- Bộ phận lập kế hoạch và triển khai tour có chức năng nhiệm vụ: Thu thập thụng tin, đặt hàng dịch vụ nhà cung cấp, phối hợp với b ộ phận bán hàng
1.4.1. Môi trường kinh doanh của Công ty lữ hành Toàn cầu(Open world) trước khi Việt Nam gia nhập WTO
world) trước khi Việt Nam gia nhập WTO
Môi trường kinh doanh của doanh nghiệp lữ hành nói chung và của Công ty lữ hành Toàn cầu nói riêng, được hiểu là tập hợp các yếu tố, điều kiện có ảnh hưởng và tác động trực tiếp hoặc gián tiếp tới hoạt động kinh doanh của công ty. Chúng có thể đem lại cho các doanh nghiệp lữ hành những tác động tích cực hay tiêu cực. Một mặt, những yếu tố thuộc môi trường kinh doanh có thể kìm hãm sự phát triển của các doanh nghiệp, vì vậy các doanh nghiệp lữ hành cần phải có khả năng thích ứng nếu không công ty sẽ bị loại bỏ khỏi thị trường. Mặt khác, những yếu tố thuộc môi trường kinh doanh cũng tạo ra những cơ hội thuận lợi để các doanh nghiệp lữ hành có thể nắm bắt, tận dụng trong hoạt động kinh doanh của mình. Nói chung, môi trường kinh doanh có những tác động không giống nhau đối với các doanh nghiệp lữ hành, nó phụ thuộc rất nhiều vào vị trí địa lý, chức năng hoạt động của doanh nghiệp trong ngành. Không phải mọi thay đổi của môi trường đều có tác động đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp lữ hành. Đồng thời các yếu tố thuộc môi trường vĩ mô thường khó có khả năng dự đoán chính xác như những biến động về tình hình kinh tế, công nghệ… hoặc các yếu tố thuộc về tự nhiên như: Khí hậu, thời tiết , địa hình… Đây là những nhân tố nằm ngoài sự kiểm soát của doanh nghiệp. Tuy nhiên, một số yếu tố thuộc môi trường vĩ mô sẽ có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của các doanh nghiệp lữ hành như; các chính sách
của nhà nước, hệ thống pháp luật, chính sách đối ngoại, chính sách quản lý, điều tiết thị trường. Đây cũng là nội dung quan trọng khi nghiên cứu phân tích môi trường kinh doanh của doanh nghiệp lữ hành. Trong xu thế toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế như hiện nay, hoạt động du lịch đã và sẽ trở thành một hiện tượng phổ biến, mang tính đại chúng và phát triển với nhịp độ cao. Cùng với những thành tựu về kinh tế, khoa học kỹ thuật phát triển là đời sống vật chất và tinh thần của người dân trên thế giới tăng lên không ngừng kéo theo nhu cầu du lịch sẽ tăng cao và trở thành một nhu cầu phổ biến và cần thiết. Ngành Du lịch là một ngành đem lại hiệu quả kinh tế cao. Do vậy, nhiều quốc gia trên thế giới xem du lịch là một ngành kinh tế mũi nhọn. Ngành Du lịch sẽ là một ngành ứng dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ cao như tin học, vô tuyến viễn thông… các tour du lịch giữa các nước sẽ được gắn kết với nhau đáp ứng nhu cầu đi du lịch nhiều nước trong một chuyến du lịch của khác sản phẩm du lịch sẽ được quốc tế hóa.
Các yếu tố đảm bảo cho nhu cầu du lịch tăng cao như: đời sống của dân cư trên thế giới được cải thiện, đời sống vật chất và tinh thần nâng cao, xu thế toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế thế giới tác động mạnh lên hoạt động du lịch và các điều kiện khác đang thúc đẩy nhu cầu du lịch phát triển nhanh chóng.
Theo một nghiên cứu của Tổ chức du lịch thế giới có tên “Toàn cảnh du lịch đến năm 2020” thì lượng khách quốc tế dự báo đạt khoảng 1000 triệu lượt người vào năm 2010 và khoảng 16000 triệu vào năm 2020. Tốc độ tăng trưởng đạt khoảng 4,5%/năm giai đoạn 2000 – 2010 và 4,4%/năm giai đoạn 2010 – 2020 (nguồn: Viện nghiên cứu phát triển du lịch).
Điều này sẽ tác động rất mạnh lên cả yếu tố cầu và yếu tố cung trong du lịch. Với các tiến bộ khoa học kỹ thuật, khách du lịch tiếp cận
dễ dàng hơn với các thông tin du lịch, cho phép họ mở rộng phạm vi lựa chọn để liên hệ trực tiếp với các nhà cung ứng dịch vụ du lịch. Số người đi du lịch nhiều hơn và khách du lịch trở nên hiểu biết hơn trong việc lựa chọn các tuyến điểm du lịch và các dịch vụ du lịch phù hợp với nhu cầu và khả năng thanh toán của bản thân. Về phương diện cung, nhờ ứng dụng các thành tựu khoa học kĩ thuật, công nghệ thông tin cho phép các nhà cung cấp dịch vụ du lịch tiếp cận với khách du lịch dễ dàng hơn, tạo thuận lợi cho du khách trong việc đặt tour, thanh toán và phản hồi thông tin sau chuyến đi.
Theo các chuyên gia, thế kỷ 21 được coi là thế kỷ của châu á - Thái Bình Dương, trong những năm gần đây cũng như trong thời gian tới, dòng khách du lịch quốc tế đến khu vực này sẽ gia tăng nhanh chóng. ở châu á, khu vực ASEAN sẽ là một trong những khu vực có hoạt động du lịch sôi động nhất. Những nguyên nhân chính thúc đẩy hoạt động du lịch ở khu vực này phát triển là môi trường thiên nhiên của các quốc gia trong khu vực Brunei, Indonesia, Lào, Malaisia, Myamar, Philipine, Việt Nam so với các quốc gia công nghiệp khác trên thế giới vẫn còn nguyên sơ, hoang dã, chưa bị tác động nhiều của công nghiệp. Tình hình an ninh, chính trị trong khu vực ASEAN tương đối ổn định và an toàn so với số khu vực khác trên thế giới như các nước Đông Âu, Châu Phi, Nam á. Nhiều quốc gia trong khu vực của du lịch là một ngành kinh tế mũi nhọn trong chiến lược phát triển kinh tế của mình.
Kinh tế các nước ASEAN đang và sẽ vẫn tiếp tục tăng trưởng và phát triển mạnh. Điều này sẽ tạo ra những tác động quan trọng đến khả năng tăng nhu cầu đi du lịch của người dân và tạo ra nguồn vốn lớn để đầu tư cho phát triển du lịch. Các sản phẩm du lịch của các quốc gia trong khu vực ASEAN sẽ ngày càng đa dạng với chất lượng ngày càng cao thích ứng nhanh với nhu cầu của du khách quốc tế. Hợp tác giữa các
quốc gia trong khu vực ASEAN đã và sẽ tạo thuận lợi cho du lịch phát triển và mở rộng. Các quốc gia trong khu vực đang nỗ lực liên kết và thúc đẩy để biến khu vực này thành một cộng đồng chung. Điều này đồng nghĩa với việc biến khu vực này trở thành một điểm đến thống nhất, hấp dẫn và độc đáo.
Trong bối cảnh đó, du lịch Việt Nam cũng đang phát triển nhanh
chóng. Một mặt, du lịch Việt Nam đang dần bắt nhịp được với xu hướng phát triển chung của du lịch khu vực và thế giới. Mặt khác, những điều kiện thuận lợi và những lợi thế về tiềm năng tài nguyên du lịch cũng như những điều kiện và kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội của đất nước.
Trong khi sự bất ổn định về chính trị đang diễn ra ở một số khu vực và quốc gia trên thế giới, ngay cả một số nước trong khu vực ASEAN như; Thái Lan, Indonesia cũng đang trở lên bất ổn, thì tình hình chính trị của Việt Nam vẫn đang đươc giữ vững và ổn định. Bên cạnh đó, tình hình an ninh, trật tự an toàn xã hội cũng đang diễn biến tốt. Điều này tạo điều kiện thuận lợi đảm bảo cho các doanh nghiệp lữ hành Việt Nam kinh doanh, khách du lịch quốc tế cảm thấy an tâm khi tới Việt Nam.
Nền kinh tế của Việt Nam đang phát triển nhanh chóng, tăng trưởng kinh tế của Việt Nam thuộc loại cao so với mức tăng trưởng trung bình của thế giới, một mặt tạo ra nguồn vốn lớn để chính phủ đầu tư nhiều hơn nữa cho việc phát triển cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật tạo thuận lợi cho ngành Du lịch phát triển, mặt khác làm cho thu nhập của người dân tăng lên không ngừng, đời sống nhân dân được cải thiện kéo theo đó là nhu cầu nghỉ ngơi, giải trí, du lịch cũng gia tăng.
Chính sách ngoại giao của Đảng và Nh nước ta cũng ngày một linh hoạt hơn theo phương châm “Đa dạng hóa, đa phương hóa, Việt Nam muốn làm bạn với tất cả các nước”. Năm 1995, Mỹ đã chính thức bãi bỏ lệnh cấm
vận đối với Việt Nam và gần đây nhất năm 2002, hiệp định Thương mại giữa Việt Nam và Mỹ đã được ký kết. Năm 1995 cũng là năm Việt Nam chính thức gia nhập tổ chức ASEAN. Trong những năm sau đó, Việt Nam đã từng bước tham gia vào tổ chức quốc tế như: Diễn đàn kinh tế Châu á - Thái Bình Dương(APEC), Hiệp ước Thương mại tự do ASEAN (AFTA), Diễn đàn hợp tác á - Âu (ASEM) các điều kiện này đã góp phần nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế từ đó tạo thuận lợi cho nền kinh tế Việt Nam từng bước hội nhập vào nền kinh tế của khu vực và thế giới.
Những điều kiện trên đã tạo thuận lợi cho ngành Du lịch Việt Nam phát triển và hội nhập với khu vực và quốc tế. Năm 1981, Việt Nam đã tham gia vào Tổ chức du lịch thế giới (UNWTO), năm 1990 tham gia vào Hiệp hội lữ hành châu á - Thái Bình Dương (PATA), Hiệp hội du lịch ASEAN (ASEANTA), Hợp tác du lịch tiểu vùng sông Mêkông. Nhờ những điều kiện thuận lợi trên, ngành Du lịch Việt Nam đã thu hút được các nguồn vốn lớn từ trong và ngoài nước đầu tư vào lĩnh vực du lịch, tạo ra một hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật dần đáp ứng được điều kiện để phát triển ngành Du lịch Việt Nam.
Việt Nam có tài nguyên du lịch vô cùng phong phú và đa dạng. Lợi thế của du lịch Việt Nam hiện nay là các chương trình du lịch được xây dựng dựa vào các tài nguyên văn hóa, tài nguyên sinh thái môi trường, đặc biệt là chương trình du lịch về văn hóa, lịch sử, các danh làm thắng cảnh… Đây cũng là xu hướng chung của du lịch thế giới hiện nay.
Năm 2002, Thủ tướng chính phủ đã ban hành quyết định phế duyệt chiến lược phát triển du lịch Việt Nam giai đoạn 2001 – 2010. Mục tiêu của chương trình đã chỉ rõ:”phát triển du lịch trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn trên cơ sở khai thác có hiệu quả lợi thế về điều
kiện tự nhiên, sinh thái, truyền thống văn hoá lịch sử, huy động tối đa nguồn lực trong nước và tranh thủ sự hợp tác, hỗ trợ quốc tế, góp phần thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Từng bước đưa nước ta trở thành một trung tâm du lịch có tầm cỡ của khu vực, phấn đấu sau năm 2010 du lịch Việt Nam được xếp vào nhóm quốc gia có ngành du lịch phát triển trong khu vực ”.
Các thị trường khách quốc tế trọng điểm mà du lịch Việt Nam hướng tới là thị trường khu vực Đông á-Thái Bình Dương, Tây Âu, Bắc Mỹ, thị trường ASEAN, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ, Pháp, Đức, Anh, kết hợp khai thác thị trường ở Bắc á, Bắc Âu, úc, New Zealand, các nước SNG và Đông Âu.
Bên cạnh những thuận lợi kể trên, ngành Du lịch Việt Nam cũng có những khó khăn nhất định như:
- Điểm khởi đầu của du lịch Việt Nam thấp hơn nhiều so với ngành Du lịch của các nước trong khu vực và trên thế giới. Kinh nghiệm quản lý và kinh doanh của các doanh nghiệp du lịch còn yếu, trình độ chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ lao động làm việc trong ngành còn thấp.
- Các điểm đến du lịch của Việt Nam vẫn còn trong tình trạng khai thác tự phát, chưa có sự quy hoạch, đầu tư, tôn tảo và nâng cấp. Cảnh quan môi trường, vệ sinh, trật tự ở nhiều điểm du lịch chưa được chú trọng giữ gìn. Kinh nghiệm khai thác du lịch của Việt Nam vẫn còn chưa chuyên nghiệp so với các quốc gia khác trong khu vực và trên thế giới. Việc liên kết khai thác giữa các khu di tích lịch sử - văn hóa, các điểm tham quan, khu vui chơi giải trí, các trung tâm du lịch thể thao, chữa bệnh, các điểm mua sắm vẫn còn chưa đồng bộ và khoa học.
- Các thủ tục hải quan, visa còn nhiều khó khăn khiến cho tâm lý khách du lịch không cảm thấy thoải mái khi tới Việt Nam. Việc ứng dụng công nghệ
thông tin trong đặt chỗ, thanh toán của các doanh nghiệp lữ hành Việt Nam vẫn còn yếu. Điều này dẫn đến làm giảm tính cạnh tranh của các doanh nghiệp du lịch Việt Nam.
-Các doanh nghiệp lữ hành Việt Nam chủ yếu là các doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ, năng lực cạnh tranh và kinh nghiệm kinh doanh quốc tế còn yếu, một số doanh nghiệp lữ hành nhà nước có quy mô lớn nhưng lại hoạt động kém năng động và hiệu quả. Bên cạnh đó, sự hợp tác, liên kết trong kinh doanh giữa các doanh nghiệp lữ hành trong nước vẫn còn yếu, sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp lại trở lên ngày càng gay gắt dẫn đến chất lượng dịch vụ giảm. Đây là một bất lợi khi các doanh nghiệp lữ hành Việt Nam phải cạnh tranh với các công ty lữ hành nước ngoài sau khi Việt Nam gia nhập WTO.