Bất cập giữa việc giáo dục thế giới quan duy vật biện chứng vớ

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Giáo dục thế giới quan duy vật biện chứng cho sinh viên các trường cao đẳng y tế tại Hà Nội hiện nay (Trang 63 - 65)

2.3. Những vấn đề được đặt ra trong việc giáo dục thế giới quan duy vật

2.3.3. Bất cập giữa việc giáo dục thế giới quan duy vật biện chứng vớ

việc tự giáo dục của sinh viên trường Cao đẳng Y tế tại Hà Nội hiện nay

Giáo dục là quá trình được tổ chức có ý thức, hướng tới mục đích khơi gợi hoặc biến đổi nhận thức, năng lực, tình cảm, thái độ của người dạy và người học theo hướng tích cực. Nghĩa là góp phần hoàn thiện nhân cách

người học bằng những tác động có ý thức từ bên ngoài, góp phần đáp ứng các nhu cầu tồn tại và phát triển của con người trong xã hội hiện đại. Như vậy, có thể hiểu giáo dục là quá trình biện chứng tác động qua lại giữa chủ thể giáo dục và đối tượng giáo dục. Sự tác động của chủ thể tất yếu sẽ tạo ra phản ứng theo chiều ngược lại, từ phía đối tượng sau khi tự thân nó diễn ra quá trình tiếp nhận chọn lọc và xử lý thông tin. Với quan điểm đó, tự giáo dục là một yếu tố tồn tại trong quá trình giáo dục. Tự giáo dục bao gồm khả năng tự nhận thức, tự đánh giá, tự kiểm tra, tự điều tiết của mỗi sinh viên. Trong quá trình giáo dục thế giới quan duy vật biện chứng cho sinh viên vai trò của việc tự giáo dục của sinh viên đóng vai trò rất quan trọng. Quá trình tự giáo dục của sinh viên không cao thì công tác giáo dục chắc chắn không thể đem lại hiệu quả cao. Quá trình tự giáo dục của sinh viên thể hiện ở những mặt sau:

Tự giáo dục là thái độ tự giác học tập của sinh viên ở trên lớp, ngoài giờ học, trong giờ tự học. Giờ tự học là giờ mà sinh viên tự làm chủ thời gian học tập của mình, ở đây xuất hiện sự bất cập, đấy là trong khi Ban giám hiệu, toàn thể giảng viên trong trường rất coi trọng và cố gắng thực hiện tốt công tác giáo dục nói chung và giảng viên Mác-Lênin làm tốt việc giảng dạy nói riêng thì bản thân sinh viên lại không hứng thú học tập môn học Mác-Lênin ngay cả với giờ học trên lớp. Vì thế, họ không dành thời gian tự học đúng theo môn học yêu cầu. Khi được hỏi: Trong khi học các môn khoa học Mác- Lênin, thời gian tự học các môn học này của bạn là, kết quả: >1 buổi/tuần chiếm: 9,63%; 1 buổi/tuần chiếm: 30,7%; chỉ học trong thời gian ôn thi chiếm: 59,67%.

Cho thấy, phần lớn sinh viên chưa dành thời gian thỏa đáng cho việc tự học môn học Mác-Lênin, mà họ chủ yếu chỉ dành thời gian học vào kỳ thi là chính, một số ít đọc giáo trình trước khi lên lớp nghe giảng, dẫn đến đa số đều thụ động trước các bài giảng của giảng viên, rất ít sinh viên có ý kiến phản

bác lại giảng viên, và có câu hỏi thắc mắc đối với giảng viên trong quá trình giảng bài trên lớp.

Để lượng giá thời gian tự học của sinh viên, các giảng viên thường cho sinh viên thảo luận - xêmina, viết tiểu luận nhưng kết quả không cao. Giờ xêmina là giờ mà sinh viên phải tìm ra vấn đề và tự mình tìm cách giải quyết nhưng phần lớn là các em chép lại trong sách giáo khoa, mượn vở của bạn, cuối cùng là giảng viên phải giảng lại những nội dung đưa cho các em thảo luận. Còn về viết tiểu luận thì có thể nhận thấy dễ dàng là không phải các em viết mà đa số là các em chép tiểu luận, hoặc sao chép các thông tin bằng nhiều hình thức. Điều này cho thấy sự tự giác học tập các môn khoa học Mác-Lênin của sinh viên các trường Cao đẳng Y tế tại Hà Nội hiện nay còn rất hạn chế do đó việc tự giáo dục thế giới quan duy vật biện chứng của sinh viên vẫn còn là vấn đề cần phải giải quyết.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Giáo dục thế giới quan duy vật biện chứng cho sinh viên các trường cao đẳng y tế tại Hà Nội hiện nay (Trang 63 - 65)