9. Kết cấu của Luận văn
2.3.4. Chất lượng nguồn nhân lực được nâng cao
Về nguồn nhân lực, từ chỗ chỉ có một vài cán bộ, công chức biết tin học, đến nay bằng nhiều hình thức đào tạo, bồi dưỡng, tuyển dụng, BHYT tỉnh đã có trên 90 % cán bộ, công chức biết sử dụng máy tính và ứng dụng CNTT phục vụ cho công tác chuyên môn, nghiệp vụ.
Hàng năm, BHYT tỉnh đã tổ chức các lớp đào tạo, bồi dưỡng cho cán bộ, công chức trong ngành về sử dụng các phần mềm chuyên ngành cũng như thiết bị và ứng dụng CNTT nhằm nâng cao năng lực nghiệp vụ, qua đó đã giúp cán bộ, công chức ứng dụng CNTT đạt hiệu quả cao hơn, chất lượng công việc do vậy đã được nâng lên rõ rệt.
BHYT tỉnh Hải Dương nói chung và BHYT Việt Nam nói riêng có dự án ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý BHYT với nguồn vốn lớn. Đây là một thuận lợi với toàn ngành BHYT. Trong những năm qua dưới tác động của dự án nhiều cán bộ, nhân viên của các cơ quan BHYT cấp tỉnh, huyện của toàn tỉnh Hải Dương cũng đã được học các lớp tập huấn với chất lượng tốt. Một số sinh viên chuyên ngành BH y tế về công tác tại địa phương cũng được đào tào tin học chuyên ngành BH y tế trong trường, được hướng dẫn nghiệp vụ trong đó rất chú trọng vào việc ứng dụng CNTT trong đó có quản lý đối tượng hưởng BH y tế .
Với những việc làm như trên thì chất lượng của nguồn nhân lực trong việc ứng dụng CNTT vào quản lý đối tượng hưởng BHYT đã được nâng cao, dần đáp ứng được yêu cầu đặt ra đối với chất lượng nguồn nhân lực.
Tiểu kết Chƣơng 2
Chương này đã tập trung phân tích và đưa ra đánh giá những mặt ưu điểm và nhược điểm của chính sách CNTT vào việc tin học hóa hệ thống BHYT trên địa bàn tỉnh Hải Dương; Đánh giá những thành tựu đạt được và những hạn chế còn tồn tại trong công tác ứng dụng CNTT vào BHYT; Chỉ ra
nguyên nhân của những hạn chế trên. Từ đó làm cơ sở cho việc đề xuất giải pháp chính sách khắc phục những tồn tại trên mà tác giả sẽ trình bày trong Chương 3 tới đây.
Chƣơng 3
GIẢI PHÁP CHÍNH SÁCH ĐỊNH HƢỚNG
CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀO VIỆC TIN HỌC HÓA HỆ THỐNG BẢO HIỂM Y TẾ TẠI TỈNH HẢI DƢƠNG