duy vật biện chứng tại các trường Cao đẳng Y tế ở Hà Nội như tác giả đã trình bày ở trên, đòi hỏi phải có những quan điểm chung và giải pháp cụ thể để hoàn thiện mục tiêu giáo dục trong nhà trường nói chung và giáo dục thế giới quan duy vật biện chứng nói riêng.
Chƣơng 3
QUAN ĐIỂM CHUNG VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG TRONG VIỆC GIÁO DỤC THẾ GIỚI QUAN DUY VẬT BIỆN CHỨNG TẠI CÁC TRƢỜNG CAO ĐẲNG Y TẾ HÀ NỘI HIỆN NAY