huy giá trị đạo đức truyền thống.
Đạo đức là sản phẩm của các quan hệ kinh tế, nó hình thành và phát triển từ nhu cầu của đời sống xã hội. Quy luật chung của sự phát triển của xã hội là quá trình không ngừng giải phóng con ng-ời cả về lĩnh vực vật chất và tinh thần. Xã hội càng phát triển, kinh tế càng phát triển, con ng-ời càng có điều kiện để hoàn thiện mình, hoàn thiện đời sống của mình. Sự giải phóng con ng-ời về mặt kinh tế là cơ sở để giải phóng con ng-ời về mặt tinh thần, trong đó có đạo đức. Tuy nhiên, sự tác động của kinh tế đến đạo đức không phải bao giờ cũng theo chiều thuận mà còn có cả chiều nghịch. Thực tế cho thấy, có khi kinh tế phát triển rất cao nh-ng đạo đức lại có sự tha hoá, thụt lùi hoặc chỉ có sự tiến bộ cục bộ, hoặc sự suy thoái cục bộ. Điều kiện kinh tế là quan trọng, suy cho cùng, nó có ý nghĩa quyết định, nh-ng chế độ chính trị và các nhân tố chủ quan khác cũng có vai trò hết sức to lớn. Nhà t-ơng lai học Alvin Toffer đã nhận định: “Trong lịch sử nhân loại, nhiều n-ớc kém phát triển chỉ là kinh tế thôi, còn văn hoá không kém phát triển”[52, tr.189]
Việt Nam thực hiện kinh tế thị tr-ờng đã đ-ợc hơn 25 năm, nh-ng thực tế chúng ta vẫn ch-a có đ-ợc một hệ thống thị tr-ờng đầy đủ và đồng bộ, chính sách và luật pháp của chúng ta vẫn còn nhiều bất cập. Đó chính là điều kiện cho việc gia tăng nạn tham nhũng, cửa quyền, làm ăn phi pháp…Cùng với những hiện t-ợng đó là sự gia tăng những biểu hiện suy thoái trong nhân cách, đạo đức, chà đạp lên những giá trị đạo đức truyền thống trong một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên cũng nh- c- dân nói chung. Nh- vậy, trong điều kiện phát triển kinh tế thị tr-ờng chúng ta rất cần thiết phải kế thừa và phát huy những giá trị đạo đức truyền thống. Đối với việc kế thừa và phát huy những giá trị đạo đức truyền thống, kinh tế thị tr-ờng có những tác động sau: