Kết quả chung

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Chính sách định hướng công nghệ thông tin vào việc tin học hóa hệ thống bảo hiểm y tế (Nghiên cứu tại tỉnh Hải Dương) (Trang 55 - 60)

9. Kết cấu của Luận văn

2.3.1. Kết quả chung

Nhận thức được ưu thế của CNTT, nhiều nằm qua bảo hiểm y tế tỉnh Hải Dương đã có nhiều nỗ lực để đẩy mạnh phát triển tin học và ứng dụng công nghệ thông tin trong toàn ngành.

Là cơ quan thực hiện các chế độ chính sách BHYT, quản lý quỹ BHYT, bảo hiểm y tế ( BHYT), bảo hiểm thất nghiệp theo qui định của pháp luật, thời gian qua BHYT tỉnh Hải Dương luôn coi trọng việc ứng dụng CNTT, coi đây là khâu đột phá chiến lược và không thể thiếu trong hoạt động quản lý của ngành. Việc ứng dụng CNTT vào công tác quản lý từng bước

được thực hiện có hiệu quả, làm tiền đề thúc đẩy tiến trình hiện đại hoá công tác quản lý quỹ BHYT, BHYT, bảo hiểm thất nghiệp của tỉnh. Nhận thức được tầm quan trọng của công tác này, ngay từ những ngày đầu thành lập, Ban lãnh đạo BHYT tỉnh đã có sự quan tâm đặc biệt trong việc xây dựng chiến lược phát triển CNTT, đã mạnh dạn cử cán bộ đi học để về triển khai những công việc liên quan đến ứng dụng CNTT vào phục vụ cho công tác quản lý chuyên môn tại đơn vị. Từ đó đến nay, việc ứng dụng CNTT tại BHYT tỉnh đã đạt được những kết quả bước đầu đáng khích lệ.

Về trang thiết bị, máy móc, hiện nay BHYT tỉnh có 223 máy vi tính cá nhân, 15 máy chủ và 4 máy tính xách tay, 59 máy in, 3 máy photocopy, 8 máy scaner, 1 máy fax, 1video, 1 máy ảnh kỹ thuật số. Các phòng nghiệp vụ BHYT tỉnh và BHYT các huyện, thị xã, thành phố được trang bị mỗi người 01 máy vi tính để phục vụ cho công tác quản lý, triển khai các phần mềm nghiệp vụ. Công tác quản lý, sử dụng các trang thiết bị, máy móc trong toàn ngành đảm bảo các yêu cầu: bảo quản thiết bị theo đúng quy định về quản lý tài sản; sử dụng các phần mềm ứng dụng chuyên ngành trên máy vi tính đúng mục đích, đúng nhiệm vụ chuyên môn được giao.

Về cơ sở hạ tầng, BHYT các huyện, thị xã, thành phố đã có mạng LAN để kết nối các phần mềm nghiệp vụ và mạng Internet để truyền và nhận dữ liệu qua đường truyền FTP đảm bảo an toàn, chính xác và nhanh chóng.

Về nguồn nhân lực, từ chỗ chỉ có một vài cán bộ, công chức biết tin học, đến nay bằng nhiều hình thức đào tạo, bồi dưỡng, tuyển dụng, BHYT tỉnh đã có trên 90 % cán bộ, công chức biết sử dụng máy tính và ứng dụng CNTT phục vụ cho công tác chuyên môn, nghiệp vụ đạt kết quả tốt. Hàng năm, BHYT tỉnh đã tổ chức các lớp đào tạo, bồi dưỡng cho cán bộ, công chức trong ngành về sử dụng các phần mềm chuyên ngành cũng như thiết bị và ứng dụng CNTT nhằm nâng cao năng lực nghiệp vụ, qua đó đã giúp cán bộ, công

chức ứng dụng CNTT đạt hiệu quả cao hơn, chất lượng công việc do vậy đã được nâng lên rõ rệt.

Lãnh đạo BHYT tỉnh luôn quan tâm chỉ đạo đẩy mạnh việc triển khai ứng dụng các phần mềm phục vụ cho công tác chuyên môn. Hiện BHYT tỉnh và BHYT các huyện, thị xã, TP đã sử dụng các phần mềm phục vụ công tác quản lý, như: Quản lý thu BHYT, BHYT, Bảo hiểm tự nguyện (BHTN) MISBHYT 5.0; quản lý đối tượng tham gia BHYT tự nguyện MISBHYT 3.0; quản lý đối tượng hưởng BHYT hàng tháng BHYTNET; xét hưởng các chế độ BHYT dài hạn XETDUYET; giải quyết các chế độ ốm đau , thai sản, dưỡng sức XDOTBHYT; kế toán BHYT (VSA); thống kê chi phí khám chữa bệnh... , trong đó phần mềm chương trình kế toán BHYT được coi là một trong những phần mềm thiết thực, hiệu quả nhất. Nếu như trước đây làm thủ công phải mất nhiều thời gian, công sức để làm nghiệp vụ kế toán, thì nay với việc áp dụng phần mềm này, BHYT các huyện, thị xã, thành phố chỉ cần sử dung máy tính nhập dữ liệu vào phần mềm, thông qua kết nối mạng Internet là văn phòng BHYT tỉnh có thể tổng hợp được ngay. Mặt khác, việc theo dõi quản lý về tài chính trở nên chặt chẽ và đảm bảo độ chính xác cao, nhờ vậy lãnh đạo nắm bắt kịp tình hình và kết quả thực hiện để kịp thời đưa ra các giải pháp chỉ đạo phù hợp.

Với việc chú trọng nâng cao nhận thức, chủ động ứng dụng CNTT phục vụ công tác chuyên môn, được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của Ban Giám đốc BHYT tỉnh, công tác CNTT mà trực tiếp do Phòng CNTT của BHYT tỉnh đảm nhận đã, đang và sẽ không ngừng lớn mạnh, thiết thực góp phần vào thành tích chung của ngành BHYT tỉnh.

Nhận thức được ưu thế của Công nghệ thông tin, trong nhiều năm qua, Bảo hiểm xã hội tỉnh Hải Dương đã có những nỗ lực để đẩy mạnh phát triển tin học và ứng dụng công nghệ thông tin trong toàn ngành nhằm đưa hoạt động của ngành đạt được những kết quả tốt hơn góp phần nâng cao quyền lợi

cho các đối tượng. Là cơ quan thực hiện các chế độ chính sách BHYT, quản lý quỹ BHYT, bảo hiểm y tế ( BHYT), bảo hiểm thất nghiệp theo qui định của pháp luật, thời gian qua BHYT tỉnh Hải Dương luôn coi trọng việc ứng dụng CNTT, coi đây là khâu đột phá chiến lược và không thể thiếu trong hoạt động quản lý của ngành. Chính vì vậy việc ứng dụng CNTT vào công tác quản lý từng bước được thực hiện có hiệu quả, làm tiền đề thúc đẩy tiến trình hiện đại hoá công tác quản lý quỹ BHYT, BHYT, bảo hiểm thất nghiệp của tỉnh. Nhận thức được tầm quan trọng của công tác này, ngay từ những ngày đầu thành lập, ban lãnh đạo BHYT tỉnh đã có sự quan tâm đặc biệt trong việc xây dựng chiến lược phát triển CNTT, đã mạnh dạn cử cán bộ đi học để về triển khai những công việc liên quan đến ứng dụng CNTT vào phục vụ cho công tác quản lý chuyên môn tại đơn vị.

Như chúng ta đã biết, nói đến công nghệ thông tin là nói đến những máy móc trang thiết bị (phần cứng), sử dụng mạng, và các phần mềm ứng dụng. Để có thể nối mạng và ứng dụng các phần mềm quản lý đối tượng hưởng BHYT thì điều kiện kiên quyết là phải có cơ sở vật chất. Nhận thức được điều này trong những năm qua cơ quan BHYT tỉnh Hải Dương đã không ngừng đầu tư trang thiết bị tạo điều kiện tốt nhất để công tác ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý đối tượng hưởng đạt hiệu quả cao. Thành tích đạt được của BHYT tỉnh Hải Dương trong những năm qua trong lĩnh vực cung cấp trang thiết bị được thể hiện qua bảng sau.

Bảng 2.1. Cơ sở vật chất về công nghệ thông tin của BHYT tỉnh Hải Dƣơng Số thứ tự Tên thiết bị Số lƣợng ( chiếc)

1 Máy tính cá nhân 223 2 Máy chủ 15 3 Máy tính xách tay 4 4 Máy in 59 5 Máy photocopy 3 6 Máy scanner 8 7 Máy fax 1 8 Video 1 9 Máy kỹ thuật số 1

Nguồn : BHYT tỉnh Hải Dương tháng 5/2015

Như vậy nhìn vào bảng số liệu trên ta có thể thấy được rằng BHYT tỉnh Hải Dương đã trang bị gần như đầy đủ các loại máy móc thiết bị cho hoạt động của ngành. Đây là điểm vượt trội của BHYT tỉnh Hải Dương việc đầu tư một cách đầy đủ như trên đã thể hiện tầm nhìn và nhận thức đúng đắn của BHYT tỉnh Hải Dương trong việc ứng dụng CNTT vào BHYT.

Không những thế, tại các phòng nghiệp vụ BHYT tỉnh và BHYT các huyện, thị xã, thành phố được trang bị mỗi người 01 máy vi tính để phục vụ cho công tác quản lý, triển khai các phần mềm nghiệp vụ6

.

Công tác quản lý, sử dụng các trang thiết bị, máy móc trong toàn ngành đảm bảo các yêu cầu: Bảo quản thiết bị theo đúng quy định về quản lý tài sản; sử dụng các phần mềm ứng dụng chuyên ngành trên máy vi tính đúng mục đích, đúng nhiệm vụ chuyên môn được giao.

Việc trang bị máy tính, máy in, máy fax và các loại trang thiết bị cần thiết khác cho BHYT đã tạo điều kiện để các cán bộ nhân viên làm tốt nhiệm vụ được giao, tốn ít nhân lực, công việc được giải quyết chính xác hơn, nhanh

6

hơn có thể lưu trữ được nhiều tài liệu, hồ sơ hơn, thuận tiện cho việc tìm đối tượng và giải quyết các chế độ cho các đối tượng được hưởng.

Năm 2015 là năm có nhiều biến động về chế độ, chính sách BHYT, BHYT, BHTN dẫn đến việc ứng dụng công nghệ thông tin vào thực hiện công tác chuyên môn, nghiệp vụ cũng có sự thay đổi theo. Tuy nhiên, với sự chủ động, BHYT tỉnh Hải Dương đã kịp thời ứng dụng công nghệ thông tin theo kế hoạch và chỉ đạo của BHYT Việt Nam nhằm phục vụ công tác chuyên môn, tiết kiệm chi phí và thời gian cho các đơn vị, trong năm qua BHYT tỉnh đã tăng cường áp dụng các phần mềm vào quản lý và giải quyết công việc chuyên môn. Bên cạnh việc thường xuyên nâng cấp các phần mềm còn áp dụng các phần mềm mới, như: phần mềm giao dịch điện tử, cấp tài khoản đăng nhập phần mềm và chữ ký số thử nghiệm cho các đơn vị; phần mềm HMS trong công tác tổng hợp chi phí KCB BHYT; Áp dụng quy trình tiếp nhận và luân chuyển hồ sơ trên phần mềm iQLBH; Hỗ trợ các trường học sử dụng phần mềm iBHYT để khai báo các thủ tục giao dịch điện tử về BHYT học sinh, sinh viên; Cấp tài khoản cho cán bộ tư pháp xã, phường, thị trấn trong việc giao dịch điện tử đối với công tác cấp thẻ BHYT cho trẻ em dưới 06 tuổi; Áp dụng chữ ký số trong giao dịch điện tử và ký số vào văn bản điện tử... Ở đây chúng ta có thể khái quát trong một số hoạt động như:

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Chính sách định hướng công nghệ thông tin vào việc tin học hóa hệ thống bảo hiểm y tế (Nghiên cứu tại tỉnh Hải Dương) (Trang 55 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)