Có kế hoạch chủ động, tự giác vận dụng nhân tố truyền thống vào kinh doanh hiện đạ

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Kế thừa và phát huy các giá trị đạo đức truyền thống trong điều kiện kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay (Trang 91 - 102)

Kế thừa và phát huy giá trị đạo đức truyền thống trong điều kiện kinh tế thị tr-ờng ở

2.3.5 Có kế hoạch chủ động, tự giác vận dụng nhân tố truyền thống vào kinh doanh hiện đạ

thống vào kinh doanh hiện đại

Trong điều kiện phát triển nền kinh tế thị tr-ờng hiện nay, việc lựa chọn và tìm ph-ơng thức thích hợp để những yếu tố tích cực, phù hợp của các giá trị đạo đức truyền thống trở thành nhân tố quan trọng cho nền kinh

tế, cho hoạt động sản xuất kinh doanh là việc làm hết sức cần thiết. Nghị quyết Hội nghị lần thứ năm Ban chấp hành trung -ơng Đảng khoá VIII “Về xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc” với quan niệm đạo đức là một trong những lĩnh vực then chốt của văn hoá, đã nhấn mạnh yêu cầu kế thừa và phát huy đạo lý truyền thống của dân tộc trong sự nghiệp xây dựng nền văn hoá và con ng-ời Việt Nam trong giai đoạn mới hiện nay.

Trong việc giữ gìn, phát huy và bồi đắp các giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc, Nhà n-ớc phải chịu trách nhiệm cụ thể hoá các t- t-ởng , quan điểm, các nghị quyết của Đảng thành hiến pháp và pháp luật, thành chủ tr-ơng chính sách để tạo ra môi tr-ờng kinh doanh thuận lợi cho các doanh nghiệp hoạt động. Nhà n-ớc phải kiên quyết ngăn chặn, loại bỏ những hành vi kinh doanh, những sản phẩm kinh doanh phản trái với đạo đức truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Nhà n-ớc cần tăng c-ờng chỉ đạo, quản lý hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp, cần phối hợp tốt cả hai chức năng: quản lý hành chính và quản lý kinh tế-kỹ thuật nhằm quản lý và khai thác tốt nhất những ngành nghề truyền thống, những lễ hội truyền thống thúc đẩy sự phát triển của kinh tế thị tr-ờng. Đồng thời với việc hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật thì phải xử lý kịp thời và nghiêm minh những cán bộ quản lý thoái hoá biến chất, vi phạm đạo đức cách mạng, về lối sống. Việc này có ý nghĩa hết sức to lớn trong việc giáo dục những giá trị đạo đức truyền thống cho cán bộ đảng viên và nhân dân. Làm tốt công tác này còn tạo điều kiện thuận lợi cho việc khơi dậy phong trào quần chúng rộng rãi, tích cực tham gia đấu tranh chống những biểu hiện vi phạm đạo đức, vi phạm lối sống của mọi thành viên trong xã hội. Nh- vậy, các cơ quan chức năng, các chủ thể kinh doanh dịch vụ phải kết hợp với nhau để bảo tồn, khai thác, phát triển các giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc, bảo đảm một môi tr-ờng văn hoá lành mạnh mang đậm bản sắc dân tộc cho kinh doanh dịch vụ.

Nhà n-ớc và các tổ chức xã hội khác cần phải tạo phong trào quần chúng rộng rãi để phát huy vai trò của các giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc. Cụ thể là phong trào uống n-ớc nhớ nguồn, đền ơn đáp nghĩa, phụng d-ỡng mẹ Việt Nam anh hùng, chăm sóc th-ơng binh, gia đình liệt sỹ, những ng-ời có công với cách mạng; phong trào giúp đỡ đồng bào bị thiên tai, phong ttrào toàn dân xây dựng đời sống văn hoá mới, phong trào ng-ời tốt việc tốt…Đặc biệt là phong trào thi đua sản xuất kinh doanh, phát triển kinh tế, cạnh tranh lành mạnh, phong trào bảo vệ quyền lợi ng-ời tiêu dùng. Từ đó, xây dựng đạo đức kinh doanh mới phù hợp với con ng-ời và xã hội Việt Nam trong điều kiện mới.

Phong trào nâng cao tính đạo lý trong kinh doanh rất cần sự khích lệ và giám sát của các cơ quan quản lý nhà n-ớc và lực l-ợng báo chí. Báo chí sẽ h-ớng dẫn công luận phê phán những hành vi vô đạo đức trong kinh doanh, nêu g-ơng “ng-ời tốt việc tốt” trong kinh doanh, biểu d-ơng và khuyến khích cho hoạt động kinh doanh có đạo đức, có văn hoá. Đồng thời báo chí còn có vai trò to lớn trong việc phát hiện và vạch ra những vụ tham nhũng, buôn lậu và gian lận th-ơng mại, giúp cho các cơ quan điều tra nhanh chóng đ-a những kẻ có tội ra ánh sang pháp luật. Từ đó nó sẽ dẫn tới sự xác lập của xã hội về những tiêu chuẩn nghề nghiệp tối thiểu đối với các hoạt động kinh doanh.

Hiện nay, ở n-ớc ta các doanh nghiệp vẫn còn ch-a chú ý tới sự cần thiết tất yếu của đạo đức kinh doanh trong hoạt động của mình. Lợi nhuận là mục tiêu chính của các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, tuy nhiên vì chạy theo lợi nhuận mà các chủ thể sản xuất kinh doanh đã đánh rơi mất đạo đức của mình. Vì vậy, giữ đ-ợc tính thiện, lòng nhân ái lâu dài-biểu hiện của lối kinh doanh có đạo đức-là một việc không đơn giản, đòi hỏi các nhà kinh doanh phải không ngừng rèn luyện và nâng cao nhân cách. Để đạt đ-ợc hiệu quả cao Nhà n-ớc cần chủ động phát huy các giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc để tạo điều kiện tinh thần cho các triết lý kinh doanh tốt, tích cực phát triển với một số giải pháp thích hợp nh-:

+ Phát huy tinh thần đoàn kết, nêu cao tinh thần cộng đồng dân tộc cho các chủ thể sản xuất kinh doanh theo quan điểm “Nhiễu điều phủ lấy giá g-ơng…”, “Bầu ơi th-ơng lấy bí cùng…”, “Chị ngã em nâng”, tránh tình trạng “Gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau” trong sản xuất kinh doanh.

+ Kết hợp giá trị tinh hoa văn hoá truyền thống với việc xây dựng văn hoá đ-ơng đại trong quá trình sản xuất kinh doanh. Làm tốt điều này sẽ tạo ra cơ sở văn hoá tốt đẹp cho việc tạo lập các triết lý kinh doanh tích cực theo nguyên tắc phát triển bền vững

+ Nêu cao triết lý, mục tiêu “dân giàu, n-ớc mạnh, xã hội công bằng, văn minh”, truyền bá sâu rộng các triết lý “làm giàu hợp pháp”, “kinh doanh để phục vụ tổ quốc” đến các chủ thể sản xuất kinh doanh để họ đặt lợi ích của nhân dân, của dân tộc lên trên lợi ích của doanh nghiệp.

Phát huy những giá trị đạo đức truyền thống vào kinh doanh hiện đại cũng là một trong những cách tốt để bảo quản và gìn giữ những nét đẹp của truyền thống trong mỗi đơn vị sản xuất kinh doanh. Trong điều kiện nền kinh tế thị tr-ờng hiện nay, bên cạnh việc phát huy những nhân tố kinh doanh hiện đại thì mỗi doanh nghiệp cũng nên tạo lập cho mình một mô hình kinh doanh chứa đựng những giá trị văn hoá của dân tộc để các doanh nghiệp v-ơn lên giành những tầm cao mới góp phần xây dựng đất n-ớc giàu mạnh.

Kết luận

Kế thừa và phát huy các giá trị đạo đức truyền thống trong điều kiện phát triển kinh tế thị tr-ờng ở Việt Nam hiện nay là một xu thế tất yếu khách quan. Các giá trị truyền thống là nền tảng, là gốc rễ, là sức mạnh để dân tộc ta phát triển, hành trình cùng nhân loại. Mọi thái độ bảo tồn cực đoan hay sa vào chủ nghĩa h- vô đều là sai lầm và kìm hãm sự tiến bộ. Những giá trị truyền thống không phải là những cái bất biến, trái lại nó luôn luôn đ-ợc chọn lọc, bổ sung những giá trị mới để thích ứng với quy luật của sự phát triển. Kế thừa và phát huy các giá trị đạo đức truyền thống phải gắn với xây dựng xã hội mới, con ng-ời mới.

Trong điều kiện hiện nay, với việc chuyển sang nền kinh tế thị tr-ờng định h-ớng xã hội chủ nghĩa, những giá trị đạo đức mà dân tộc ta xây dựng đang chịu những tác động và những biến đổi cả theo chiều tích cực cả theo chiều tiêu cực.

Nhờ kinh tế thị tr-ờng và thông qua kinh tế thị tr-ờng, đạo đức xã hội Việt Nam có nhiều biến chuyển tích cực. Những giá trị, những chuẩn mực đạo đức truyền thống vẫn đ-ợc quảng đại quần chúng chân trọng và phát huy trong điều kiện mới. Nhiều nét mới trong nhân cách con ng-ời Việt Nam đ-ợc hình thành và phát triển. Tính năng động và tính tích cực công dân đ-ợc phát huy. Sở tr-ờng và năng lực cá nhân đ-ợc khuyến khích. Sự phát triển độc lập của nhân cách đ-ợc thể hiện rõ nét. điều đó khiến cho các hành vi, các quan hệ đạo đức của con ng-ời từng b-ớc thực sự trở thành biểu hiện của tự do đạo đức, biểu hiện của trình độ phát triển đạo đức trong điều kiện hiện đại.

Tuy nhiên, từ khi chuyển sang kinh tế thị tr-ờng, đạo đức xã hội ta cũng có nhiều suy thoái. Sự suy thoái đạo đức biểu hiện ở sự gia tăng chủ nghĩa thực dụng, chủ nghĩa cá nhân, lối sống h-ởng lạc chạy theo đồng tiền. Cùng với đó là sự xem th-ờng các giá trị đạo đức truyền thống, sự phai nhạt

các lý t-ởng đạo đức cộng sản…Đáng l-u ý làọmột bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên, trong đó có nhiều ng-ời có chức có quyền đã vi phạm đạo đức và pháp luật nghiêm trọng.

Nguyên nhân của sự suy thoái đạo đức chính là tác động từ mặt tráI của kinh tế thị tr-ờng (đặc biệt là trong điều kiện nền kinh tế thị tr-ờng ch-a hoàn thiện hiện nay); là những di sản quá khứ lạc hậu còn tiếp tục tác động; là sự đổ vỡ của hệ thống xã hội chủ nghĩa, là sự chống đối của các thế lực phản cách mạng; những bất cập trong quản lý xã hôi trên tất cả các lĩnh vực: kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội; sự thiếu rèn luyện tu d-ỡng của một bộ phận dân c- trong đó có cả cán bộ, đảng viên.

Để khắc phục những tác động tiêu cực, phát huy những tác động tích cực của kinh tế thị tr-ờng đối với sự phát triển đạo đức hiện nay, vấn đề kế thừa và phát huy những giá trị đạo đức truyền thống cần đ-ợc tiến hành bằng và thông qua việc thực hiện đồng bộ các giải cơ bản sau:

1. Nâng cao nhận thức tầm quan trọng việc kế thừa và phát huy giá trị đạo đức truyền thống trong điều kiện kinh tế thị tr-ờng ở Việt Nam hiện nay

2. Đẩy mạnh việc xây dựng và hoàn thiện nền kinh tế thị tr-ờng định h-ớng xã hội chủ nghĩa

3. Xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật tạo điều kiện kế thừa và phát huy tốt các giá trị đạo đức truyền thống

4. Đổi mới nội dung và hình thức giáo dục đạo đức

5. Có kế hoạch chủ động, tự giác vận dụng nhân tố truyền thống vào kinh doanh hiện đại.

Việc thực hiện đồng bộ các giải pháp, huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, từ trong Đảng, các tổ chức, cơ quan, đoàn thể, xã hội cho đến từng gia đình và cá nhân là ph-ơng thức và điều kiện đảm bảo tính hiệu quả cho việc kế thừa và phát huy những giá trị đạo đức truyền thống trong điều kiện kinh tế thị tr-ờng ở n-ớc ta hiện nay.

DANH MụC TàI LIệU THAM KHảO

1.G.Bandzeladze (1985), Đạo đức học, tập 1, NXB. Giáo dục, Hà Nội. 2.G.Bandzeladze (1985), Đạo đức học, tập 2, NXB. Giáo dục, Hà Nội. 3.Ban T- T-ởng – Văn hoá TW (2004), Tài liệu nghiên cứu Nghị quyết Hội nghị lần thứ X, BCH TW Đảng khoá X, NXB. Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

4.Phạm Khắc Ch-ơng - Nguyễn Thị Yến Ph-ơng (2007), Đạo đức học, NXB. Đại học S- phạm.

5.Nguyễn Trọng Chuẩn (2002), “Các giá trị truyền thống tr-ớc sự thẩm định và thách thức của thời đại trong bối cảnh toàn cầu hoá”, Giá trị truyền thống tr-ớc những thách thức của toàn cầu hoá, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

6.Nguyễn Trọng Chuẩn (2004), “Hội nhập quốc tế: cơ hội và thách thức đối với giá trị truyền thống trong điều kiện toàn cầu hoá hiện nay”, Tạp chí Triết học, (8-159), tr.5-11.

7.Nguyễn Trọng Chuẩn (2002), Một số vấn đề về triết học- con ng-ời- xã hội, NXB. Khoa học xã hội, Hà Nội.

8. Nguyễn Trọng Chuẩn – Nguyễn Văn Phức (Đồng chủ biên).. “Mấy vấn đề đạo đức trong điều kiện kinh tế thị tr-ờng ở n-ớc ta hiện nay”, NXB. Chính trị Quốc gia, Hà Nội 2003.

9. Nguyễn Trọng Chuẩn: Vấn đề khai thác các giá trị truyền thống vì mục tiêu phát triển. Tạp chí Triết học số 2, 1998.

10. Đảng Cộng sản Việt Nam (1986), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng lần thứ VI, NXB. Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

11. Đảng Cộng sản Việt Nam (1991), C-ơng lĩnh xây dựng đất n-ớc trong thời kỳ quá độ lên CNXH ở Việt Nam, NXB. Sự thật, Hà Nội.

12. Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng lần thứ VIII, NXB. Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

chấp hành TW Đảng khoá VIII, NXB. Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

14. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng lần thứ IX, NXB. Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

15. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng lần thứ X, NXB. Chính trị quốc gia, Hà Nội.

16. Đạo đức học (1997), NXB. Giáo dục, Hà Nội.

17. Nguyễn Tĩnh Gia: “sự tác đông hai mặt của cơ chế thị tr-ờng đối với đạo đức của ng-ời cán bộ quản lý”, tạp chí nghiên cứu lý luận, số 2 năm 1997.

18. Trần Văn Giàu (1993), Giá trị truyền thống của dân tộc Việt Nam, NXB. Thành phố Hồ Chí Minh.

19. Giáo trình Triết học Mác - Lênin (2005), NXB. Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

20. Phạm Minh Hạc (1999), Giáo dục Việt Nam tr-ớc ng-ỡng cửa của thế kỷ XXI, NXB. Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

21. Phạm Minh Hạc (2001) Nghiên cứu con ng-ời và nguồn nhân lực đi vào công nghiệp hoá, hiện đại hoá, NXB. Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

22. Trịnh Duy Huy (2009) Xây dựng đạo đức mới trong nền kinh tế thị tr-ờng định h-ớng xã hội chủ nghĩa, NXB. Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 23. Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh (2002), Giáo trình lý luận văn hoá và đ-ờng lối văn hoá của Đảng Cộng sản Việt Nam, NXB. Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

24. Vũ Khiêu: “ Mấy vấn đề đạo đức cách mạng” , NXB. Tp.Hồ Chí Minh năm 1978.

25. Vũ Khiêu, chủ biên (1974), Đạo đức mới, NXB. Khoa học xã hội, Hà Nội.

26. V.I.Lênin (1980), Toàn tập, tập 1, NXB. Tiến bộ Maxcơva. 27. V.I.Lênin (1981), Toàn tập, tập 29, NXB. Tiến bộ Maxcơva. 28. V.I. Lênin (1980), Toàn tập, tập 35, NXB. Tiến bộ Maxcơva. 29. V.I. Lênin (1977), Toàn tập, tập 36, NXB. Tiến bộ Maxcơva.

30. V.I.Lênin (1977), Toàn tập, tập 37, NXB. Tiến bộ Maxcơva. 31. V.I. Lênin (1977), Toàn tập, tập 41, NXB. Tiến bộ Maxcơva.

32. Nguyễn Ngọc Long - Nguyễn Thế Kiệt (đồng chủ biên, 2004), Đạo đức học Mác - Lênin, NXB. Lý luận chính trị, Hà Nội.

33. Văn Lang-Quỳnh C--Nguyễn Anh(1989), Danh nhân đất Việt, tập 2, NXB. Thanh Niên, Hà Nội.

34. Đinh Xuân Lâm – Tr-ơng Hữu Quỳnh (chủ biên 2005), Từ điển nhân vật lịch sử Việt Nam, NXB. Giáo Dục, Hà Nội.

35. Nguyễn Văn Lý (2000), Kế thừa và đổi mới những giá trị đạo đức truyền thống trong quá trình chuyển sang nền kinh tế thị tr-ờng ở Việt Nam hiện nay, Luận án tiến sỹ Triết học, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.

36. C. Mác và Ph. Ăngghen (1995), Toàn tập, tập 3, NXB. Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

37. C.Mác và Ph.Ăng ghen(1993) Toàn tập, tập 8, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

38. C. Mác và Ph. Ăngghen (1994), Toàn tập, tập 20, NXB. Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

39. C. Mác và Ph. Ăngghen (1994), Toàn tập, tập 21, NXB. Chính trị quốc

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Kế thừa và phát huy các giá trị đạo đức truyền thống trong điều kiện kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay (Trang 91 - 102)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)